Cần có biện pháp hữu hiệu phục hồi rừng Nam Hải Vân

07:37 27/08/2016
Chưa bao giờ rừng ở Nam Hải Vân xơ xác như hiện nay. Đứng ở đường Nguyễn Tất Thành, đoạn thuộc địa phận quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng), nhìn lên dãy Hải Vân hùng vĩ, rất dễ nhận thấy có nhiều mảng núi trọc, trơ trọi đất đá. Các vụ cháy lớn liên tiếp xảy ra, làm cho thảm thực vật vùng này nham nhở chẳng khác nào tấm áo vá...

Hơn 410ha thông caribe loại trên dưới 30 năm tuổi, một thời là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng nay xơ xác đến thảm hại. Không ít diện tích ở bình độ thấp, vốn là rừng đặc dụng đã thành rừng trồng của hàng trăm hộ dân. Khu vực duy nhất còn rừng tự nhiên có tài nguyên lâm sản ở tiểu khu 11, cũng liên tục bị tàn phá không thương tiếc.

Trong khi đó, ở phía Bắc dãy Hải Vân, khu vực do tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, rừng tự nhiên, rừng trồng bạt ngàn từ chân lên đỉnh núi. Tại khu vực này, không hề xảy ra tình trạng rừng bị tàn phá đến nghèo kiệt tài nguyên như khu vực do Đà Nẵng quản lý.

Một cánh rừng Nam Hải Vân tan hoang, trơ trọi đất đá.

Nói về thực trạng này, ông Nguyễn Như Tiến, cư dân phường Hòa Hiệp Bắc cho rằng, là người Đà Nẵng, chắc chắn ai nấy đều cảm thấy chạnh lòng và xẩu hổ khi chứng kiến những cánh rừng bạt ngàn ở phía Bắc dãy Hải Vân. Suốt tuyến đường đèo ở phía Bắc không hề có trạm Kiểm lâm nào, thế mà rừng vùng này an toàn tuyệt đối. Cùng một dãy núi, cùng tầng địa chất, thổ nhưỡng, thế mà ở phía Bắc rừng tươi tốt bao nhiêu, ở phía Nam nghèo kiệt bấy nhiêu. Âu cũng do con người gây nên cả…

Thực ra, hơn chục năm trước, rừng ở phía Nam Hải Vân cũng giàu và đẹp lắm. Những cánh rừng thông caribe với vô vàn cây thẳng tắp cao vút, nối nhau trùng điệp, như bức tranh tuyệt đẹp đã từng níu chân du khách mỗi khi qua đây. Thế mà nay, những cánh rừng thông ấy chỉ còn trong ký ức.

Bên cạnh thiên tai, người dân địa phương chính là thủ phạm tàn phá rừng thông quý giá này. Lần nào ngược núi tuần tra, lực lượng Kiểm lâm cũng bắt gặp tịch thu ít phách gỗ, lâm tặc chặt phá tại tiểu khu 11. Thực trạng này cho thấy công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây không mấy hiệu quả. Trong khi, diện tích rừng chỉ hơn 3.000ha, trong số 1820ha do Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu quản lý chủ yếu là đất trống đồi trọc; Hạt Kiểm lâm 12   với cán bộ nhân viên, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí không thiếu, thế mà rừng không khi nào bình yên. Kể cũng lạ!.

Đáng lo ngại, xu thế biến rừng tự nhiên tại Nam Hải Vân thành rừng trồng ngày càng rõ nét khi người dân cố tình xâm hại diện tích rừng do Nhà nước quản lý tại đây. Người ta chặt hạ những cây thông hơn 30 năm tuổi, mục đích lấy gỗ thì ít mà dành đất để trồng rừng thì nhiều. Không loại trừ nguyên nhân các vụ cháy xảy ra trong thời gian qua do người dân đốt để chiếm đất.Phục hồi rừng Nam Hải Vân đúng với rừng cảnh quan như tên gọi vốn có là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay.

Ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Hệ quả của rừng hiện nay do trước đây Kiểm lâm giao cho dân quản lý  theo Nghị định 01. Đúng ra, rừng đặc dụng là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, Nhà nước quản lý mà không giao cho dân.

Khắc phục tình trạng này, chỉ có thể thu hồi toàn bộ diện tích đã giao cho các hộ dân; triển khai trồng thông hoặc cây bản địa để tạo rừng bền vững lâu dài. Việc thu hồi này thành phố Đà Nẵng phải có chủ trương ngay từ bây giờ và gia hạn 4-5 năm sau khi người dân đã thu hoạch hết cây.

Đối với khu vực đất trồng đồi trọc tiếp tục trồng thông caribe, như đã triển khai hơn 100ha mấy năm gần đây. Còn với khu vực rừng tự nhiên, giải pháp tốt nhất là giao cho người dân khu vực Kim Liên, kể cả những người từng chặt phá rừng tại đây bảo vệ. Giao rừng cụ thể cho từng hộ, hoặc nhóm hộ, họ tự quản lý bảo vệ dưới sự giám sát kiểm tra của lực lượng Kiểm lâm…

Không thể chậm trễ hơn được nữa trong việc tái tạo phục hồi rừng ở Nam Hải Vân, nếu như muốn trả lại màu xanh, tạo cảnh quan hấp dẫn cho khu vực này. Tất nhiên, để có được những cánh rừng bạt ngàn như ở phía Bắc dãy Hải Vân, quả là điều không hề đơn giản, đòi hỏi phải đầu tư nhiều kinh phí và sự nỗ lực của chính quyển các cấp, cơ quan Kiểm lâm và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân vùng cận rừng…

Nguyễn Cầu

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文