Chuyện trúng trầm kỳ ở Quảng Nam: Thực hư chưa rõ

13:34 13/04/2005
Gần hai tuần qua, dư luận xôn xao chuyện một số thanh niên ở thôn Mỹ Hảo, xã Đại Phong, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), đã đào trúng một rễ cây gió bầu (trầm hương) tích tụ lượng trầm kỳ trên 100kg, bán được khoảng 80 tỷ đồng.

Chiều 5/4, Trưởng thôn Mỹ Hảo, Võ Tấn Quang kể: "Bữa nớ, mấy đứa trúng trầm thuê xe đò chở về tận nhà, bà con hay tin đi coi rần rần. Ngay trong đêm, hàng chục thanh niên trai tráng của thôn rủ nhau phóng xe máy vào Kon Tum, kiếm chác cũng được gần 3 tỷ đồng".

Ông Quang cho biết thêm: Khi tìm được trầm kỳ, Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi cất giấu kỹ trong rừng, chỉ mang một ít về tìm gặp một trùm buôn trầm bên xã Đại Quang dò hỏi giá cả. Nào ngờ chuyện "bật mí" và có 23 thanh niên Mỹ Hảo lên đường vào ngay điểm đào được trầm kỳ.

Buộc lòng, Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi nhờ họ làm giúp, cam kết trả công 200 triệu đồng và 15 triệu đồng cho riêng 4 người áp tải trầm về đến thôn Mỹ Hảo. Sau khi Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi mang trầm về, số người này "đào mót" những rễ gió nhỏ thu thêm được một lượng trầm kỳ, bán được 2,9 tỷ đồng chia nhau.

Tốp 23 người vừa về Mỹ Hảo thì có 4 người khác nối chân và họ cũng kiếm được một ít, bán lại cho các lái trầm ở Đại Lộc, Đà Nẵng với số tiền 125 triệu đồng. Đêm 27/3, tiếp tục có 50 thanh niên của Mỹ Hảo đi xe máy vào và tìm thêm được một lượng trầm kỳ còn sót, bán chia nhau mỗi người vài ba triệu đồng. Hiện có hơn 100 thanh niên trai tráng thôn Mỹ Hảo vẫn còn đào bới ở cánh rừng đã phát hiện trầm kỳ...

Gặp gỡ người tìm trầm

Chúng tôi tìm gặp anh Lê Văn Tục (42 tuổi) cũng là người đi tìm trầm lâu năm nhất, trú ở thôn Mỹ Hảo, Đại Phong, là một trong số 50 thanh niên vào đêm 27/3, đi xe máy lên cánh rừng phát hiện kỳ trầm.

Anh Tục kể: Ngay trong đêm 27/3, anh cùng với các thanh niên khác (khoảng 50 người), đi 25 chiếc xe máy (chủ yếu Dream Trung Quốc) lên đường vào Thạch Trụ (Quảng Ngãi), rồi theo QL 24 vượt đèo Viôlắc, đến 10h sáng hôm sau (28/3) thì tới địa phận Ngọc Têm (Kon Tum).

Cả đoàn gửi xe máy tại nhà trưởng thôn Nước Chè, lội bộ cắt rừng hơn 2 giờ đồng hồ mới có mặt tại vùng rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, là nơi phát hiện trầm kỳ...

Hiện trường vẫn còn lán trại của Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi, bên trong có khoảng 5 tạ gạo và rất nhiều thực phẩm như cá khô, muối ăn... Cạnh đó là hố sâu hoắm do những người đi tìm trầm đã đào theo rễ cây gió bầu tạo nên. Dưới hố, xung quanh được moi hàm ếch lan toả ra tứ phía trong lòng đất.

Anh Tục cùng mọi người lao vào đào bới, tìm kiếm. Cứ rễ ăn đến đâu là cuốc, thuổng, xẻng đào tới đó; chẳng màng tới tính mạng trước nguy cơ bị sập hầm. Đào được ba ngày, nghe được tin xe máy đã bị một số người địa phương phá hỏng nên cả hội rút lui.

Họ xuống Ngọc Têm thu hồi 25 xe máy mang đi sửa, rồi quay về Mỹ Hảo vào ngày 1/4, bán số trầm kỳ chia nhau được 2 - 3 triệu đồng. Theo lời anh Tục, trong số 23 người đi tìm trầm đợt đầu được Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi thuê làm, có em ruột của mình là Lê Văn Chín được chia trên 100 triệu đồng...

Sẽ bị tịch thu?

Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Trương Quang Vinh - Trưởng Công an huyện Đại Lộc, khẳng định: Việc các anh Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi đi tìm trầm tại cánh rừng giáp ranh hai tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum và đào trúng trầm kỳ là có thật. Vì qua xác minh cho thấy, ngoài các lái trầm lớn ở Đại Lộc, Đà Nẵng, còn có rất nhiều chủ tiệm vàng, xe máy ở thị trấn Ái Nghĩa mua lại trầm kỳ của họ.

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Nam cũng đã cử cán bộ về phối hợp cùng Công an huyện điều tra, song do Tuấn, Nhỏ, Giác và Lợi đang vắng mặt tại địa phương nên chưa xác định lượng trầm kỳ là bao nhiêu...

Quy định của Chính phủ về danh mục thực vật, động vật hoang dã quí hiếm có ghi trầm hương (gió bầu) là loại thực vật hạn chế khai thác và sử dụng. Vì thế, nếu xác định được số lượng trầm kỳ lớn thì căn cứ theo Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, áp dụng biện pháp tịch thu số trầm kỳ và phạt tiền đối với những người đi khai thác...

Long Vân

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文