Có một Trường Sa ngay trên quê Bác

08:07 27/11/2016
Từ đầu năm học 2016-2017, thầy trò Trường THCS Kim Liên, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) tự hào có cột mốc Trường Sa ở sân trường. Cứ mỗi ngày đến lớp, giờ ra chơi, từng tốp học sinh trong trường lại tìm đến dưới chân cột mốc thiêng liêng để nhắc mình hiểu thêm, yêu thêm về biển đảo Tổ quốc.

Em Lê Thị Hương Trà, học sinh lớp 7A bộc bạch: “Trước đây, chúng em chỉ biết đến Trường Sa qua sách báo, tivi và lời kể của thầy cô. Từ khi có cột mốc chủ quyền Trường Sa trong khuôn viên trường, chúng em càng thêm hào hứng học môn Địa lý, Lịch sử. Đặc biệt, qua đây, chúng em có cơ hội được học, tìm hiểu và yêu thêm chủ quyền, biển đảo quê hương”.

Say sưa giảng dạy cho các em học sinh biết thêm về chủ quyền biển đảo bên cột mốc Trường Sa, cô Nguyễn Thị Thanh, giáo viên dạy Văn Trường THCS Kim Liên khẳng định: Mong muốn của nhà trường khi xây dựng cột mốc nhằm tạo ra hình ảnh trực quan hằng ngày mà tất cả các em học sinh mỗi khi đến trường đều có thể thấy được hình ảnh Trường Sa thiêng liêng.

Nhìn vào đó, học sinh có thể nhớ được một vùng lãnh thổ không thể thiếu của Tổ quốc. Qua đó từng ngày, từng giờ góp phần giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu với biển, đảo và lòng tự hào, tự tôn và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. 

Mô hình cột mốc Trường Sa trong khuôn viên Trường THCS Kim Liên. Ảnh: Thạch Văn

Thầy Nguyễn Vương Linh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên cho biết: Việc xây dựng cột mốc Trường Sa là một trong chuỗi những hoạt động của trường trong giáo dục truyền thống cho các em học sinh để hướng tới mục đích quan trọng nhất là tạo động cơ học tập đúng đắn và sống có mục đích, có lý tưởng trong các em. 

Để đạt được điều đó, trách nhiệm hàng đầu của nhà trường là giáo dục truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương đất nước nói chung và đặc biệt là chủ quyền biển đảo thiêng liêng cho học sinh.

Tuy là một trường THCS nhưng ở trên quê Bác nên du khách khắp nơi về thăm nhiều nên khi thiết kế phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không phá vỡ cảnh quan chung của toàn trường.

Công trình cột mốc Trường Sa được hoàn thành ngày 15-8-2016 theo màu sắc, hoa văn nguyên mẫu cột mốc tại đảo Trường Sa với chiều cao 4,8m, đế rộng 1m² và được làm bằng bê tông cốt thép.

Bên ngoài cột mốc được ốp đá và có ghi rõ vĩ độ, kinh độ của đảo Trường Sa. Từ đó, cột mốc mô hình Trường Sa đã trở thành điểm nhấn của ngôi trường trên quê Bác.

Theo thầy hiệu trưởng, kinh phí xây dựng cột mốc chủ yếu từ các giáo viên bằng hình thức góp đá xây dựng Trường Sa và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Cùng với việc xây dựng cột mốc chủ quyền Trường Sa, công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo trong trường đã được thực hiện từ lâu. Trong năm học 2015-2016, trường quyết định đặt tên 20 chi đội lớp học được đặt theo tên của từng hòn đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa như chi đội Trường Sa Đông, chi đội Trường Sa Tây, chi đội Gạc Ma, chi đội Tiền Tiêu… và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, đặc biệt là tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho học sinh.

Sau khi mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa được hoàn thành, các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trong Trường THCS Kim Liên càng sinh động hơn. Từ đầu năm học đến nay, trường đã tổ chức được 4 buổi hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu về biển đảo.             
Thạch Văn

Chuyến bay vào không gian của phi hành đoàn toàn nữ trên tàu New Shepard cất cánh lúc 9h30 sáng 14/4 (giờ địa phương), tức 21h30 cùng ngày (giờ Việt Nam), từ bệ phóng số 1 của Blue Origin, Tây Texas (Mỹ). Toàn bộ chuyến bay kéo dài khoảng 10,5 phút và các phi hành gia đã được chiêm ngưỡng đường cong của trái đất. 

Sau hơn 15 năm xây dựng (dự án thuỷ điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.300 tỷ đồng), đã hoàn thành hơn 90% khối lượng nhưng “đắp chiếu” từ 2018 đến nay. Đây là một trong 4 dự án trên cả nước vừa được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa vào diện theo dõi…

Gần 600 loại sữa được sản xuất giả nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em vừa bị lực lượng Công an triệt phá đã gây xôn xao dư luận. Đánh vào tâm lý của người bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ em thấp còi, lại dùng người nổi tiếng để quảng cáo tràn lan trên các nền tảng, trong 4 năm qua, gần 600 loại sữa bột giả này đã tiêu thụ khắp cả nước, bán cho hàng trăm nghìn người tiêu dùng, thu lợi gần 500 tỷ đồng.

Báo CAND số 7184, phát hành ngày 29/3/2025 vừa qua có đăng bài viết “Cần hỗ trợ người dân vạn đò sông Hương an cư” phản ánh sự việc: 16 năm trước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện di dời gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương lên bờ tái định cư...

Xin nói ngay đó là ở các quán bar, vũ trường mà tập trung nhiều nhất là ở các quán bar “chui”, tức hoạt động không có giấy phép. Những người bị phát hiện có người bị xử phạt hành chính, có người bị đưa đi cai nghiện bắt buộc nhưng như vậy vẫn chưa đủ sức để răn đe. Thực tế những địa điểm bị xử lý lần đầu, kiểm tra lại lần sau thì số con nghiện còn cao hơn lần trước.

Bình yên, no đủ, người dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo là những điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất với ông Siu Dok – một mục sư gốc Việt trong chuyến về thăm quê hương tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.

Phái đoàn Hamas hôm 14/4 rời Thủ đô Cairo (Ai Cập) sau các cuộc đàm phán với những nhà trung gian từ Ai Cập và Qatar - hai nước đã hợp tác cùng Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza hồi tháng 1. Trước đó, thành viên cấp cao của lực lượng này đã nêu lên điều kiện thả toàn bộ con tin Israel. 

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文