Chuyện của người tử tù Côn Đảo

07:56 23/04/2005

Nhắm mắt dẹp đi nỗi sợ hãi, một tay anh bóp đầu con rắn, tay kia cầm đuôi con rắn đưa lên miệng cắn đứt và cứ thế hút một hơi dài. Tiếp đó, anh lột xác con rắn và nhai một cách ngon lành cả xương con rắn nhỏ. Riêng mật rắn anh cố gắng nuốt luôn.

Vào cuối năm 1967, tại khu vực chuồng cọp thuộc lao II (Trại Phú Hải - Côn Đảo), cuộc đọ sức giữa những người cộng sản và kẻ thù trong phong trào đấu tranh "chống ly khai", "chống chào cờ ba sọc" đang trong giai đoạn đọ sức gay go, ác liệt. Không khuất phục được những người tù, những tên chúa ngục và tay sai tìm cách trả thù. Tù nhân bị ăn đòn theo bữa. Sáng ra đổ cầu: đánh. Trưa ra lấy cơm: đánh. Chiều lấy cơm: đánh nữa. Đó là chưa kể những "bữa ăn thêm" cai ngục say rượu "đánh chơi", tiêu khiển. Cấp trên thưởng, phạt chúng cũng lôi tù ra đánh. Chúng hỏi bâng quơ, trả lời sai cũng đánh, đúng cũng đánh, không trả lời càng bị đánh.

Sau những ngày đấu tranh chống chào cờ ba sọc, đêm 28/5/1968, anh Phan Đình Tửu, quê Quảng Nam, đã hy sinh trước những trận đòn thù dã man của "bọn trật tự". Cũng vì tội không chịu chào cờ ba sọc mà vào một đêm đầu năm 1969, năm tên trong đội trật tự xộc vào phòng giam số 45, chuồng cọp II, dựng người tù có tên là Vũ Huy Quang, quê ở Tân Phú Xuân, huyện Hàm Thuận, Bình Thuận, mang số 365CT dậy. Không nói không rằng, chúng lột quần áo và quăng anh ra hành lang ngã sõng soài. Bốn tên giữ chặt tay chân anh, tên còn lại cầm thanh chắn ngang cửa cỡ 4x6cm, dài khoảng hơn 1m "dộng" thẳng vào xương sống người tử tù. Cú đánh đầu tiên cơn đau dội lên tận óc. Sau 3 cú đánh, anh không còn biết gì… Sáng hôm sau tỉnh lại, anh cảm thấy cả phần thân dưới của mình đau ê ẩm, tê rần và dường như bị rời hẳn ra. Những cú đánh hiểm độc của kẻ thù đã khiến anh bị giãn một đốt xương sống. Nằm đau đớn như vậy, liệt nửa người nhưng bọn cai ngục vẫn dứt khoát không cho anh ra nằm trạm xá, không cho một viên thuốc dưỡng thương.

Một buổi sau bữa cơm chiều, bỗng đâu một con rắn lục thò đầu qua cái ô nhỏ xíu ở cánh cửa ngay phía trên đầu anh. Con rắn với cái đầu nhỏ giương mắt nhìn người tử tù. Rắn và người "ngắm nhìn" nhau hồi lâu. Anh nghĩ: "Nếu nó cắn mình thì chỉ có đường chết!"… Nhưng không hiểu vì cái "thần" trong mắt người tù hay vì lý do nào khác mà con rắn cứ loanh quanh trên cửa. Thế rồi cái đuôi của nó tự nhiên thòng xuống ngay trên đầu anh. Như một phản xạ tự nhiên, anh cố rướn người, với tay chộp được đuôi con rắn, chỉ một vài vòng quay, con rắn đã nằm ngay đơ trên nền xi măng lạnh. Hồi còn bé, anh đã biết đến nhiều loại rắn, theo kinh nghiệm, anh biết rắn lục là một loại cực độc nhưng cũng rất quý. Nhắm mắt dẹp đi nỗi sợ hãi trong lòng, một tay anh bóp đầu con rắn, tay kia cầm đuôi con rắn đưa lên miệng cắn đứt và cứ thế hút một hơi dài, lột xác con rắn và anh nhai một cách ngon lành cả xương con rắn nhỏ. Riêng mật rắn anh cố gắng nuốt luôn…

Ngồi kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây gần 40 năm, người tử tù năm xưa (nay ông đã 65 tuổi) thốt lên: “Có lẽ trong cuộc đời tôi sẽ không bao giờ quên được mùi vị của món ăn đặc biệt đó. Trong đầu tôi lúc đó chỉ nghĩ nó là vị thuốc và chắc cũng vì đói quá nên tôi mới có thể ăn được". Và lần đầu tiên sau hơn 1 năm nằm liệt, người tù ấy đã có một đêm ngủ ngon giấc, không trằn trọc vì muỗi cắn, vì những cơn đau hành hạ. Sáng hôm sau ngủ dậy, những cơn đau vùng lưng giảm hẳn. Vài ngày sau đó, không biết có phải nhờ món ăn "đại bổ" ấy, nhờ sự luyện tập hay nhờ cả hai mà phần dưới cơ thể của người tù ấy dần dần cử động được. Như một phép nhiệm màu, khoảng giãn của đốt sống lưng cũng từ từ liền lại. Mừng rỡ, anh cố gắng luyện tập đều đặn. Chỉ một tháng sau, anh đã bước đi được những bước đầu tiên.

30 năm và 5.000 hồ sơ tử tù

Nhân vật chính trong câu chuyện trên chính là ông Vũ Khắc Tâm (tên thường gọi là Vũ Huy Quang), một trong 83 tử tù Côn Đảo còn sống cho đến nay tại Tp.HCM. Sau ngày 30/4/1975, ông Quang muốn làm một việc gì đó cho những đồng chí, đồng đội của mình, cho cả người còn và người mất qua hai cuộc kháng chiến. Về công tác tại Tp.HCM, ông càng có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với những tư liệu lịch sử từ Thư viện Khoa học xã hội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, kho lưu trữ Bộ Nội vụ và nhiều nguồn tư liệu khác… Ông bắt đầu thu thập thông tin tìm kiếm tài liệu cho công trình: "Khắc họa chân dung những tử tù trong lịch sử Cách mạng Việt Nam từ  năm 1858 đến 1975". Trong đó có những câu chuyện như V.L Amênô, người lính Đức phản chiến trong quân đội lê dương đánh thuê cho Pháp hay như Jean Ballet - một người nước ngoài đã đến với lực lượng kháng chiến Việt Nam. Hay như ông Hà Minh Trí - người đã ám sát Ngô Đình Diệm trên cao nguyên Buôn Ma Thuột…

Cứ "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" như vậy, suốt 30 năm qua, biết bao khó khăn đến với ông từ tiền mua giấy mực, in ấn, chụp ảnh, tiền đi lại… trăm thứ đều đổ lên vai người vợ cũng là một thương binh hạng 2/4.

Đến nay, sau 30 năm âm thầm làm việc, ông đã thu thập tài liệu của 5.000 bộ hồ sơ tử tù và vẫn tiếp tục đi tìm thêm nữa. Ôâng vui mừng thông báo cho chúng tôi biết, ông mới gửi bản thảo cho Bộ Văn hóa - Thông tin và đang chờ kết quả để còn làm tiếp tập 2

Huyền Nga

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文