Cần sớm minh bạch thị trường đồ cổ

08:08 09/10/2016
Tình trạng đồ giả cổ bị giới doanh thương lập lờ, đánh lận với đồ cổ trong giao dịch mua bán khiến thị trường đồ cổ trở nên hỗn loạn. Trong khi đó, kỹ thuật làm đồ giả cổ ngày càng cao.

Trên Báo CANDONLINE, chúng tôi đã có loạt bài “Thú chơi cổ ngoạn và trào lưu sưu tập đồ xưa” phản ánh sự nhiễu loạn của thị trường đồ cổ đằng sau thú chơi quý tộc này. Tiếp tục khai thác về vấn đề này, chúng tôi thông tin thêm đến bạn đọc nhiều ý kiến của những người trong cuộc cùng những nỗ lực tìm giải pháp nhằm hướng đến việc “dẹp loạn” thị trường đồ cổ vốn “ tranh tối tranh sáng” lâu nay.

Tình trạng đồ giả cổ bị giới doanh thương lập lờ, đánh lận với đồ cổ trong giao dịch mua bán khiến thị trường đồ cổ trở nên hỗn loạn. Trong khi đó, kỹ thuật làm đồ giả cổ ngày càng cao. Nếu được phát huy đúng mức sẽ trở thành một trong những kênh góp phần phát triển văn hóa, nghệ thuật truyền thống, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc trong đời sống hiện đại. Việc minh bạch được đồ cổ và đồ giả cổ cũng là cách góp phần khai thông con đường phát triển cho cả hai lĩnh vực trên.

Chợ đồ cũ dấu xưa bị cảnh báo có nguy cơ thành “bãi thải của đồ giả cổ”.

Sau một thời gian đưa chợ cũ đồ xưa đi vào hoạt động tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 8-10, chia sẻ với các thành viên của Hội Cổ vật Thăng Long nhân dịp đại hội lần thứ V của Hội, Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Tiến Đà đã thẳng thắn bày tỏ, nếu không cẩn thận, chợ sẽ trở thành “bãi rác của đồ giả cổ”. 

Do Hội Cổ vật Thăng Long phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức, chợ đồ cũ dấu xưa được coi là địa chỉ cho người dân và du khách hoài cổ tìm kiếm những nét văn hóa độc đáo qua những món đồ đã hàng trăm tuổi trên mảnh đất của Thủ đô. Không ít người kỳ vọng, đây sẽ là không gian văn hóa đặc trưng của Hà Nội, “làm sang” hơn bằng văn hóa cho cả địa phương thông qua hoạt động tìm kiếm, lưu giữ những hồn cốt tinh hoa của dân tộc. 

Đây cũng được coi như một trong những chốn giao thương nhưng nghiêng về chất “thư hương” với tiêu chí người bán, người mua đều là dân sưu tầm và chơi đồ cũ, đến chợ nhưng không quá quan trọng chuyện mua bán, lời lãi bao nhiêu mà chủ yếu là giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chơi đồ cổ, tìm lại nét văn hóa thanh tao từng vang bóng một thời. 

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian không dài chợ đi vào hoạt động, không ít ý kiến bày tỏ sự lo lắng việc khó kiểm soát đồ giả cổ trà trộn trong chợ.

Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long, ông Đào Phan Long cũng thừa nhận, lâu nay đồ giả cố cố tình bị giới giao thương, trong đó có không ít nhà sưu tập “hô  biến” thành đồ cổ đang trở thành nỗi ám ảnh của thị trường đồ cổ. Chưa kể, chính bản thân nhà sưu tầm cũng có khi nhầm lẫn.

Bộ sưu tập đồ cổ được trưng bày tại gia - niềm tự hào của một nhà sưu tập chuyên về đồ gốm sứ ở Hà Nội.

Chủ tịch Hội Di sản và Cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa, ông Hồ Quang Sơn cho biết, có những nhà sưu tập công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật cổ nhưng người am hiểu đồ cổ nhìn vào đều thấy có đến 80% trong số hiện vật ấy đều là đồ giả cổ. Kỹ thuật làm đồ giả cổ đã đạt đến trình độ mà mọi sự kiểm tra bằng máy móc, hóa học cũng “chào thua”. 

Riêng với nghệ thuật đúc trống đồng thì có lẽ Thanh Hóa là số một và kỹ thuật này đã được Hội Khoa học lịch sử công nhận là đã phục hồi, làm được theo kỹ thuật của người xưa. Thế nên mới có tình trạng, hôm trước có nhà sưu tập công bố chiếc trống đồng, món đồ cổ độc bản hiếm hoi nào đó, vài hôm sau, Thanh Hóa đã có ngay 4,5 bản khác như đồ cổ thật. Nhiều nhà sưu tập đổ về Thanh Hóa, hý hửng mua được món hời nhưng thực tình đây là món đồ giả cổ. 

Kỹ thuật đúc trống đồng của Thanh Hóa đã được khẳng định và ghi nhận qua rất nhiều hoạt động. Trong đó, điển hình là bộ 100 chiếc trống đồng được đúc tặng nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện đang được lưu giữ tại các bảo tàng, khu trưng bày lớn khác. Ông Sơn cũng khẳng định, thông thường, một chiếc trống đồng cổ có giá hàng tỷ đồng nhưng với trống đồng giả cổ, giá chỉ từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng tiết lộ, ông đã từng tư vấn cho một người bạn làm đầu rồng theo kỹ thuật đặc biệt của người xưa. Người bạn này cũng chỉ làm độc bản rồi đập khuôn. 

Lâu nay, nói đến đồ giả cổ, chúng ta thường nghĩ ngay đến tính tiêu cực của đồ giả. Song, không phải đồ giả cổ không có giá trị mỹ thuật hay giá trị văn hóa nghệ thuật nhất định. Đồ giả cổ khơi gợi lại những nhu cầu về thẩm mĩ và việc ứng dụng công nghệ để sản xuất cũng nên được khuyến khích phát huy. Vấn đề là phải minh bạch hóa được đồ giả cổ với đồ cổ.

Được biết, để quy tụ đội ngũ các nhà sưu tập trên cả nước, hiện nay, đã có 6 hội cổ vật được thành lập và đi vào hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Ninh. 

Ông Phạm Quốc Quân, Phó Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Nội khẳng định: Việc thành lập hội đầu tiên là vì thú chơi cổ ngoạn, nhưng kinh tế thị trường đang tác có những tác động tiêu cực đến thú chơi tao nhã này. Thời gian gần đây, các hội cổ vật trên cả nước đã bắt đầu ngồi lại, cùng tính đến việc mở rộng, duy trì, phát triển hội vừa bàn thảo thành lập Liên hiệp các hội cổ vật trên cả nước. 

Việc thành lập Liên hiệp các hội cổ vật trên cả nước được kỳ vọng sẽ góp phần thống nhất, minh bạch hóa thị trường đồ cổ thông qua các hoạt động giao lưu, đoàn kết và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc sưu tầm, lưu giữ các giá trị văn hóa cổ xưa của dân tộc. Đã có một số cuộc bàn thảo xúc tiến thành lập Liên hiệp hội. 

Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước dạo đầu. Để thành lập được Liên hiệp các hội cổ vật cần sự tự giác chung sức, chung tay của tất cả những người đam mê thú chơi cổ vật một cách chân chính.

Ngọc Nguyễn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文