“Cấp cứu” Xích Tùng Yên Tử

10:04 10/01/2016
Theo các nhà khoa học: rừng Yên Tử, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có 830 loài thực vật, trong đó 38 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.

Trong đó có loài cây từng gắn bó với Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Thiền Phái Trúc Lâm còn sót lại ở Rừng quốc gia Yên Tử là loài Xích Tùng cổ, với 237 cây có tuổi đời hơn 700 năm, tập trung ở khu vực Đường Tùng, Am Dược, Chùa Hoa Yên lên Thác Vàng, Thác Bạc; khu vực Chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hòn Ngọc, Tháp Tổ...

Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách về chiêm bái. Việc bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị đa dạng sinh học của rừng quốc gia Yên Tử phải được gắn với bảo tồn, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hoá này.

Tuy nhiên, do thời gian, sự tác động của thiên nhiên và hoạt động của con người làm cho những cây Tùng cổ của Yên Tử bị xâm hại nghiêm trọng, khả năng tái sinh kém và có nguy cơ tuyệt chủng. 

Theo kết quả điều tra và đánh giá ngày 21-4-2015 giữa UBND TP Uông Bí và một số chuyên gia đầu ngành về thực vật thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại các điểm di tích có 237 cây Tùng (Hoàng đàn giả). 

Cây Xích Tùng Yên Tử.

Trong đó, 18 cây đã chết trong thời gian 5 năm trở lại đây; 132 cây thân, gốc bị mục rỗng một phần, cụt ngọn, thân nghiêng, sâu bệnh hại nặng, nhiều rễ nổi... Riêng đường Tùng cổ thụ có 69 cây thì 7 cây đã chết đứng, 51 cây bị mục rỗng thân, gốc và sâu bệnh hại. Bên cạnh đó thì còn có nhiều nguy cơ xâm hại rất lớn khác cho cây Tùng như: bệnh xỉ mủ làm chết hoại dần phần thân gỗ, bệnh khô cành, thân do nấm.

Ngày 23-12-2015, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 4149, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Chăm sóc, bảo tồn các cây Xích Tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử giai đoạn 2016 - 2020. Dự án đầu tư chăm sóc 237 cây Xích Tùng cổ hiện có và  bước đầu trồng thay thế 50 cây, trong đó có 18 cây Xích Tùng bị chết gần đây; nghiên cứu trồng bổ sung tái tạo lại đường Tùng cổ. Trong quá trình gieo ươm, nhân giống, chăm sóc các cây Tùng tại vườn sẽ tiếp tục triển khai trồng bổ sung vào các vị trí các cây Tùng đã chết chưa được trồng lại và có thể triển khai trồng mới tại một số điểm.

Bên cạnh đó, xây dựng vườn ươm và ươm giống bảo tồn loài cây Xích Tùng cổ gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng vườn ươm 2 ha. Sưu tầm và chăm sóc cây tái sinh tự nhiên khoảng 50-60 cây tại Rừng quốc gia Yên Tử, đưa về vườn ươm chăm sóc, phục hồi nguyên trạng. Ngoài ra, tiến hành ươm 300 cây giống tại vườn ươm từ việc thu hái hạt. Đây là giải pháp an toàn nhưng thời gian triển khai lâu, cây nuôi trong vườn ươm 5 năm mới trồng được. 

Sau khi 50 - 60 cây được sưu tầm và các cây được gieo ươm tại vườn được chăm sóc sinh trưởng, phát triển tốt ở vườn ươm đủ tiêu chuẩn, điều kiện sẽ chọn thời gian thuận lợi trồng vào vị trí đã xác định. Để đảm bảo thành công cần trồng thí điểm từng cây, khi có kết quả cây sống, sinh trưởng tốt mới trồng cây khác, nếu không thành công phải ngừng ngay để kiểm tra lại nơi gây trồng cũng như quá trình gây trồng. 

Địa điểm khảo sát nghiên cứu xây dựng dự án tại Rừng quốc gia Yên Tử với tổng diện tích tự nhiên là 2.783ha. Các cây Xích Tùng trong Rừng quốc gia Yên Tử phân bố tại các khu vực có các đặc điểm điều kiện tự nhiên phù hợp với điều kiện sinh thái của cây Xích Tùng. Dự kiến, kinh phí thực hiện dự án “Chăm sóc, bảo tồn các loài cây Xích Tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử, giai đoạn 2016-2020” trên 27 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh Quảng Ninh là 13,5 tỉ đồng; còn lại là ngân sách TP Uông Bí và huy động các khoản khác.

Việc lựa chọn và chăm sóc cây Xích Tùng rất phức tạp, tỉ mỉ vì cây Tùng tái sinh tự nhiên nên rất khó trồng, khó trưởng thành tại nơi tái sinh. Công việc này cần ít nhất 4 năm theo dõi, chăm sóc mới hi vọng có “thế hệ kế cận” trong vài chục năm tới. Bảo vệ, phục hồi và bảo tồn được các loài Xích Tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử tỉnh Quảng Ninh góp phần bảo vệ cảnh quan phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan học tập.
Đăng Hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.