Cây "Xanh Bốn Mùa"

09:43 02/06/2005

Khi trồng cây "Xanh Bốn Mùa", Bác muốn giữ lại tình thương cho những người lao công quét rác trên khắp các phố phường, để họ bớt đi những khổ cực giữa nắng gắt trưa hè và giá rét đêm đông. Song tiếc thay, ước vọng nhân văn cao đẹp và thiết thực của Bác chưa được các thế hệ chúng ta quan tâm!

Đầu Xuân Ất Dậu 2005. Hội đồng hương xã Nam Phong, huyện Nam Đàn (Nghệ An) ở Hà Nội đã gặp một dịp may hiếm có, tràn đầy xúc động và hạnh phúc. Khi mọi người tề tựu đông đủ ở khoảnh vườn phía bên phải, liền kề với nhà sàn và ao cá Bác Hồ, anh Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ôn tồn nói: Rất có thể, các bác, các anh chị có nhiều người đã nhiều lần viếng Lăng Bác, tham quan khu nhà ở, làm việc và vườn Bác, nhưng chưa biết hết những di tích lịch sử ở đây. Những di tích lịch sử này, hiện nay chưa có điều kiện mở cửa đón một lượng lớn khách tham quan đông đảo. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Bác, đoàn của ta ít người, lại là con cháu, dâu rể của quê hương Bác, nên chúng tôi xin vui lòng phục vụ.

Dừng một chút, anh Hồng nói tiếp: "Chúng ta bắt đầu từ đây, từ lối nhỏ rải sỏi này. Chính trên đoạn đường nhỏ này, chúng ta đã đưa tiễn Bác lên xe để về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 làm công tác bảo quản thi hài Bác. Sinh thời, hằng ngày, Bác thường đi trên lối sỏi nhỏ này xuống khu nhà ở của cán bộ, nhân viên phục vụ, chuyện trò thân mật, vui vẻ như người cha trong gia đình. Có những buổi trưa, Bác đi một mình trên lối sỏi này ra xem con công xòe đuôi múa. Vâng, lối sỏi con trong bài thơ "Bác ơi!" của đồng chí Tố Hữu chính là lối sỏi này đây. Chúng tôi gìn giữ lối sỏi nhỏ thân yêu này vì lần đầu tiên, ngày ấy và cũng là mãi mãi, không còn được nhìn thấy hình bóng hiền từ của Bác đi lại, sau 15 năm Bác sống và làm việc trong khu vườn này.

Rời lối sỏi nhỏ, đi một đoạn ngắn, chúng tôi đến trước một cây cổ thụ trồng giữa góc thước thợ của hai căn nhà nhỏ. Anh Bùi Kim Hồng giới thiệu, căn nhà bên phải là nơi các bác sĩ Việt Nam và các chuyên gia y học Trung Quốc đã túc trực ngày đêm cứu chữa Bác cho đến tận những phút giây cuối cùng. Về cây cổ thụ, anh Hồng bảo, Bác đặt tên là cây "Xanh Bốn Mùa", anh sẽ nói rõ sự tích sau. Còn căn nhà bên trái là nơi Bác trút hơi thở cuối cùng. Anh Hồng kể lại: Căn nhà nhỏ này được xây dựng từ năm 1967.

Ngày thi công, Bác hỏi để dùng vào việc gì? Các anh lãnh đạo đành thưa thật với Bác là các anh Bộ Chính trị rất lo cho sức khỏe của Bác, chỉ thị phải xây dựng một căn phòng nhỏ để những khi Bác ốm mệt, đừng cho Bác đi lại nhiều trên cầu thang nhà sàn, mời Bác xuống đây ở tạm và làm việc, các bác sĩ cũng tiện bề qua lại chăm sóc sức khỏe Bác. Nghe vậy, Bác vui vẻ chấp nhận. Bác chỉ dặn thêm đã có nhà sàn rồi, chỉ xây nhỏ, vừa phải, bình thường thôi. Đừng làm gì lãng phí, tốn kém tiền của nhân dân…

Mỗi lần vào thăm nhà sàn, các anh Bộ Chính trị đều vào đây thắp nén hương viếng Bác. Trong những giờ khắc cuối cùng của cuộc đời, Bác luôn ở trạng thái khi tỉnh khi mê. Khi tỉnh lại, Bác hỏi nước lụt sông Hồng đã lên đến đâu? Bác hỏi các anh Bộ Quốc phòng tình hình miền Nam ra sao rồi?...

Quả thật, tất cả những gì có trong gian nhà nhỏ này đều quá đỗi bình thường, đơn sơ như chúng ta đã từng biết về tâm hồn và phong cách thanh cao của Bác. Một chiếc bàn gỗ nhỏ có cây bút và mấy tờ giấy trắng. Tiếp đến là chiếc giường đơn trải tấm vải trắng, có chiếc gối bông. Một chiếc đồng hồ để bàn đặt trên một chiếc ghế gỗ bên cạnh đầu giường. Phía trong giường là bàn thờ, chỉ đặt ảnh chân dung Bác, một lư hương nhỏ bằng gốm sứ, một đĩa nhỏ hoa quả và mấy bao hương. Đồ đạc chỉ có vậy, được xếp đặt gọn trên một diện tích chưa đầy 20m2.

Chúng tôi trở lại bên cây "Xanh Bốn Mùa". Anh Hồng kể vắn tắt rằng trong một chuyến đi công tác nước ngoài, bạn giới thiệu với Bác một loài cây có đặc tính rất lạ thường - cây không rụng lá và tươi tốt quanh năm. Bác nghĩ ngay đến nỗi cực nhọc của những người quét rác. Bác liền xin giống cây này đem về trồng. Bác thường dặn phải làm sao nhân giống rộng cây "Xanh Bốn Mùa", trồng trên các đường phố cho phố phường sạch đẹp để những người quét rác đỡ vất vả.

Cây "Xanh Bốn Mùa" có thân to, vững chãi như một người đã trưởng thành và cường tráng. Tán cây rộng. Lá không to nhưng dày mình, săn chắc và trổ ken dày khắp cành. Màu lá không sẫm đậm như lá cây ta thường gặp, chỉ xanh xanh như màu lá chè non. Quanh gốc cây không thấy lá rụng. Trông vóc dáng của cây "Xanh Bốn Mùa" giống như những cây lim tôi đã gặp ở đại ngàn Trường Sơn. Tôi chợt nghĩ, có lẽ cây "Xanh Bốn Mùa" sẽ đẹp rất rực rỡ vào mùa thu, mùa đất nước khai sinh và cũng là mùa tiễn biệt Bác đi xa, đời sẽ giàu thêm nhiều ý nghĩa biết bao!

Tôi chỉ còn biết thầm mong câu chuyện nhỏ này trở thành “bức thư ngỏ” và là bức thông điệp tháng 5/2005. Tôi khát khao, hy vọng sẽ có một ai đó, có thể là một nhà khoa học, một nhà lãnh đạo, một nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật, báo chí, hoặc một công dân bình thường giàu tâm huyết, sẽ đến gặp anh Bùi Kim Hồng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, tìm hiểu cặn kẽ cây "Xanh Bốn Mùa", thực hiện tâm nguyện nhân ái của Bác, mang lại một chút yêu thương, thảnh thơi cho những người quét rác đang ngày đêm làm đẹp những con đường ta đi

Hồ Ngọc Sơn

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文