Chăn dắt người già, trẻ em đi ăn xin

11:09 14/06/2008
Thấy một số ông bà già, trẻ em ở tỉnh ngoài về Hà Nội làm nghề ăn xin, đến thuê trọ gần nhà, Hằng và Hương đã nghĩ ra chuyện chăn dắt họ để kiếm lợi. “Đội quân” mà Hằng thu nạp mỗi ngày phải nộp lệ phí từ 100 đến 150 ngàn đồng/người…

Một bà cụ mù loà, lê la trên đường phố với bộ quần áo rách nát và cái giọng khê nồng đầy nước mắt: "Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại thương tình cho cháu mấy đồng bạc lẻ...". Một đứa trẻ hơn 10 tuổi, còm nhom, bẩn thỉu trong manh áo rách, mang cái ống bơ sắt lần đến từng bàn ăn trên hè phố để xin sự bố thí của mọi người...

Có ai ngờ, đằng sau những cuộc đời khốn khổ ấy là những kẻ cơ hội, chăn dắt những người già, con trẻ có số phận thiếu may mắn ấy để kiếm lời.

Hành vi này của Đỗ Thuý Hằng, 35 tuổi, ở phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân và Trần Thị Hương, 25 tuổi, đang trọ tại phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bị các trinh sát của Đội 5 Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 14) Công an TP Hà Nội phát hiện vào ngày 11/6 vừa qua.

Chăn dắt cả người già, trẻ em

Cứ 5h sáng, những người gần nhà trọ ở phố Định Công, quận Hoàng Mai lại quen với cảnh có 2 người phụ nữ đi xe máy đến đón những cụ già và cháu nhỏ làm nghề ăn xin chở đi.

Họ đưa những người này đến các nơi đông người qua lại như chợ Trương Định, chợ Mơ, chân cầu vượt Ngã Tư Vọng, thả xuống để ăn xin sự thương hại của những người đi đường.

Đến 20h thì hai người phụ nữ lại mang xe máy đến chở những người ăn xin lúc này đã mệt lả vì bụi đường và nắng gió về nhà trọ. Ngày nắng còn đỡ, khi mưa thì những người ăn xin ấy vẫn phải lê lết, bám đường để xin ăn cho đủ định mức.

Qua công tác nắm tình hình, các trinh sát của Đội 5 Phòng PC 14 đã phát hiện ra hành vi chăn dắt của 2 người phụ nữ trên. Ngày 11/6, các anh đã tiến hành tạm giữ 2 người này và đưa những người ăn xin khốn khổ đó về trụ sở lấy lời khai. Hai người phụ nữ đó là Đỗ Thị Hằng và Trần Thị Hương.

Hằng và Hương trước đây chỉ là những người lao động bình thường. Khi một số ông bà già, trẻ em ở tỉnh ngoài về Hà Nội làm nghề ăn xin, đến thuê trọ gần nhà thì Hằng và Hương đã nghĩ ra chuyện chăn dắt họ để kiếm lợi.

Hằng thu nạp 3 người, đó là ông Phạm Văn Thơ, 59 tuổi; cháu Nguyễn Thị Phượng, 15 tuổi và cháu Nguyễn Thị Lệ, 13 tuổi, cùng ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.

Ông Thơ tuy chưa nhiều tuổi nhưng trông rất già nua, lại bị lẫn cẫn, lúc nào cũng nói lảm nhảm và ôm khư khư cái điếu cày. Còn cháu Phượng và Lệ đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, phải bỏ học sớm và đi kiếm ăn phụ giúp gia đình.

Hằng thoả thuận với 3 người này là hàng ngày sẽ chở họ đến địa điểm ăn xin, cho họ ăn và thuê nhà trọ cho họ ở. Đổi lại, một người phải nộp lệ phí cho Hằng từ 100 đến 150 ngàn đồng/ ngày. Tổng cộng, từ tháng 4/2008 đến ngày 9/6, Hằng đã thu của ông Thơ và 2 cháu gái khoảng 6 triệu đồng tiền họ ăn xin được. Trừ đi chi phí ăn uống thì Hằng được hưởng lợi hơn 2 triệu đồng.

Trần Thị Hương chăn dắt ít hơn, chỉ có cụ bà Cao Thị Tình, năm nay gần 90 tuổi, cùng quê ở xã Quảng Khê. Nhưng mối lợi của Hương không hề nhỏ, bởi một cụ già bị mù loà 2 mắt, 2 chân yếu, không thể tự đi lại được như cụ Tình khi đi ăn xin đã khiến rất nhiều người động lòng thương. Một tháng, cụ Tình đã xin được khoảng từ 6 đến 6,5 triệu đồng. Hương thoả thuận với con trai cụ Tình ở quê mỗi tháng sẽ đưa về cho 1 triệu đồng.

Thế nhưng từ tháng 4/2008 đến nay, Hương nói dối cụ Tình là đã chuyển tiền cho con trai cụ nhưng thực tế vẫn giữ để tiêu xài. Ngoài ra, giá tiền ăn, tiền ở của những người ăn xin này có vẻ đã được nâng lên khá cao.

Bởi cứ tính như kiểu của Hương trình bày tại cơ quan Công an, mỗi tháng bà Tình chi phí tiền ăn, ở hết khoảng 2 triệu đồng, như vậy mỗi ngày phải hết 70 ngàn. Trong khi thực tế cụ Tình sức khoẻ rất yếu, có hôm gói xôi Hương mua cho cụ ăn từ 5h sáng đến tận 20h vẫn còn non nửa...

Đừng nhẫn tâm với những người khốn khó

Khi tìm hiểu vụ việc này, chúng tôi thấy đau lòng bởi những người trong gia đình các cụ già và em nhỏ này đều biết đến việc người nhà mình đang bị chăn dắt làm nghề ăn xin ở Hà Nội. Nhưng vì mối lợi trước mắt mà họ đã đồng tình với những hành động phi nhân tính ấy.

Đáng trách nhất là anh con trai cụ Tình, mẹ mù loà, lại ở cái tuổi sắp gần đất xa trời mà vẫn nhắm mắt để mẹ lê lết ăn xin kiếm tiền đưa về cho mình.

Cũng có thể họ quá nghèo nên tính quẩn, nhưng hành vi của họ vô tình đã trở thành sự nhẫn tâm với người thân, để những người khác lợi dụng kiếm ăn trên nỗi vất vả, cơ cực của người thân. Họ phải hiểu rằng, còn bao nhiêu cạm bẫy, những trò hành hạ đang chờ những người ăn xin nếu rơi vào sự chăn dắt của những kẻ mất nhân tính.

Cho đến bây giờ, các điều tra viên của Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an quận Hoàn Kiếm vẫn bị ám ảnh bởi tội ác hành hạ trẻ em của đối tượng tên là Hùng. Khi đi đến ga Vinh thì gã nhìn thấy một người đàn bà khuyết tật bán hàng rong ở ga mang theo 2 đứa con còn nhỏ. Gã đã cho người đàn bà chút tiền rồi đưa 2 đứa nhỏ về Hà Nội sống với mình và huấn luyện cho các cháu đi ăn xin.

Gã đối xử với các cháu rất tàn tệ, nếu hôm nào các cháu không kiếm đủ tiền là bị hắn dùng điếu thuốc lá đang cháy đâm vào mặt, vào mắt. Trên người hai em là nhằng nhịt những vết thịt cháy, thậm chí em bé gái mới 3 tuổi bị châm mù một bên mắt.

Vợ chồng Nguyễn Thị Ngọc và Phạm Ngọc Minh, quê ở Thanh Hoá lại nghĩ ra một cách làm ăn quái đản. Chúng đến gặp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh cùng quê, dụ dỗ họ cho con em của mình đi theo vợ chồng Ngọc vào TP HCM làm ăn.

Nhưng vào đây, vợ chồng Ngọc thuê nhà, 16 cháu bé cùng quê bị chúng ngày ngày đẩy ra đường đi ăn xin từ sáng sớm đến tối mịt. Đứa nào cuối ngày không đóng được cho 2 vợ chồng ông trùm 200 ngàn đồng là bị đánh bằng roi sắt, thậm chí bị đập đầu vào thành giường. Nhiều cháu khi được các chú ở Công an quận 8 giải cứu, mông và tay chân vẫn sưng tím những vết roi, có cháu bị đánh nát mông và bẻ trật các ngón tay.

Gần đây nhất là việc phát giác ra sự chăn dắt, hành hạ của bà Hồ Thị Ba, tạm trú tại phường An Khánh, quận 2, TP HCM với cháu Bông, 9 tuổi. Cháu Bông không nhớ bố mẹ đẻ mình là ai, từ khi 5 tuổi, cháu đã bị bà Ba bắt đi ăn xin. Ngày nào không xin đủ 200 ngàn, cháu bị bà Ba hành hạ bằng những chiêu tàn độc: đánh trói, tạt nước sôi, thuốc tẩy vào mặt, vào người...

Thiết nghĩ, bên cạnh việc xử lý thật nghiêm những kẻ làm nghề chăn dắt người ăn xin kể trên, các tổ chức xã hội cũng nên quan tâm hơn đến những đối tượng có số phận không may mắn, đặc biệt là những người già, trẻ em. Hãy cho họ một chỗ tựa, có thể họ sẽ tránh được tròng cổ của những kẻ chăn dắt vô lương.

Theo điểm C điều 17 Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 quy định người nào lợi dụng trẻ em vào mục đích trục lợi, bắt trẻ em đi ăn xin, cho thuê, cho mượn trẻ em..., ngoài việc xử lý hành chính phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

Minh Khoa - T. Hoà

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

80 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc vượt ngục lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò (tháng 3/1945-3/2025). Chốn ngục tù tăm tối xưa kia nay đã trở thành Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò giữa trung tâm Thủ đô, hằng ngày đón nhiều lượt khách tham quan.

Trạm Kiểm soát Biên phòng Nhơn Hải (Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Đội CSGT đường thủy (Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định) và Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định điều tra, làm rõ vụ một mô tô nước mất lái lao lên bờ làm 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Gọi các đối tượng bị bắt giữ là những “cá mập” có vẻ văn chương nhưng rất đúng trên thực tế. Bởi chúng là các đối tượng cầm đầu trong các đường dây phạm tội, là cái gốc để hình thành tội phạm và là chỉ huy của những đối tượng phạm tội trong đường dây. Có những vụ án, chúng đứng trên hàng chục đối tượng, ẩn sâu trong vỏ bọc của những doanh nhân thành đạt hay những người lãnh đạo trong tổ chức, cơ quan Nhà nước. Khi tổ chức phạm tội bị Công an tỉnh Thái Bình phá vỡ, các đối tượng lần lượt sa lưới, lúc đó mọi người mới ngỡ ngàng khi biết kẻ cầm đầu - “cá mập” này là ai? Và ngỡ ngàng trước số lượng các đối tượng bị bắt giữ trong đường dây khi cơ quan Công an truy tận cùng, bắt tận hết những kẻ vi phạm pháp luật.

Tối 30/4, hàng chục ngàn người dân và du khách đã đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để hòa mình vào không khí lễ hội rực rỡ, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chuỗi hoạt động đặc sắc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), màn diễu hành của đoàn kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút người dân và du khách...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.