Sự thật về con tàu Việt Nam Thương Tín

07:16 29/04/2015
Tròn 40 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc thì cứ gần đến ngày 30/4, những tổ chức phản động người Việt cực đoan, lưu vong ở nước ngoài lại làm rùm beng về vụ con tàu “Việt Nam Thương Tín”. Theo họ, sau khi chở gần 1.600 con người – trong đó hơn 80% là sĩ quan, binh lính chính quyền Sài Gòn từ bến Bạch Đằng di tản sang đảo Guam rồi lúc tình nguyện trở về, những người này đã bị bắt giam, hành hạ, tra tấn…

Tuy nhiên, sau nhiều năm tìm hiểu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đại học Yale, Mỹ là ông Jana K. Lipman đã cho đăng tải một bài biên khảo với tựa đề: “Give Us A Ship – Cho chúng tôi một con tàu” trên tạp chí American Quarterly Volume 64, Issue 1 -  là tạp chí chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Mỹ  (American Studies Association), trong đó nói lên sự thật về những chuyện xảy ra xung quanh con tàu này…

Tàu Việt Nam Thương Tín ở cảng Subic, Philippines.

Trưa 30/4/1975, khi mệnh lệnh “buông súng đầu hàng” của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh vang lên trên làn sóng phát thanh thì tại bến Bạch Đằng, con tàu Việt Nam Thương Tín (VNTT) cũng hú một hồi còi dài rồi rùng rùng chuyển động. Nhiều người không lên kịp, trong cơn hốt hoảng đã vội vã đu bám vào sợi dây xích buộc mỏ neo nhưng chỉ được mấy phút, họ rơi xuống nước do không chịu đựng nổi. Trên tàu, lúc này có hơn 1.600 người, phần lớn là sĩ quan, tướng tá, binh lính và viên chức chính quyền Sài Gòn bỏ chạy vì theo lời tuyên truyền của CIA, khi bộ đội giải phóng tiến vào thành phố, Sài Gòn sẽ… tắm máu!

Ra đến cửa biển Vũng Tàu, VNTT liên lạc được với một tàu thuộc Hạm đội 7, Mỹ, và được hướng dẫn đến căn cứ Hải quân Mỹ ở vịnh Subic, Philippines. Tại đây, lính Mỹ lên tàu, tịch thu tất cả mọi loại vũ khí mà nhóm người di tản mang theo. Đến giữa tháng 8/1975, sau khi nhận thêm nhiên liệu, lương thực, nước ngọt... người Mỹ ra lệnh cho tàu VNTT đến đảo Guam. Ở đó, tất cả những người trên tàu sẽ phải trải qua một đợt thanh lọc để quyết định xem ai sẽ được định cư ở Mỹ.

Đầu tháng 9/1975, tàu VNTT cập bến Apra, đảo Guam, lãnh thổ thuộc Mỹ. Trong bài biên khảo của mình, Tiến sĩ Jana K. Lipman viết: “Chỉ vài ngày sau khi đặt chân lên đảo Guam, một cuộc biểu tình đã nổ ra. Một nhóm người Việt đứng đầu là Trung tá hải quân Trần Đình Trụ đã yêu cầu người Mỹ phải cho họ trở về Việt Nam. Có 4 người đàn ông tình nguyện cạo trọc đầu trước một sân khấu nhỏ, trên đó có một biểu ngữ viết bằng tiếng Anh, nội dung: “Ba mươi sáu giờ bất bạo động, tọa kháng và tuyệt thực để thỉnh cầu được sớm hồi hương”.

Người biểu tình cạo trọc đầu đòi hồi hương.

Ngay lập tức, nhân viên an ninh Mỹ trên đảo dựng một hàng rào thép gai, quây kín nhóm người biểu tình để cách ly. Tiến hành điều tra, họ biết trong số 1.600 người có mặt trên tàu thì hơn 1.500 người… đòi về!

Cuộc biểu tình của những người trên tàu VNTT nhanh chóng được cả thế giới biết đến qua những bài báo của những tờ báo lớn như New York Time, Life, Time, Chicago Herald Triburn (Mỹ), Liberation, Humanité, Paris Match (Pháp), Mirror, The Sun (Anh)… Trả lời các cuộc phỏng vấn, Trung tá Trần Đình Trụ cho biết: “Khi trở về, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả xấu nhất miễn là tôi được ở bên gia đình tôi, đất nước tôi…”.

Sinh trưởng ở miền Bắc Việt Nam trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa, di cư vào miền Nam năm 1954, năm 40 tuổi, Trần Đình Trụ mang hàm Trung tá Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, ông ta di tản cùng một số thuộc cấp. Và mặc dù tin rằng mình dễ dàng hòa nhập với đời sống Mỹ nhờ vào trình độ tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc với quân đội Mỹ, ông vẫn không thể cam lòng bỏ lại gia đình. Khi cuộc biểu tình đòi hồi hương nổ ra, một số người trên tàu đã cố thuyết phục ông thay đổi ý định nhưng ông nói: “Không gì lay chuyển được quyết tâm của tôi”.

Cũng như Trần Đình Trụ, khoảng 80% người đòi hồi hương là sĩ quan, binh lính Việt Nam Cộng hòa. Julia Taft, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm liên ngành Mỹ trên đảo Guam giải thích: “Họ không quan tâm đến những thay đổi chính trị trong nước mà họ chỉ biết là đã hết chiến tranh, họ không còn bị buộc phải cầm súng. Tất cả những gì họ muốn là quay về với gia đình đang còn ở miền Nam Việt Nam”.

Nhưng chuyện đáng sợ nhất là 13 phi công Việt Nam Cộng hòa đồng thanh lên tiếng cáo buộc người Mỹ đã đánh thuốc mê rồi bắt cóc họ. Đang ở sân bay Tân Sơn Nhất, họ buộc phải đi Utapao – là căn cứ không quân Mỹ ở Thái Lan. Khi đến nơi, trong nhóm của họ có 65 người yêu cầu được trở về Việt Nam. Đáp lại, Mỹ và quân đội Thái Lan dọa sẽ tống họ vào nhà tù. Cuối cùng, 52 người phải chấp nhận đến đảo Guam. 13 người còn lại cương quyết không đi: “Hoặc bị giết hoặc còn có cơ hội về nước”.

Một cấp chỉ huy quân đội Mỹ đã phản ứng lại thách thức đó bằng cách ra lệnh cho bộ phận quân y tiêm cho cả 13 người hỗn hợp gây mê Natri Pentathol và Thorazin, sau đó dùng máy bay đưa họ đi trong tình trạng mất ý thức. Lúc tỉnh dậy, không những họ rơi vào trạng thái mất phương hướng mà còn phải chịu đựng những cơn đau đầu dữ dội.

Đáp lại những lời thỉnh cầu của nhóm người Việt biểu tình, Cao ủy Liên hiệp quốc về các vấn đề tị nạn (UNHCR) nhanh chóng thiết lập các thủ tục cho các cá nhân có nguyện vọng hồi hương. Họ thực hiện các cuộc tiếp xúc, phỏng vấn và nhấn mạnh cá nhân có quyền tự do lựa chọn mà không bị một cưỡng bách nào. Đại diện UNHCR ở Guam là ông George Gordon Lennox nói: “Quyết định này là do họ đơn phương chọn. Không ai bị buộc họ phải làm bất cứ điều gì mà họ không muốn nên mong muốn của họ phải  được thực hiện một cách rõ ràng”.

Trong bản kiến nghị của những người đòi về gửi UNHCR, họ đặt quốc gia, dân tộc lên trên việc đoàn tụ gia đình. Bản kiến nghị bắt đầu bằng cách nhấn mạnh rằng, họ “không bị mất nước, mà chỉ là một chế độ mới đã tiếp quản chính quyền”. Thứ đến, họ muốn “góp phần xây dựng lại đất nước”. Tiếp theo, tất cả những người đòi về đứng nghiêm trang dưới một bức chân dung lớn và một biểu ngữ ghi: “Tinh thần Cụ Hồ Chí Minh bất diệt -The Spirit of Ho Chi Minh lasts forever”.

Đứng trước chân dung Hồ Chủ tịch để khẳng định ước muốn hồi hương.

Phản ứng lại chuyện này, một số người Việt chống Cộng cực đoan, trong đó có Phạm Kim Vinh, nguyên là giảng viên của Trường Quốc gia Hành chính Việt Nam Cộng hòa, thường viết báo dưới tên Trương Tử Phòng đã lên tiếng vu khống những người đòi về là những điệp viên Cộng sản trà trộn vào. Lê Vĩnh Tân kể lại: “Tôi chỉ thẳng vào mặt ông ta, rằng: “Nếu chúng tôi là Cộng sản thì chúng tôi chẳng cần tới Mỹ làm gì vì chúng tôi đã chiến thắng. Hoặc nếu chúng tôi là Cộng sản thì chúng tôi sẽ ở lại Mỹ để chuyển tin tức về Việt Nam. Chúng tôi là những người yêu đất nước mình!”.

Cuộc biểu tình đòi hồi hương càng lúc càng căng thẳng khi 250 người tổ chức tuyệt thực trong 2 ngày. Trong một bức ảnh do tờ The New York Time đăng tải, có thể thấy một cặp vợ chồng già cầm một khẩu hiệu viết tay đơn giản: “Chúng tôi đang nhịn đói biểu tình” với lời chú thích: “Họ sát cánh bên nhau cùng với một vẻ mặt thách thức càng làm tăng thêm hình ảnh thương tâm về khát vọng hồi hương”.

Suốt mùa hè năm 1975, các quan chức UNHCR đã nhiều lần đến Hà Nội và Sài Gòn, tìm hiểu về các khả năng và thủ tục hồi hương. Tại Guam, Lê Minh Tân dẫn 251 người tị nạn mang theo đồ đạc ra khỏi trại rồi đi bộ gần 1km. Một người mặc chiếc áo thun trắng với khẩu hiệu tô đậm: “Hãy giết chúng tôi hoặc trả chúng tôi về”.

Vi phạm vành đai quân sự, cảnh sát và nhân viên an ninh Mỹ đã dùng gậy và dùi cui lùa được đoàn người vào xe buýt và đưa họ trở lại trại, cô lập Tân ra khỏi đoàn. Qua hôm sau, một nhóm thứ hai gồm 200 người lại rời bỏ với hai bàn tay bị trói sau lưng để tượng trưng cho hình ảnh tù tội. Cùng với họ là 500 người đòi hồi hương khác tổ chức diễu hành với các băng rôn và hàng chữ đỏ: “Chúng tôi không phải là tù binh chiến tranh”. Một số khẩu hiệu ôn hòa hơn: “Các bạn ở đảo Guam và nhân dân Mỹ thân mến, mong muốn của chúng tôi chỉ là được về nhà. Chúng tôi không muốn làm phiền các bạn và đánh mất thiện cảm mà các bạn đã dành cho. Hãy hiểu cho chúng tôi đau đớn như thế nào và xin cố gắng hỗ trợ ý nguyện hồi hương của chúng tôi”.

Khi thất vọng dâng cao, vào tuần cuối của tháng 8, khoảng 200 đến 300 người đòi hồi hương đã tổ chức một cuộc phản kháng bằng cách ném đá, bom xăng và gậy gộc. Hai căn nhà trong trại bị đốt cháy và một số xe quân sự bị phá hủy. Để đối phó, các cấp chỉ huy Mỹ đã phải dùng đến dùi cui và hơi cay.

Cuối cùng, chính quyền Mỹ buộc phải để họ trở về Việt Nam. Ngày 15/10/1975, tàu VNTT cập cảng Vũng Tàu. Đa số trong gần 1.500 người hồi hương được cho về quê sinh sống làm ăn sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết. Chỉ một số ít bị tạm giữ lại nhưng cũng chỉ một thời gian ngắn bởi lẽ với một nửa đất nước vừa được giải phóng, chính quyền Cách mạng cũng cần phải cảnh giác với việc CIA lợi dụng chuyện hồi hương thực hiện âm mưu hậu chiến…

Vũ Cao

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

Một loạt ca khúc cách mạng, thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ như “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”, “Khát vọng tuổi trẻ”, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”... đang tạo “cơn sốt” trong đời sống âm nhạc. Nhiều độc giả trẻ xếp hàng hào hứng nhận những ấn phẩm đặc biệt về chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng lịch sử 30/4... do Báo Nhân dân ấn hành.

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhìn đoàn quân rầm rập tiến bước dưới quân kỳ, lòng tôi vô cùng xúc động, xen lẫn tự hào. Bởi những gì có được của ngày hôm nay, là sự hy sinh, mất mát của biết bao đồng bào, đồng chí, biết bao dòng họ, làng quê trên đất nước Việt Nam. Trong đó có gia đình tôi, bố mẹ và các anh chị em chúng tôi.

Sáng 1/5, các Trại tạm giam thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an công bố Quyết định đặc của Chủ tịch nước cho các phạm nhân đã có nhiều tiến bộ trong quá trình học tập, cải tạo, rèn luyện khi chấp hành án.

Sáng 1/5, Thượng tá Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trưởng Công an phường Nguyễn Nghiêm, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, sau khi VKSND tỉnh phê chuẩn các quyết định tố tụng hình sự của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Công an phường đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can Phạm Thị Kim (SN 1979; thường trú tại TDP Phần Thất, phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Trời Hà Nội mờ sương, những tia nắng đầu ngày len lỏi qua hàng cây cổ thụ quanh Quảng trường Ba Đình. Giữa không gian tĩnh lặng ấy, bóng dáng những chiến sĩ Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ lặng lẽ tuần tra, đôi mắt sắc bén quét qua từng góc nhỏ, đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực thiêng liêng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.