Chuyện Bác Hồ hai lần về thăm quê

19:27 21/05/2011
Ông Nguyễn Sinh Quế nhớ lại: Về thăm ngôi nhà lá năm xưa, thấy dòng chữ "Nhà Hồ Chủ tịch" ghi trên tấm biển trước cổng, Bác đã quay lại nói với mọi người rằng đây không phải là nhà Hồ Chủ tịch mà là nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam, Danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời Người hy sinh cho cách mạng, cho dân tộc. Nhắc đến Người là nhắc đến một con người vĩ đại, giữa bộn bề công việc, trong sâu thẳm lòng mình, Bác vẫn luôn dành cho quê hương, dòng tộc những tình cảm đặc biệt. Chỉ có những người đã một lần được gặp Bác khi về thăm quê mới hiểu hết nỗi lòng của Người.

Quê hương nghĩa nặng tình thâm

Giữa những ngày tháng 5 ngập tràn ký ức lịch sử này, chúng tôi lại được về thăm quê Bác làng Sen, được thăm lại quê nội, quê ngoại của Người, nơi đã gắn bó với Người suốt quãng đời tuổi thơ, và được nghe lớp con cháu trong dòng họ Nguyễn Sinh kể về Người trong hai lần ít ỏi về thăm quê.

Tham gia kháng chiến từ khi mới 16 tuổi, trải qua bao phen tù đày của thực dân Pháp, hòa bình lại lao vào với công việc chính trị, ở cái tuổi 77 ông Nguyễn Sinh Quế (nguyên UVBCH Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Kim Liên) vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Khi kể về những lần được đón Bác về thăm quê, lòng ông lại xúc động bồi hồi, lại có những giọt nước mắt lăn trên đôi má.

Ông Nguyễn Sinh Quế và cụ Nguyễn Sinh Vinh, người được giao hương khói cho nhà thờ cụ Nguyễn Sinh Nhậm là ông nội Bác.

Từ ngày rời xa quê hương vào Thừa Thiên - Huế học, rồi bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, hơn 50 năm trôi qua, ngày 1/6/1957 Bác mới được về thăm lại quê hương, thăm lại bà con làng xóm, thăm những gian nhà lá gắn liền với tuổi thơ của Người. Đây là lần về thăm quê bí mật, chỉ một số người được giao nhiệm vụ đón Bác mới được biết. Nơi Bác đến đầu tiên khi đặt chân trở lại Kim Liên là ngôi nhà thờ của dòng họ Nguyễn Sinh, chính là ngôi nhà của ông nội Bác ngày xưa (mà sau này chính Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bây giờ đã từng ở và học tập trong đó). Bác nhìn ngắm thật lâu và vô cùng xúc động trước những kỷ vật của cụ Nguyễn Sinh Sắc được lưu giữ tại đây.

Ông Nguyễn Sinh Quế nhớ lại: Về thăm ngôi nhà lá năm xưa, thấy dòng chữ "Nhà Hồ Chủ tịch" ghi trên tấm biển trước cổng, Bác đã quay lại nói với mọi người rằng đây không phải là nhà Hồ Chủ tịch mà là nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Khi bước vào ngõ, Bác đã biết ngay đây không phải cái ngõ quen thuộc, Bác đi thẳng lại dãy hàng rào được rào bằng tre, Người nhổ lên mấy cọc tre để bước qua: Đây mới chính là cái ngõ quen thuộc gắn liền với những trò chơi thuở nhỏ của Người năm xưa.

Vợ chồng ông Nguyễn Sinh Điền đã vô cùng xúc động khi cậu bé Nguyễn Sinh Cung năm xưa vẫn nhận ra mình dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ba người ôm nhau, nước mắt chan chứa ôn lại bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu. Nói chuyện với bà con nhân dân ở quê hương, Bác luôn căn dặn mọi người phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, luôn phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Bác nói: "Người ta về thăm quê thì mừng mừng tủi tủi, tôi về thăm quê lần này chỉ có mừng chứ không có tủi, mừng vì quê hương đã thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than". Ông Nguyễn Sinh Quế vẫn nhớ như in lời Người: "Các bác, các chú, các con em trong dòng tộc: Một giọt máu đào hơn ao nước lã, anh em phải biết giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, phải phát huy truyền thống kiên cường bất khuất của dòng họ Nguyễn Sinh".

Chia tay bà con, Bác đã gửi tặng các cụ cao niên 5kg trà và cho các cháu thiếu niên nhi đồng 5kg kẹo. Ai ai cũng xúc động bởi sự giản dị của Người, trước tình cảm thắm thiết đối với quê hương làng xóm của Người.

Quê hương mong được báo công với Bác

Bốn năm sau, ngày 9/12/1961 Bác lại có dịp được về thăm quê, lần này Bác về quê ngoại trước (lần này có cả Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (bây giờ), lúc đó còn là thiếu niên) ai cũng nhận ra trên gương mặt Bác có một niềm vui mới. Bác hết sức vui mừng vì ngôi nhà năm xưa đã trở về nguyên trạng, những kỷ vật năm xưa của gia đình Người đã được tìm về đúng chỗ của chúng. Ông Quế kể lại: Vào thăm ngôi nhà lá đúng nguyên trạng năm xưa, Bác ngắm, rồi sờ vào từng cái cột, cái kèo, từng phên vách, từng đồ vật, rất xúc động.

Đang mải nhìn từng hiện vật của gia đình năm xưa, bỗng Bác nghe toàn dân đồng thanh hô "Hồ Chủ tịch muôn năm…". Hỏi ra Bác mới biết là có hàng ngàn người dân đang chờ để được nhìn khuôn mặt của Người, khuôn mặt mà cụ Nguyễn Sinh Vinh (cũng là một người cháu trong họ, hiện nay được giao bảo vệ, chăm sóc và hương khói cho nhà thờ của cụ Nguyễn Sinh Nhậm là ông nội Bác) dù đã hơn 90 tuổi vẫn nhớ như in: "Lúc đó trông Cụ Hồ như một vị tiên vậy, tóc thì trắng phơ, khuôn mặt hồng hào luôn rạng ngời…". Không muốn để người dân chờ lâu ngoài nắng, Bác đã đi thăm nhanh một vòng rồi ra nói chuyện cùng họ. Một điều vui nữa đó là việc quê hương nay đã đổi mới, xã Nam Liên (Kim Liên bây giờ) đã thành lập Hợp tác xã, từ đây người dân cả xã như một nhà, đồng tâm xây dựng quê hương.

Ông Nguyễn Sinh Quế được chụp ảnh với Bác Hồ trong lần thứ hai Bác về thăm quê.

Trong lần thứ hai Bác về thăm này, ông Nguyễn Sinh Quế mới 27 tuổi, là Tỉnh ủy viên trẻ nhất của Nghệ An lúc bấy giờ, đã được giao về làm trưởng ban và ông Võ Khắc Minh, Phó Bí thư Huyện ủy là phó đoàn đón tiếp Bác. Nói chuyện với bà con, Bác không quên dặn dò người cháu Nguyễn Sinh Quế: "Đối với người cán bộ việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì không có lợi cho dân thì đừng làm".

Điều ấn tượng nhất đối với mọi người dân Kim Liên lúc bấy giờ là chuyện ra thăm Bác của cụ Nguyễn Sinh Xơng, sau một tháng ra thăm Bác, cụ Xơng về đến nhà thì nhận được giấy mời đến nhận tiền Bác gửi. Cụ Xơng ngỡ ngàng không biết tại sao có giấy báo nhận tiền, đến khi hỏi ra thì mới biết là khi tâm sự với Bác, cụ nói ở nhà chỉ cày bằng con bê và nghèo khổ không có tiền đón tết nên được Bác cho tiền mà Bác tiết kiệm bao năm để ăn Tết. Ông Quế tâm sự: 20 tết âm lịch, tôi nhận được giấy báo nhận tiền nói: "Chú Quế đưa cho cụ Mợi (Cha cụ Xơng) để ăn Tết, đây là tiền của Bác tiết kiệm được, không phải của Chính phủ".

Hồ Chí Minh, một lãnh tụ vĩ đại, một con người kiệt xuất của dân tộc suốt cuộc đời lo cho dân tộc, cho quê hương. Người là đài hoa Sen toả ngát hương đời và quê hương Nam Đàn mong có một lần được báo công với Bác

Tùng Nguyễn

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文