Cảng biển Việt Nam lúng túng vì ô nhiễm môi trường

08:56 26/08/2006

Với lợi thế bờ biển dài trên 3.200km, Việt Nam có điều kiện thuận tiện cho việc phát triển cảng biển. Tuy nhiên, tại Hội nghị toàn thể nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường (ISGE) năm 2006, nhiều ý kiến cho rằng cảng biển Việt Nam vẫn thiếu tính bền vững bởi những thách thức về ô nhiễm môi trường biển.

Trong quy hoạch tổng thể, hệ thống cảng biển Việt Nam tập trung vào 3 cụm cảng lớn Bắc - Trung - Nam và được chia thành các nhóm chính sau: nhóm cảng phía Bắc (Quảng Ninh - Ninh Bình); nhóm cảng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa - Nghệ Tĩnh); nhóm cảng Trung Trung Bộ (Quảng Bình - Quảng Ngãi); nhóm cảng Nam Trung Bộ  (Bình Định - Bình Thuận); nhóm cảng biển TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu; nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long và nhóm cảng biển Côn Đảo. Hiện, cả nước có 266 cầu cảng hoạt động với tổng chiều dài trên 35.000m và hàng triệu m2 kho, bãi chứa hàng.

Những năm gần đây, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân 14%/năm trong khi hệ thống cảng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông thương ngày càng tăng, ước tính khoảng 140 triệu tấn năm 2005, trên 200 triệu tấn vào năm 2010 và gần 400 triệu tấn vào năm 2020. Chính bởi vậy, mục tiêu của quy hoạch là mở rộng, nâng cấp và xây dựng một số cảng tổng hợp quốc gia, hình thành các đầu mối giao thông nhằm phát triển toàn diện các vùng kinh tế trọng điểm.

Với quy hoạch phát triển trên có thể khẳng định rằng, hệ thống cảng biển Việt Nam đã khá toàn diện, góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển lên một tầm cao mới và ngày càng khẳng định vị trí, ưu thế kinh tế biển Việt Nam đối với khu vực và thế giới...

Tại Hội nghị toàn thể nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên môi trường (ISGE) năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm cho công tác quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường.

Sở dĩ nhóm hỗ trợ quốc tế đặt vấn đề chiến lược trên là bởi Việt Nam là nước đang phát triển cảng biển một cách mạnh mẽ với quy hoạch khá toàn diện, song công tác bảo vệ môi trường biển vẫn là một trong số các nước có chương trình nghèo nàn. Có thể nói tất cả các cảng Việt Nam đang phải chịu sức ép vô cùng lớn từ sự gia tăng nồng độ các chất trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoạt chất độc hại.

Cùng với đó, các chất ô nhiễm từ các vùng ven bờ (sông và cảng) ngày càng đậm đặc bởi sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rồi nữa là sự xuất hiện, tích tụ các chất gây ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển và rác thải sinh hoạt. Thống kê của các nhà nghiên cứu biển cho thấy: hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển Việt Nam có đến cả vạn tấn - từ việc xây dựng cảng, nạo vét luồng, xếp dỡ hàng hoá, hoạt động các phương tiện thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ, sự cố tràn dầu từ việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển v.v...

Khoảng 10 năm trở lại đây, hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện. Nhưng thể chế hoá thành những quy định nghiêm ngặt bảo vệ môi trường biển xem như vẫn còn ở phía trước.

Trước thềm hội nhập WTO, ngành Quản lý hàng hải đã đề ra 10 biện pháp để từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường sông, biển. Điều đó có thể là chưa đủ nếu các cơ quan quản lý Nhà nước, ngành chức năng không "vào cuộc" bằng tinh thần không khoan nhượng với mọi hành vi gây ô nhiễm biển...

Mạnh Hừng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文