Chàng trai trẻ giúp ngư dân tháo gỡ khó khăn
- Agribank chung tay vì ngư dân bị thiệt hại từ sự cố Formosa
- Tìm ra thủ phạm làm cá chết: Ngư dân chỉ mong biển sạch trở lại
Tuy nhiên, công tác được 2 năm thì em xin nghỉ việc vì cảm thấy tay chân bị gò bó, trong khi tuổi trẻ vốn thích bay nhảy, khám phá và thử thách. Em trở lại Bình Dương và làm trưởng phòng nhân sự cho một công ty may mặc lớn tại đây. Vừa làm, em vừa học và có bằng thạc sĩ ngành Luật. Nhưng rồi, cảm thấy cuộc sống của mình không thích hợp ở thành phố nên quyết định quay về…
Hiếu và các lao động ở quê đang sản xuất đầu lân bán ra nhiều thị trường trong nước. |
Hiếu được các anh chị em trong gia đình đồng ý góp vốn đầu tư mở một số quán cà phê và bi-a trên địa bàn. Hiếu đã thành công, thu lãi nhiều triệu đồng mỗi tháng, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Đời sống kinh tế ổn định, nhưng Hiếu luôn trăn trở trước thực trạng còn nhiều lao động phải đi làm ăn xa, do quê hương chưa xây dựng được các nhà máy, xí nghiệp; nghề biển và nông nghiệp lúc được, lúc mất nhờ trời.
Năm 2014, Hiếu vào Hội An (Quảng Nam) học nghề làm lồng đèn, về đầu tư mở xưởng tạo việc làm cho hơn 20 lao động ở quê. Nhưng chuyến hàng đầu tiên xuất sang Trung Quốc bị thất bại, sau đó Hiếu cũng không tìm được đầu ra nên đành phải bỏ dự án.
Không nản chí, năm sau, Hiếu vào Huế tìm học nghề làm đầu lân. “Đó là dự án làm đầu lân khá quy mô ngay tại sân, vườn, nhà ở của mình, khu phố An Đức 3, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị”. Ban đầu, Hiếu hợp đồng thêm một số thợ lành nghề ở Huế để vừa làm vừa đào tạo nghề cho lao động ở quê. Cùng với sản xuất, Hiếu tích cực tìm kiếm thông tin trên mạng và nhờ người quen tìm hiểu để liên hệ khách hàng ở nhiều nơi.
Nhờ sản phẩm làm ra chất lượng, phong phú và đẹp hơn nhiều so với những cơ sở sản xuất khác, đến nay Hiếu đã có tới 16 cơ sở kinh doanh ký hợp đồng mua sản phẩm, với tổng cộng hơn 10.000 đầu lân các loại. Cơ sở làm đầu lân của Hiếu đi vào hoạt động gần 1 tháng, nhưng đã tạo việc làm cho gần 30 lao động địa phương, với mức lương mỗi tháng từ 3,5-6 triệu đồng/người.
Ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, bày tỏ vui mừng trước việc làm của Hiếu. Ông Hùng cho biết, sau giai đoạn cá biển chết và biết được việc phục hồi môi trường biển là rất khó khăn, lâu dài, huyện đã chủ động tổ chức khảo sát thực tế, nắm bắt nguyện vọng của bà con ngư dân trên địa bàn, để từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho bà con.
Vậy nên, huyện rất khuyến khích và sẽ khen thưởng xứng đáng những cá nhân, tổ chức có những sáng kiến, việc làm cụ thể giúp đỡ bà con ngư dân ở quê có được công ăn việc làm ổn định như Lê Quang Hiếu…