Hệ lụy từ các dự án xã hội hóa nạo vét luồng tuyến, tận thu cát sỏi trên sông:

Biếu không cho doanh nghiệp cả triệu khối cát (Kỳ cuối)

09:08 06/09/2016
Việc bòn rút tài nguyên lòng sông Đồng Nai đang tiếp tục được gia tăng tại dự án xã hội hóa nạo vét luồng tuyến, tận thu cát sỏi trên sông. Bởi cho đến nay, thời gian thi công đã được rút ngắn từ 20 năm xuống còn vài năm, thử hỏi lợi nhuận DN thu về sẽ khủng đến mức nào?


Được Bộ GTVT chấp thuận, đầu tháng 5-2016, Cục Hàng hải đã có văn bản hỏa tốc gửi Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai và Công ty Hiệp Phước đồng ý cho phép DN này tiếp tục thực hiện dự án. 

Tại văn bản này, chỉ căn cứ vào tính toán của Công ty Hiệp Phước, Cục Hàng hải cũng đã tự xác định rằng tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 25 tỷ đồng; tổng chi phí cho dự án trên 35 tỷ đồng và tổng doanh thu của dự án đạt 36,3 tỷ đồng. Do vậy DN thực hiện dự án này chỉ thu lợi trước thuế vẻn vẹn 1,126 tỷ đồng trong thời gian thi công 3 năm. 

Liền sau đó, ngày 13-5, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Đỗ Đức Tiến đã ký hợp đồng với Công ty Hiệp Phước theo các nội dung trên để DN này tiếp tục thực hiện nạo vét, tận thu cát sỏi. 

Tại hợp đồng này, đại diện Cục Hàng hải cũng xác định tổng khối lượng trên đoạn sông Đồng Nai dài 9km cần nạo vét là 2,268 triệu m³ với một nửa là cát sỏi, khối lượng bùn đất chiếm một nửa. 

Do đó căn cứ theo báo giá của một DN kinh doanh cát tại cảng Cogido - Tân Mai trên sông Đồng Nai vào cuối tháng 7 vừa qua, giá cát được bán sỉ với khối lượng từ 500m³ trở lên ở mức thấp nhất là 205 ngàn đồng, cao nhất lên tới 276 ngàn đồng/m³, tùy loại, thì với số lượng cát, sỏi tận thu trên, trong 3 năm Công ty Hiệp Phước đã có thể thu về tới hàng trăm tỷ đồng, chứ không phải là chỉ có vài ba chục tỷ đồng như Cục Hàng hải xác định.

Tàu công trình của Công ty Hiệp Phước trang bị cẩu ngoạm cát trực tiếp từ lòng sông Đồng Nai. 

Chưa dừng lại ở vấn đề lợi nhuận, trong quá trình thi công vừa qua, Công ty Hiệp Phước còn đề xuất với đơn vị tư vấn giám sát để được thay đổi phương tiện, biện pháp và công nghệ nạo vét. Về phương tiện thi công, DN này đã sử dụng tàu hút bụng thay cho tàu xáng cạp trước đây để nạo vét bùn cát, sau đó hút hoặc ngoạm lên sà lan để vận chuyển đến nơi tập kết. 

Với việc dùng vòi hút, ngoài việc có thể hút cát trên diện rộng, chiều sâu và địa hình khó khăn, thì sau khi bùn và cát được hút lên tàu sẽ được lượng nước hút theo vòi gột rửa, bùn sẽ rã ra, theo nước tràn ra ngoài. Do đó toàn bộ lượng bùn vừa hút lên sẽ được trả ngay về đáy sông. 

Cách làm này đã giúp DN khai thác giảm được rất nhiều chi phí do không phải tìm chỗ đổ bùn thải. Và điều này cũng có nghĩa việc nạo vét bùn hầu như không được thực hiện, mà chỉ thuần túy là hoạt động khai thác cát, khuấy đục nước sông. 

Từ đó năng lực khai thác cũng đã được nâng lên khi DN này khẳng định năng suất thi công của công nghệ, thiết bị nạo vét kiểu này có thể đạt hơn 2.867m³ sản phẩm các loại mỗi ngày. 

Quan sát các phương tiện thi công của Công ty Hiệp Phước hoạt động, PV nhận thấy tàu hút bụng được hoạt động theo từng cặp, sau thời gian hút cát đầy tàu và xúc rửa hết bùn. Hai tàu cạp thẳng cát lên một sà lan; chiếc tàu đặt cẩu biển số LA 06847 gần đó cũng múc thẳng cát từ đáy sông lên sà lan. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ, đã có ba sà lan trọng tải từ 700 đến 1.000m³ được cạp đầy cát và luôn có vài chiếc khác đậu sẵn chờ đến lượt được nhận cát.

Báo cáo với Thanh tra Bộ GTVT và Cục Hàng hải cùng các cơ quan liên quan vào giữa tháng 7-2016 vừa qua, Công ty Hiệp Phước xác định, từ tháng 11-2011 đến hết ngày 16-6-2016, tổng khối lượng thi công dự án chỉ đạt hơn 546 ngàn m³, trong đó thời điểm cuối năm 2013, đầu năm 2014 tổng khối lượng thi công đạt trên 37 ngàn m³. 

Nhưng theo xác định của Công an Đồng Nai, giai đoạn 1 (2013-2015), Công ty Hiệp Phước đã tiến hành nạo vét từ hạ lưu cầu Đồng Nai đến điểm đầu cù lao Ba Sang và từ cù lao Ba Sang xuống hạ lưu được 3,4km.

Mặt khác, khi công suất nạo vét mỗi ngày lên tới vài ngàn m³, thì trong báo cáo với Thanh tra Bộ GTVT, ông Đinh Công Hoàng, Giám đốc Công ty Hiệp Phước lại khẳng định rằng, trong vòng hơn 2 tháng, từ ngày 12-4 đến 16-6 năm nay, DN chỉ nạo vét được vẻn vẹn 71m³. 

Sau thời gian bố trí một cán bộ theo dõi tại công trường suốt quá trình thi công và 1 tổ khảo sát địa hình, báo cáo giám sát định kỳ tháng 7 của Công ty CP Tư vấn thiết kế và xây dựng công trình cảng biển thể hiện: 

Từ ngày 13-6 đến 13-7 vừa qua, Công ty Hiệp Phước đã tổ chức cho 2 xáng cạp và 5 tàu công trình cùng nhiều sà lan vận chuyển phục vụ thi công. Qua kiểm tra chứng từ, nhật ký thi công, đơn vị tư vấn giám sát cũng xác định khối lượng nạo vét của Công ty Hiệp Phước kể từ sau khi ký hợp đồng với Cục Hàng hải đã đạt 116 ngàn m³. Trong đó khối lượng thi công trong tháng 7 đạt 44.950m³. 

Sau 16 cuộc kiểm tra định kỳ và 11 cuộc kiểm tra đột xuất, thông tin về tình hình thực hiện tư vấn, giám sát các dự án nạo vét theo hình thức xã hội hóa trên địa bàn được Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai đưa ra cũng cho thấy: 

Đối với dự án của Công ty Hiệp Phước, hiện tỉnh Đồng Nai chưa cấp phép nên chủ dự án chỉ thực hiện thi công một nửa dòng sông phía TP Hồ Chí Minh. Nhưng đã bị các cơ quan liên quan của Đồng Nai cho rằng có những đoạn Công ty Hiệp Phước đã khai thác lấn sang cả địa giới hành chính của TP Biên Hòa.

Mặc dù cả Công ty Hiệp Phước và Cục Hàng hải đều xác định doanh thu, lợi nhuận từ dự án trên là không lớn. Song để được tham gia làm một nhà thầu phụ cùng nạo vét với Công ty Hiệp Phước, một đại diện chủ xáng cạp là ông Phạm Thanh Phong đã phải nộp đến 2 tỷ đồng tiền thế chân. Khoản tiền thế chân này được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào tiền thu mua lại cát của Công ty Hiệp Phước. 

Chủ xáng cạp này cũng đã khẳng định, trong quá trình tham gia nạo vét, tận thu cát sỏi, sản phẩm thu được hầu hết là cát được cạp thẳng lên sà lan đưa đi tiêu thụ và lượng bùn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng thi công. 

Để đảm bảo tiến độ dự án, những lý do hết sức hợp lý, cấp thiết đã được đưa ra như khơi thông luồng tuyến đường thủy, cải tạo dòng chảy… việc bòn rút tài nguyên lòng sông Đồng Nai đang tiếp tục được gia tăng tại dự án này. Bởi cho đến nay, thời gian thi công đã được rút ngắn từ 20 năm xuống còn vài năm, thử hỏi lợi nhuận DN thu về sẽ khủng đến mức nào? 

Mặc dù luồng hàng hải sông Đồng Nai chỉ cần chiều rộng 150m và độ sâu âm 8 mét là đã đạt chuẩn. Nhưng kết quả do độ sâu, lập bình đồ cao độ đáy sông Đồng Nai được Công ty Khảo sát Thủy Đạc thực hiện vào cuối tháng 7 vừa qua trên đoạn sông dài 6km; phạm vi bề rộng lòng sông lên đến 200m trên đoạn từ cuối cù lao Ba Sang về phía hạ lưu đã rà tìm, phát hiện được tới 6 vị trí có độ sâu đột biến với quy mô lớn và 3 vị trí sâu đột biến có phạm vi nhỏ. Bình thường độ sâu giữa sông đạt từ 9-12m, song những đoạn sâu đột biến đã lên đến 15m.
Đ.Thắng

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文