Nhọc nhằn ở lò hấp cá

23:01 01/11/2015
Hàng ngày, bên những lò hấp hừng hực lửa tại Cảng cá Quy Nhơn, hàng chục phụ nữ nghèo, không nghề nghiệp ổn định đang mưu sinh. Họ khẩn trương giữa nhọc nhằn của gánh nặng cơm áo.

Phụ nữ gắn bó với lò hấp cá ở Cảng chủ yếu cư trú ở TP Quy Nhơn và các huyện lân cận như: Tuy Phước, Vân Canh. Họ đổ về lò hấp từ 5 giờ sáng đến khi mặt trời lên chói chang. Mùa cá về nhiều, cuộc mưu sinh ở lò hấp có thể kéo dài đến tận chiều tà.

Mồ hôi đổ ròng

Hàng chục lò lửa chen nhau trên mặt bằng nhỏ hẹp đã biến khu vực hấp cá (cạnh chợ cá Cảng cá Quy Nhơn) trở thành “chảo lửa”. Trong số hàng chục lao động đang làm việc tại đây, cái nóng của “chảo lửa” tác động trước hết lên những người làm nhiệm vụ giữ lửa, canh lò hấp. Mồ hôi đổ ra như tắm, chảy ròng trên khuôn mặt đỏ lừ vì trực tiếp làm việc với lửa trong suốt nhiều giờ đồng hồ là nét chung của người hấp cá.

Vì tính chất nặng nhọc, nguy hiểm vì tiếp xúc với lửa nóng, công việc hấp cá (người địa phương còn gọi là kho cá) vốn chỉ phù hợp với người đàn ông. Vậy nên, phụ nữ kho cá trở nên “nổi tiếng” hơn nam giới. Lò hấp cá ở Cảng cá Quy Nhơn chỉ có 2 tay hấp cá là nữ. Họ phần lớn đã ở tuổi ngoài 50. Chẳng to cao, vạm vỡ như nam giới, họ tuy mỏng manh, gầy guộc mà không kém phần dẻo dai bên lò hấp. Quan sát họ quần quật với việc đặt rổ cá nặng trĩu vào lò, canh lửa, vớt bọt, xoay đều rổ cá khi nước sôi bùng, vớt cá..., mới thấu hết khó khăn của người đàn bà lỡ bám đời mình bên lò hấp.

Kho cá là công việc nặng nhọc chỉ phù hợp với đàn ông nhưng cô Cờ đã gắn bó với công việc hàng chục năm.

Bà Nguyễn Thị Cờ - 54 tuổi, một trong hai nữ kho cá của lò hấp - chẳng nhớ rõ bản thân gắn bó với lò cá tự bao giờ. “Tròm trèm chắc cũng đã được 30 năm. Ai cũng bảo sức đàn bà yếu chẳng trụ với công việc này được lâu. Vậy mà chẳng hiểu sao tui làm được chừng ấy năm. Đàn ông họ có thể phụ trách một lúc 4 lò hấp thì phụ nữ chúng tôi chỉ phụ trách khoảng 2 lò”, bà xởi lởi bắt chuyện trong lúc luôn tay xoay rổ cá.

Những ngày đầu vào nghề, bà Cờ còn mang khẩu trang, mặc quần áo dày. Năm tháng trôi, khả năng chịu được nóng tăng lên, người phụ nữ này cứ phong phanh với đồ bộ mỏng manh. Trong không gian đen đặc bởi bồ hóng bếp giăng kín, hơi nước, hơi khói nghi ngút, nóng bức, lại thêm nước rửa cá, rửa mực lẹp nhẹp, nhớp nháp dưới chân, người phụ nữ ngũ tuần này tất bật vật lộn với các rổ cá. Trung bình, bà kho từ 300 đến 400 kg cá mực/ngày. Thỉnh thoảng, bà đưa tay quẹt mồ hôi trên trán, bỏ nhỏ khi nghe chúng tôi nói về sự nóng bức: “Tháng mưa, trời mát nên ở trong này còn dễ chịu, chứ trời mùa hè thì nóng thôi rồi...” 

Phần đông phụ nữ làm việc cắt cá, xếp cá.

Bị... chồng chê

Có phần nhẹ nhàng hơn lực lượng kho cá, những người phụ nữ đảm nhiệm khâu phân loại cá, rửa, cắt và xếp cá vào rổ tre. Nước cá tanh ngòm bám riết vào người nên câu trả lời nửa đù nửa thật của những người phụ nữ này khi chúng tôi đề cập đến đặc trưng công việc là chuyện bị chồng chê. Mấy chị bảo, con gái mười tám, hai mươi chẳng mấy khi chui vào lò hấp này. Có người vì bị người yêu chê nên chọn tìm việc khác. “Riêng mấy những người đã lớn tuổi, gia đình đầy đủ như tụi tui thì đành chấp nhận. Chồng có chê cũng mặc kệ. Chuyện tiền cơm, tiền học cho con cứ phải đặt lên đầu”, chị Nguyễn Thị Thanh - khu vực 6, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn - kể chuyện.

Mỹ Hương vào lò hấp từ năm 14 tuổi.

Nhưng cũng có những cô gái theo mẹ vào lò hấp từ năm 14 tuổi và chọn gắn bó với công việc nhọc nhằn này. 27 tuổi, Hoàng Thị Mỹ Hương đã có thâm niên 13 năm với việc cắt cá ở lò hấp. Thuở còn đi học, Hương hay theo mẹ vào lò hấp, phụ các công việc nhỏ như cắt và giặt bao ni lông, xếp cá để kiếm thêm. Lớn hơn, “không học nổi nữa”, cha lại đau ốm, công việc nơi lò hấp trở thành kế mưu sinh của cô. Làm chẳng ngơi tay để kịp có cá xuất bán theo đơn đặt hàng nên dù đứa con thứ hai chưa đầy một tuổi, cô đành gửi nhóm trẻ gia đình. “Nhiều lúc nhớ con nhưng đành chịu. Loay hoay đến tận 5, 6 giờ chiều mới gặp lại con, cứ thấy mừng mừng tủi tủi”, Hương chia sẻ.

Những gánh cá sớm mai từ bến cảng vào lò hấp trên đôi vai người phụ nữ.

Nhiều người lò hấp cá là nơi chứa những cuộc đời lắm nhọc nhằn. Hơn 10 giờ đồng hồ với cá sống và cá chín mỗi ngày không ít vất vả. Nhưng nụ cười, sự lạc quan vẫn đầy khắp. 40 năm gắn với lò hấp cá, bà Nguyễn Thị Chát, 62 tuổi, ở phường Thị Nại, TP Quy Nhơn, tỉ tê: “Không đến lò cứ thấy nhớ nhớ. Ở đây, người ta nhớ mặt, nhớ tên nhau, thậm chí biết hoàn cảnh của nhau. Người nào vắng mặt vài ngày đều được hỏi thăm. Cùng là dân lao động, ai cũng như ai nên cứ đối xử với nhau thân tình, giản đơn...”

Không có nghề nào khác mới... chọn việc này!

Lò hấp cá ở Cảng cá Quy Nhơn hiện nay vẫn được xây dựng khá tạm bợ. Khoảng 20 lò hấp quần tụ tạo nên cái nóng như đổ lửa vào mùa hè, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Vào mùa mưa, nơi này dễ bị dột nát khiến cảnh nhớp nháp, tanh hôi tăng lên gấp bội. Người làm việc ở lò hấp hầu như đều bị bệnh xoang, tai mũi họng, xương khớp. Nhiều năm làm cư dân của khu lò hấp cá, bà Nguyễn Thị Đưa (56 tuổi) đúc kết: “Không có công việc nào khác nên chúng tôi mới tá túc và mưu sinh ở lò hấp nóng nực, chật chội và hôi hám này. Và cũng vì miếng cơm manh áo mà chúng tôi cắm đầu làm, bất chấp những hiểm nguy tiềm ẩn. Phải đến đêm về, nằm gác tay lên trán, mới dám cho nỗi lo hiện ra”. 

Hoàng Nguyên

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文