Có một Trường Sa ngay trên quê Bác

08:07 27/11/2016
Từ đầu năm học 2016-2017, thầy trò Trường THCS Kim Liên, xã Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) tự hào có cột mốc Trường Sa ở sân trường. Cứ mỗi ngày đến lớp, giờ ra chơi, từng tốp học sinh trong trường lại tìm đến dưới chân cột mốc thiêng liêng để nhắc mình hiểu thêm, yêu thêm về biển đảo Tổ quốc.

Em Lê Thị Hương Trà, học sinh lớp 7A bộc bạch: “Trước đây, chúng em chỉ biết đến Trường Sa qua sách báo, tivi và lời kể của thầy cô. Từ khi có cột mốc chủ quyền Trường Sa trong khuôn viên trường, chúng em càng thêm hào hứng học môn Địa lý, Lịch sử. Đặc biệt, qua đây, chúng em có cơ hội được học, tìm hiểu và yêu thêm chủ quyền, biển đảo quê hương”.

Say sưa giảng dạy cho các em học sinh biết thêm về chủ quyền biển đảo bên cột mốc Trường Sa, cô Nguyễn Thị Thanh, giáo viên dạy Văn Trường THCS Kim Liên khẳng định: Mong muốn của nhà trường khi xây dựng cột mốc nhằm tạo ra hình ảnh trực quan hằng ngày mà tất cả các em học sinh mỗi khi đến trường đều có thể thấy được hình ảnh Trường Sa thiêng liêng.

Nhìn vào đó, học sinh có thể nhớ được một vùng lãnh thổ không thể thiếu của Tổ quốc. Qua đó từng ngày, từng giờ góp phần giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu với biển, đảo và lòng tự hào, tự tôn và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. 

Mô hình cột mốc Trường Sa trong khuôn viên Trường THCS Kim Liên. Ảnh: Thạch Văn

Thầy Nguyễn Vương Linh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Liên cho biết: Việc xây dựng cột mốc Trường Sa là một trong chuỗi những hoạt động của trường trong giáo dục truyền thống cho các em học sinh để hướng tới mục đích quan trọng nhất là tạo động cơ học tập đúng đắn và sống có mục đích, có lý tưởng trong các em. 

Để đạt được điều đó, trách nhiệm hàng đầu của nhà trường là giáo dục truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương đất nước nói chung và đặc biệt là chủ quyền biển đảo thiêng liêng cho học sinh.

Tuy là một trường THCS nhưng ở trên quê Bác nên du khách khắp nơi về thăm nhiều nên khi thiết kế phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không phá vỡ cảnh quan chung của toàn trường.

Công trình cột mốc Trường Sa được hoàn thành ngày 15-8-2016 theo màu sắc, hoa văn nguyên mẫu cột mốc tại đảo Trường Sa với chiều cao 4,8m, đế rộng 1m² và được làm bằng bê tông cốt thép.

Bên ngoài cột mốc được ốp đá và có ghi rõ vĩ độ, kinh độ của đảo Trường Sa. Từ đó, cột mốc mô hình Trường Sa đã trở thành điểm nhấn của ngôi trường trên quê Bác.

Theo thầy hiệu trưởng, kinh phí xây dựng cột mốc chủ yếu từ các giáo viên bằng hình thức góp đá xây dựng Trường Sa và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Cùng với việc xây dựng cột mốc chủ quyền Trường Sa, công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo trong trường đã được thực hiện từ lâu. Trong năm học 2015-2016, trường quyết định đặt tên 20 chi đội lớp học được đặt theo tên của từng hòn đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa như chi đội Trường Sa Đông, chi đội Trường Sa Tây, chi đội Gạc Ma, chi đội Tiền Tiêu… và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, đặc biệt là tìm hiểu về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho học sinh.

Sau khi mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa được hoàn thành, các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trong Trường THCS Kim Liên càng sinh động hơn. Từ đầu năm học đến nay, trường đã tổ chức được 4 buổi hoạt động ngoại khóa để tìm hiểu về biển đảo.             
Thạch Văn

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文