Bóng đen phía sau bàn phím
Nhưng điều đáng buồn hơn chính là việc một số đối tượng xấu đã câu kết với nhau, sử dụng "chát" làm "mồi câu" những người nhẹ dạ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của họ. Rồi có những đối tượng thừa thời gian lại chọc tức nhau qua "chát" để rồi gây thù, chuốc oán đến mức quyết tìm nhau gây chiến. Nghiêm trọng hơn, nhiều cô gái trẻ đã trở thành nạn nhân tình dục của các vụ "chát" với bạn trai.
Thực trạng trên khiến cơ quan quản lý mạng Internet, cũng như các ngành chức năng đang ráo riết vào cuộc để tìm cách phòng ngừa và ngăn chặn, sao cho việc sử dụng "chát" thực sự hiệu quả.
Những sự vụ đau lòng từ "chát"
Mới đây, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP HCM đã kịp thời ngăn chặn vụ tống tiền có liên quan đến người nước ngoài. Đối tượng trong vụ án là Ajimal Husain, 28 tuổi, quốc tịch Pakistan đã bị cơ quan Công an bắt quả tang đang nhận 500 USD từ chị T., 26 tuổi, trú tại quận Tân Bình, TP HCM.
Nguyên nhân xảy ra vụ tống tiền này là do chị T. có ý định lấy chồng ngoại quốc nên thường làm quen với bạn "chat" là người nước ngoài trên Internet. Trong những lần "chát", chị T. đã chủ động thoát y cho Husani xem "hàng" với mong muốn Husain sẽ cưới mình. Những lúc chị T. thoát y trước webcam, Husain đã ghi hình lại với mục đích để tống tiền và tống tình chị T.
Khi biết Husain sang Việt Nam cưới vợ nhưng đó là một người con gái khác, chị T. đã cắt đứt mọi quan hệ với Husain. Nhưng những ngày ở Việt
Trước đó, tại quán Internet ở nhà B10, tập thể Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội xảy ra một vụ giết người đặc biệt nghiêm trọng, nạn nhân là anh Nguyễn Duy Hiệp, ở phường Khương Trung. Trước cơ quan điều tra, hung thủ là Nguyễn Ngọc Tuấn, ở Văn Chương, Hà Nội khai nhận, lý do giết anh Hiệp là do mâu thuẫn qua "chat" nên đã tìm gặp để "giải quyết". Cùng thời điểm này, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã bắt giữ Phạm Anh Tuấn, ở quận Hoàng Mai vì tội giết người. Do mâu thuẫn qua "chat", Tuấn đã dùng dao chém chết Lê Diễm Ngọc, ở quận Hai Bà Trưng.
Một điểm kinh doanh Internet (Ảnh minh họa). |
Ở một vụ án khác, cũng do quen biết nhau qua "chat", một nữ sinh 16 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội đã nhờ Bùi Văn Thanh, ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm đến "cứu net". Khi đi, Thanh đã rủ thêm bốn đối tượng khác đến trả tiền net và đưa nữ sinh này đến một căn nhà hoang gần đó, rồi thay nhau hãm hiếp. Liên quan đến kết bạn qua "chát", vừa qua,
TAND Hà Nội đã xét xử nhóm đối tượng bị truy tố về các tội: cướp tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và không tố giác tội phạm. Trần Minh Hải, Nguyễn Văn Vĩnh, ở huyện Thanh Trì, Hà Nội; Đỗ Thị Nghĩa, Phạm Thị Minh Tâm, ở Nam Định và Nguyễn Thị Huyền, ở TP Bắc Giang là những đối tượng không nghề nghiệp, quen nhau qua "chát" và thường xuyên tụ tập la cà ở quán net, nhà nghỉ...
Sau đó, bọn chúng câu kết gây án. Nạn nhân của chúng là anh Trịnh Hà Dũng, ở phường Trần Phú, TP Bắc Giang. Với hành vi phạm tội đã gây ra, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Văn Vĩnh 4 năm 6 tháng tù. Trần Minh Hải 4 năm tù, Phạm Thị Minh Tâm và Nguyễn Thị Huyền cùng lĩnh 6 tháng tù giam. Đỗ Thị Nghĩa nhận 12 tháng tù.
Cần nỗ lực ngăn chặn tội phạm công nghệ cao
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã thường xuyên kiểm tra và lập biên bản xử lý các quán net hoạt động vi phạm quy định như: Mở cửa quá giờ, kinh doanh không giấy phép, không niêm giá các dịch vụ, kinh doanh dịch vụ sai giấy phép... Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về quản lý các đại lý Internet cho thấy, có rất nhiều biện pháp hữu hiệu để quản lý dịch vụ này. Quy định đề ra cửa hàng kinh doanh Internet phải cài đặt chương trình phần mềm quản lý, cũng như ngăn chặn người sử dụng truy cập đến các trang web "đen"... Nhưng thực tế thì hầu hết các cửa hàng kinh doanh đều không cài đặt những phần mềm ngăn chặn, để mặc cho khách tha hồ truy cập web "đen"...
Đánh giá của Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội), đơn vị đã nhiều lần phá án thành công những vụ án có tính chất nghiêm trọng liên quan đến Internet cho thấy, nguyên nhân chủ yếu xảy ra nhiều vụ án liên quan tới net là do chủ các cửa hàng không chấp hành các quy định quản lý hành chính của Nhà nước như: ghi lại tên tuổi khách truy cập hoặc mở quá giờ quy định. Bên cạnh đó, gia đình cũng thiếu sự quan tâm, lỏng lẻo trong việc quản lý con cái cũng là nguyên nhân để các đối tượng có cơ hội gây án.
Theo Đội Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Hà Nội, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cùng với sự quản lý thiếu chặt chẽ thông tin thuê bao điện thoại, quản lý hoạt động thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến như hiện nay, việc đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông di động, hoạt động thương mại điện tử để làm phương tiện liên lạc, phương tiện phạm tội sẽ có những diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra.
Nếu những ngày đầu, "chát" xuất hiện như phương tiện hữu ích giúp những người ở xa nhau có thể nói chuyện dễ dàng, trao đổi thông tin, truyền tài liệu nhanh chóng, hay các chương trình khai thác qua mạng Internet sẽ phục vụ những lợi ích chính đáng cho những người biết sử dụng vào những mục đích như học tập… mà không tốn kém nhiều về kinh tế, thì nay nhiều biến thái mới đã được một số đối tượng phát huy từ "chát". Rất nhiều hệ lụy đi kèm với "chát" luôn là lời cảnh báo dành cho các phụ huynh trong việc quản lý, giáo dục con cái mình.
Không chỉ "chát" tại các chat-room, ở một số các trang web có nội dung không lành mạnh còn xuất hiện riêng những mục ghi rất rõ là "chát sex" và "cứu nét". Vẫn biết không thể đánh đồng tất cả những ai tham gia "chát" đều có mục đích giống nhau. Nhưng không ít người, đặc biệt là một bộ phận thanh, thiếu niên đã khai thác các tiện ích từ "chát" để phục vụ lối sống buông thả của mình. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến hệ lụy chính là từ những cuộc "chát" có nội dung không lành mạnh