Chuyện tìm cây gỗ quý xây Lăng Bác Hồ

19:03 04/05/2011
Người đàn ông khoảng ngoài 30, cởi trần, quấn khố nói: "Cây mun này là của tui, tui đã "nuôi" lâu lắm rồi, nó ở gần đây, ngay trong buôn này thôi. Được góp phần xây Lăng Bác Hồ, tui vui cái bụng lắm!". Mò mẫm trong đêm, men theo bờ suối gần như dựng đứng, một lát sau trước mặt mọi người sừng sững hiện ra một cây cổ thụ thân to đến hơn 2 người ôm, cao vút, thẳng tắp.

Ngày 2/9/1969, Bác Hồ đi vào cõi vĩnh hằng. Nước nhà đang bị chia cắt, không thể ra Hà Nội viếng Bác, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Phú Yên đã gửi gắm lòng mình qua những công trình, những việc làm nhớ ơn Bác.

Làm nhà thờ Bác

Trong câu chuyện với chúng tôi về lễ truy điệu Bác cách đây gần 42 năm, ông Nguyễn Duy Luân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên giọng trầm hẳn xuống. Ông kể: Bác qua đời đột ngột quá, ai cũng bàng hoàng không dám tin. Khi đó, ông Trần Suyền, Bí thư Tỉnh ủy triệu tập ngay cuộc họp Ban Thường vụ bàn việc tổ chức lễ truy điệu Bác, với tinh thần là phải trang trọng, thể hiện được niềm kính yêu vô bờ bến, niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ, quân dân Phú Yên đối với Cha già dân tộc. Địa điểm nhà thờ Bác ở xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa hiện nay được chọn làm nơi tổ chức lễ vì rộng rãi, gần đường, tiện việc đi lại và có nhiều cây to bảo đảm bí mật đối với địch.

Một trong những việc làm cấp bách khi đó là dựng nhà thờ Bác. Cán bộ, nhân viên các cơ quan của tỉnh và lực lượng thanh niên xung phong, mỗi người một tay, ai cũng muốn được góp phần làm nên công trình thiêng liêng này. Chỉ trong thời gian ngắn, ngôi nhà lá ba gian được dựng lên, đơn sơ nhưng chứa đựng tấm lòng của những đứa con miền Nam đối với cha già dân tộc.

Nhà thờ Bác tại xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) từ đó đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Phú Yên. Có rất nhiều câu chuyện về nhà thờ Bác.

Ông Nguyễn Duy Luân cho biết: Ngay cả địch khi càn quét qua đây, chúng vẫn để nguyên và không dám có hành động gì bất kính đối với nhà thờ Bác. Còn đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Phú Yên, nhà thờ Bác trở thành một điểm hẹn. Cán bộ, chiến sĩ từ Gia Lai, Đắk Lắk xuống hay từ đồng bằng lên đều đến đây thắp hương tưởng nhớ Bác rồi mới đi tiếp. Địa điểm hẹn gặp nhau cũng ở nhà thờ Bác. Trước khi đi chiến đấu, anh em đến hứa quyết tâm, chiến thắng trở về cũng lại đến báo công với Bác.

Ngôi nhà thờ Bác năm xưa đã được xây dựng lại khang trang. Đường sá xa xôi, không có điều kiện về Hà Nội, bà con đến đây thắp hương tưởng nhớ Bác. Ông Phan Nguyễn Việt Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ tại xã Sơn Định cho biết: Không chỉ vào dịp sinh nhật Bác và các dịp lễ, tết, mà ngày thường khu di tích cũng đón nhiều bà con từ các nơi trong tỉnh. Đặc biệt, những năm gần đây, tổ chức hành quân về nguồn, báo công dâng Bác tại Nhà thờ Bác đã trở thành sinh hoạt truyền thống của các địa phương, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Đại uý Huỳnh Kim Thiện, Văn phòng Công an tỉnh Phú Yên nói: "Qua mỗi lần báo công dâng Bác, tôi càng thấm nhuần lời dạy của Bác và tự thấy phải nỗ lực rèn luyện tác phong, đạo đức của người Công an cách mạng, để ngày càng xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, của Bác và nhân dân".

Đi tìm cây gỗ mun xây Lăng Bác

Bác Hồ mất, chưa ra Hà Nội viếng Bác được vì điều kiện chiến tranh, là niềm băn khoăn của mỗi một cán bộ, chiến sĩ và nhân dân miền Nam. Ông Nguyễn Duy Luân nhớ lại: Đầu năm 1973, Tỉnh ủy Phú Yên nhận được điện của Trung ương về việc xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức điện gợi ý mỗi tỉnh ở miền Nam nên có một đặc sản góp phần xây Lăng Bác. Đây là dịp để thể hiện tấm lòng, tình cảm của cán bộ, nhân dân Phú Yên với cha già dân tộc, nên Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tiến hành ngay cuộc họp, bàn chuyện nên chọn đặc sản gì của Phú Yên gửi ra Hà Nội xây Lăng Bác.

Cuộc họp thống nhất chọn cây gỗ mun, vì đây là loại gỗ rất quý hiếm, không phải nơi nào cũng có. 2 tổ đi tìm gỗ mun được thành lập, do ông Huỳnh Phước Thẩm, Trưởng ban sản xuất của tỉnh, từng làm thợ rừng, và anh Tiêu Văn Nghề, cán bộ trung cấp lâm nghiệp từ miền Bắc vào, làm tổ trưởng. Mỗi tổ được nhận lương thực cho 10 ngày ăn, đi về 2 hướng rừng phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Biết là rừng Phú Yên có gỗ mun, nhưng ngay cả đến người làm công tác lâm nghiệp như anh Tiêu Văn Nghề cũng chưa một lần thấy loại cây này, mà chỉ biết nó qua sách vở. 2 tổ công tác đã lùng sục nhiều khu rừng trong tỉnh nhưng đã hết 10 ngày mà vẫn chưa tìm thấy cây mun.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhận định: Muốn tìm được gỗ mun, không có cách nào khác là phải dựa vào dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Thường vụ Tỉnh ủy quyết định cử ông Nguyễn Duy Luân, lúc đó là Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, là người nhiều năm gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số, và ông Ma Noa, dân tộc Ba Na, Bí thư huyện Miền Tây của tỉnh, trực tiếp đi tìm cây gỗ mun.

Vào một buổi chiều tháng 11/1973, đoàn xuất phát từ căn cứ Tỉnh ủy ở xã Sơn Định, tối thì đến buôn Suối Trầu, xã Sơn Hội (đều thuộc huyện Sơn Hoà hiện nay). Mặc dù trời mưa, nhưng khi nghe có cán bộ đến tổ chức mit tinh, bà con ở buôn tản cư này kéo đến rất đông. Bà con sốt sắng cho biết là trong buôn có người nhìn thấy cây mun nhưng hiện đi rẫy chưa về.

Đợi một lát sau thì thấy một người đàn ông khoảng ngoài 30, cởi trần, quấn khố. Anh nói: "Cây mun này là của tui, tui đã "nuôi" lâu lắm rồi, nó ở gần đây, ngay trong buôn này thôi. Được góp phần xây Lăng Bác Hồ, tui vui cái bụng lắm!". Tất cả mọi người nghe nói đều mừng khôn tả. Mò mẫm trong đêm, men theo bờ suối gần như dựng đứng, một lát sau trước mặt mọi người  sừng sững hiện ra một cây cổ thụ thân to đến hơn 2 người ôm, cao vút, thẳng tắp. Mọi người không ngờ là lần này việc tìm cây gỗ mun lại thuận lợi đến thế!

Lễ đốn hạ cây gỗ mun.

Ông Nguyễn Duy Luân vẫn nhớ như in lễ hạ cây gỗ mun vào ngày 6/4/1974. Trước sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh, hội đoàn thể, bà con buôn Suối Trầu, ông Bùi Tân, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy xúc động đọc diễn văn, bày tỏ niềm vinh dự của Phú Yên được góp phần xây dựng Lăng Bác. Ông Nguyễn Duy Luân bổ nhát rìu đầu tiên.

Cây gỗ mun được hạ xuống, xẻ ra, theo đoàn xe thồ băng rừng, vượt suối, lên đường Hồ Chí Minh, cùng các loại gỗ quý hiếm khác của các tỉnh miền Trung kịp chở ra Hà Nội vào tháng 5/1974, góp phần cùng tinh hoa trăm miền làm nên công trình của lòng dân cả nước đối với cha già kính yêu của dân tộc.

Sau ngày đất nước thống nhất, ra thăm Thủ đô Hà Nội, vào Lăng viếng Bác, nhớ lại câu chuyện đi tìm cây gỗ mun năm xưa, ông Nguyễn Duy Luân rưng rưng nghĩ về tấm lòng cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Phú Yên đối với Bác

Phan Xuân Luật

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Hội nhà văn – Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho ra mắt sách “Đầu nguồn” - cuốn hồi ký về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Duy Nguyễn tuyển chọn.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chuyện lên chơi V.League 2025/26 khó vuột khỏi tầm tay của Ninh Bình. Nhưng để vô địch ngay khi thăng hạng giống như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hay CLB Bóng đá Công an Hà Nội trước kia, đội bóng cố đô Hoa Lư phải đầu tư lực lượng mạnh hơn nữa.

Ngày 18/5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phát đi thông báo khẩn đến toàn bộ khách hàng sử dụng điện 21 tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng, khách hàng sử dụng điện trên cả nước nói chung về việc xuất hiện trang web giả mạo Tổng đài chăm sóc khách hàng ngành Điện, với cước phí 8.000 đồng/phút (cao gấp 8 lần cước phí tổng đài chính thức của EVNSPC).

Sau thời gian tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nay là Sở Nội vụ TP Huế), với tinh thần chủ động, trách nhiệm cao, Công an TP Huế đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Qua đó giúp người cai nghiện hiểu rõ tác hại của ma túy để tránh xa và nỗ lực học tập, rèn luyện để sớm được tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cấp bách như biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tài nguyên suy giảm nhanh chóng và áp lực lớn từ yêu cầu tăng trưởng xanh, giảm phát thải. Xung quanh những tồn tại, điểm nghẽn cần tháo gỡ cũng như những thuận lợi mà Nghị quyết 57 “mở đường” để ngành Nông nghiệp có thể “đột phá và phát triển”, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến.

Lần nào cũng vậy, mỗi khi trở lại làng Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội - địa bàn từng có hơn 10 năm gắn bó, Trung tá Nguyễn Đức Quý, Trưởng Công an phường Kim Mã, quận Ba Đình vừa cảm thấy thân quen nhưng cũng vừa xa lạ. Quen bởi ở đó, anh được gặp lại những con người đã nhiều năm gắn bó; lạ bởi sự đổi thay hằng ngày, hằng giờ ở nơi đây…

Hoà trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), tối 17/5, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.  Chương trình do Bộ Công an, Cục Công tác chính trị chỉ đạo Nhà hát Hồ Gươm phối hợp cùng các đơn vị tổ chức.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.