Lực lượng An ninh Cần Thơ trong những ngày tháng Tư lịch sử

08:42 29/04/2015
Những ngày cuối tháng 4/1975, chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về chiến dịch giải phóng quê hương với khả năng tự lực, tự cường “tỉnh giải phóng tỉnh, huyện giải phóng huyện, xã giải phóng xã”, Ban An ninh Cần Thơ nỗ lực vượt bậc trong công tác xây dựng lực lượng. Đặc biệt là lực lượng chiến đấu trinh sát vũ trang, trinh sát bảo vệ chính trị, cán bộ điệp báo từ Phân đội chuyển thành ba đại đội hợp nhất với 120 đồng chí.

Phân công nhiệm vụ một đại đội đánh chiếm mục tiêu Ty Cảnh sát Chương Thiện (nay là tỉnh Hậu Giang), hai đại đội đánh chiếm mục tiêu Ty Cảnh sát Phong Dinh (nay là TP Cần Thơ). Đồng chí Phạm Văn Bé (Hai Bé), Trưởng ban An ninh và đồng chí Nguyễn Công Minh (Năm Minh), Phó ban là thành viên trong Ban chiến dịch, các ủy viên gồm các đồng chí Tư Hòa, Ba Như, Tám Bưa được phân công chỉ huy ở hai trọng điểm (Vị Thanh và Cần Thơ).

Đúng 17h ngày 26/4/1975, lực lượng An ninh Cần Thơ phối hợp với lực lượng Quân đội nổ súng tiến công vào TP Cần Thơ. Các lực lượng vũ trang chia thành 3 cánh quân áp sát TP Cần Thơ. Ngày 28/4/1975, Tòa lãnh sự Mỹ ở TP Cần Thơ rút chạy. Các tướng tá, nhân viên cao cấp của Mỹ - ngụy hoang mang cực độ, kéo nhau xuống tàu hải quân tháo chạy ra biển. Trung tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Vùng IV chiến thuật Việt Nam Cộng hòa (VNCH) chỉ định Đại tá Trần Cửu Thiên lên nắm quyền Tỉnh trưởng Phong Dinh, kiêm Thị trưởng TP Cần Thơ. Ông ta ra lệnh “tử thủ”, ban hành lệnh giới nghiêm 24/24 giờ trên toàn TP Cần Thơ, đồng thời gấp rút điều lực lượng về giữ tuyến lộ Vòng Cung (vành đai bảo vệ TP Cần Thơ).

Trên tuyến phòng thủ này, địch bố trí 4 trung đoàn chủ lực, 1 trung đoàn bảo an, 2 đoàn xe thiết giáp M113. Ngày 28/4/1975, các lực lượng vũ trang của ta nổ súng đánh vào quân chủ lực của ngụy trên tuyến lộ Vòng Cung. Nhận mệnh lệnh tấn công, lực lượng trinh sát vũ trang bố trí một đại đội đi đầu mưu trí, khôn khéo luồn lách vượt qua các cụm đồn bót bên ngoài đánh thẳng vào lộ Vòng Cung; một đại đội có vũ trang được trang bị hỏa lực mạnh đánh thẳng vào nội ô TP Cần Thơ đánh chiếm Ty Cảnh sát ngụy.

Đồng chí Phạm Văn Bé (ngồi giữa) - Trưởng ban An ninh tỉnh Cần Thơ, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang (cũ), duyệt phương án tác chiến trong chiến dịch Tổng tiến công Mùa xuân 1975.
(Ảnh tư liệu).

Đến 15h ngày 29/4/1975, Ban chỉ huy tiền phương ra lệnh tấn công vào nội ô thành phố, lúc này quân ta phải vượt qua nhiều lượt phi pháo, bom đạn đánh trả quyết liệt của địch. Đến 10h ngày 30/4/1975, lực lượng ta áp sát lộ Vòng Cung đối đầu, nổ súng với 2 tiểu đoàn của địch có xe tăng, phi pháo yểm trợ, trận chiến diễn ra ác liệt suốt 3 giờ liền, ta đã đánh tan rã 2 tiểu đoàn này.

Lợi dụng thời điểm Dương Văn Minh, Tổng thống VNCH ra lệnh hạ vũ khí đầu hàng quân giải phóng, toàn bộ lực lượng vũ trang của cánh quân 1 và 3 vượt sông Ba Láng, sông Hậu tiến thẳng vào nội ô thành phố chiếm lĩnh các mục tiêu quan trọng. Cánh quân thứ 2 vượt sông Cần Thơ qua lộ Vòng Cung đánh tiêu diệt một đại đội biệt kích, sau đó tiến thẳng về hướng Cái Răng, cùng cơ sở nội tuyến đánh chiếm 7 xe thiết giáp làm phương tiện cơ động tiến quân thẳng vào nội ô TP Cần Thơ.

Đến 14h30 ngày 30/4/1975, đồng chí Nguyễn Văn Lưu (Năm Bình) cùng với đồng chí Trương Văn Biên và cán bộ Tự vệ vũ trang, nhiếp ảnh, cơ sở mật từ khu vực Tham Tướng tiến thẳng đánh chiếm Đài phát thanh Cần Thơ. 15h ngày 30/4/1975, bản tuyên bố của chính quyền cách mạng do đồng chí Nguyễn Văn Lưu đại diện Ủy ban Khởi nghĩa TP Cần Thơ đọc, được phát đi trên sóng Đài phát thanh Cần Thơ. Đến 18h30 ngày 30/4/1975, lực lượng An ninh Cần Thơ đã chiếm lĩnh Ty Cảnh sát Phong Dinh và Bộ Tổng tham mưu Vùng IV chiến thuật, tước vũ khí bắt tại chỗ trên 100 tên cảnh sát, trong đó có một chỉ huy phó và một phụ tá đặc biệt.

Tại tỉnh Chương Thiện, từ 19h đến 24h ngày 30/4/1975, lực lượng trinh sát vũ trang triển khai chiếm lĩnh 7 cuộc cảnh sát trong nội thành và chiếm lĩnh ngân hàng. Lúc 1h sáng 1/5/1975, Đại đội Trinh sát vũ trang triển khai tấn công mục tiêu Ty Cảnh sát Chương Thiện, đến 5h sáng 1/5/1975, Đại úy Phan Huỳnh Hoa, Đại đội trưởng Đại đội Cảnh sát dã chiến địch ra lệnh cho binh sỹ hạ vũ khí đầu hàng. Ta đưa quân chiếm lĩnh Ty Cảnh sát Chương Thiện...

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng An ninh Cần Thơ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Cần Thơ.  


Văn Đức

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文