Chuyện học ở “ốc đảo” Giồng Bàng mùa lũ

06:53 20/10/2018
Giồng Bàng thuộc xã biên giới Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vỏn vẹn chỉ khoảng 160 hộ, 550 nhân khẩu. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chài lưới.


Mùa nước lũ năm nay, Giồng Bàng như một ốc đảo, với 4 bề mênh mông nước và... nước. Giao thông chia cắt bởi nước lũ, người dân muốn đến trung tâm xã phải di chuyển bằng xuồng khoảng 30 phút cho chặng đường chỉ gần 5km.

Khu dân cư Giồng Bàng được thành lập, sau mùa lũ lớn năm 2000. Nhiều cụ cao niên kể, trước đây Giồng Bàng được ví là nơi “trên cơm, dưới cá”. Đời sống người dân khá nông nhàn. Cứ đến bữa, nhiều người mang tay lưới ném xuống kênh là dính cá mang vào làm thức ăn. Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, đất đai màu mỡ, phù sa bồi đắp.

Nhóm học sinh lớp 2 ở điểm trường tiểu học tại Giồng Bàng.

Qua nhiều năm, cuộc sống người dân gặp khó khăn vì thủy sản cạn kiệt. Nhiều người phải bỏ xứ, đi nơi khác mưu sinh. Năm nay, nước lũ về sớm, nước lại lên cao, con đường duy nhất nối Giồng Bàng với trung tâm xã ngập sâu, việc đi lại của người dân, học sinh hết sức khó khăn.

Chặng đường từ ấp Giồng Bàng đến trung tâm xã Thường Phước 1 và ngược lại chỉ khoảng gần 5km. Nhiều đoạn nước lũ chia cắt, sóng nước cuồn cuộn. Nhìn từ xa, khu dân cư Giồng Bàng bị bao vây bởi bốn bề sông nước.

Theo ông Lâm Văn Thoại (65 tuổi), chủ quán giải khát ở Giồng Bàng, những tháng mùa khô, người dân Giồng Bàng còn có việc làm thuê, chăn nuôi. Còn đến mùa nước, đa phần người dân đều thất nghiệp.

Ông Đặng Văn Bé, trưởng ấp Giồng Bàng nhẩm tính, do hoàn cảnh khó khăn nên rất nhiều người dân bỏ nhà lên Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh làm thuê. Vợ chồng bà Huỳnh Bạch Yến (70 tuổi), có 9 người con và đều đã lập gia đình. Các con bà Yến đều lên thành phố làm thuê, gởi cháu lại cho ông bà chăm sóc.

Chuyện học ở “ốc đảo” Giồng Bàng mùa lũ cũng chẳng giống nơi đâu. Giồng Bàng có điểm trường mầm non và điểm phụ trường tiểu học Thường Phước 1. Điểm trường tiểu học có 3 phòng học, 3 giáo viên nhưng đảm nhận dạy cả 5 lớp. Lớp nhiều nhất là 14 học sinh, ít nhất chỉ 5 em.

Lớp 1 (14 học sinh) ghép với lớp 3 (7 học sinh), lớp 4 (5 học sinh) ghép với lớp 5 (7 học sinh), còn lại là lớp 2 với 10 học sinh. Các em học mầm non và tiểu học thì học tại chỗ, hơn 20 học sinh cấp 2 và 3 phải đi đò đến trường mùa lũ.

Thầy Lê Văn Tuấn (phụ trách lớp 4 và 5) bộc bạch: “Học sinh ít, điểm trường chỉ có 3 phòng nên phải dạy lớp ghép. Giáo viên dạy buổi sáng phải ở lại buổi chiều kèm cặp những em còn yếu. Buổi trưa, giáo viên như chúng tôi mắc võng nghỉ ngơi, mang theo cơm hộp hoặc nấu ăn tại trường”.

Thầy Nguyễn Văn Hợp, người gắn bó hơn 10 năm nay với các em học sinh Giồng Bàng cho biết thêm: “Học sinh nơi đây chỉ mặc đồng phục ngày đầu tuần. Kinh tế khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em. Mùa khô đường từ xã đến trường bụi, còn mùa mưa thì lầy lội. Từ đầu mùa lũ, phương tiện di nhất đưa các thầy từ trung tâm xã đến trường là phải di chuyển bằng đò”.

Thấm thía và thương hoàn cảnh khó khăn của thầy, trò quê mình, năm nào cũng vậy, vào mùa lũ, anh Nguyễn Văn Nhàn (41 tuổi, ngụ ấp Giồng Bàng) tự nguyện lấy chiếc ghe gia đình làm phương tiện đưa đón học sinh, giáo viên.

5h sáng, anh bắt đầu đưa học sinh, người dân từ trong khu dân cư ra đầu kênh biên giới để đến trường hoặc đi chợ. Đến 6h30 cùng ngày, anh Nhàn rước thầy giáo từ trung tâm xã đến khu dân cư dạy học. Mỗi ngày, anh Nhàn đưa rước khoảng 6 lượt, giúp học sinh, giáo viên ở ấp Giồng Bàn đến trường an toàn.

“Đây là khu vực biên giới nên nước lũ dâng rất cao, chảy xiết và sóng đánh liên lục khiến việc đưa đò cũng gặp nhiều khó khăn nhưng đó là cách di chuyển an toàn nhất”, anh Nhàn nói.

Điều khiến chúng tôi mãi suy ngẫm vẫn chính là người dân Giồng Bàng luôn đùm bọc, thương yêu và hỗ trợ lẫn nhau. Trước lúc lên đò rời “ốc đảo” Giồng Bàng, vượt cánh đồng nước mênh mông, tôi được nghe ông Nguyễn Văn Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Thường Phước 1 kể, hoàn cảnh của anh Nhàn cũng còn khó khăn.

“Mỗi ngày, anh Nhàn phải chạy ghe đưa rước học sinh và tự xuất tiền túi ra mua dầu. UBND xã chỉ đạo cho Hội Chữ thập đỏ xã, vận động các Mạnh Thường Quân để có nguồn kinh phí hỗ trợ tiền dầu cho anh. Để động viên tấm lòng thiện nguyện này, UBND huyện cũng tặng giấy khen đột xuất, ghi nhận tấm lòng của anh...”.

Như Anh

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên liên tiếp xảy ra, đang trở thành nỗi ám ảnh đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu gia đình và nhà trường không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì ý nghĩ tự tử trong giới trẻ sẽ có dấu hiệu gia tăng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文