Công trình “góp đá” đầu tiên được xây dựng trên Trường Sa
Công trình vừa mới được khánh thành giữa tháng 5 vừa qua - một căn nhà 3 tầng khang trang trị giá 17 tỷ đồng. Đây là ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo, cho ngư dân đánh bắt cá ngoài biển đến nghỉ ngơi, tránh trú bão.
Khi chúng tôi đến, anh em đang dỡ những tấm ván cuối cùng của căn nhà tạm là “tổ ấm” của họ suốt gần 8 tháng thi công trên biển.
“Nghề của chúng tôi thế, toàn xây nhà đẹp mà tứ đời ở nhà tạm” – một thanh niên hàm răng trắng bóng trên gương mặt sạm đen nắng gió tươi cười. Anh là Trung úy Đại Xuân
Đấy là hỏi ra thì biết thế, chứ trên công trường, ai cũng một bộ áo lao động ướt đẫm mồ hôi, chẳng phân biệt được đâu là chỉ huy, đâu là chiến sỹ. Ở Trường Sa, người ta phân biệt thâm niên bằng màu da. Anh nào còn trắng trẻo y như rằng vẫn là “lính mới”. Riêng công binh bao giờ cũng có gương mặt “thâm niên” hơn tất cả.
Anh
Vợ con, gia đình mỗi năm được nhìn thấy anh 1 lần, tổng cộng 13 năm công tác, số lần về thăm nhà vẫn đếm được trên đầu ngón tay. Hai người con, một 3 tuổi, một 6 tuổi đều do một tay vợ anh chăm sóc ở quê nhà. “Mọi người cũng bảo sao không chuyển vợ con đi theo chồng cho tiện, nhưng chỉ có buộc dính vào mình thì đi theo được, chứ mình cũng làm gì có chỗ nào cố định đâu. Mấy mẹ con ở nhà còn có ông bà, theo bố còn khổ nữa”. Hoàn cảnh anh em công binh hầu như đều thế cả.
Công binh Trung đoàn 131 trên công trường đảo Đá Lớn A. |
Dẫn mọi người đi tham quan công trình, anh
Ra đến Trường Sa mới thấy con người mong manh thế nào trước biển, mà cũng mới thấy con người vĩ đại thế nào trước biển. Làm việc ở Trường Sa không có ngày nghỉ, giờ nghỉ cố định, hoàn toàn phụ thuộc vào sự đỏng đảnh của thời tiết. “Thời tiết chỉ cho phép thi công từ tháng 3 đến tháng 10, những tháng còn lại là triều cường, bão dông. Vì vậy, cứ lúc nào làm được là chúng tôi đều tranh thủ làm, bất kể ngày đêm” – Trung tá Phương cho biết.
Hỏi về giá trị công trình, anh bảo chắc phải tốn kém gấp 7 – 8 lần trên đất liền; còn về sức người thì là “Vô giá, chẳng biết đâu mà ước lượng”. Xây dựng công trình trên biển vừa khổ hơn, vừa khó hơn rất nhiều. Từ những “thanh niên cứng tuổi” như Trung tá Phương, năm nay đã 54 tuổi, đến cậu binh nhất mới 19 tuổi Nguyễn Văn Trọng, tất cả đều dốc hết sức mình cho một công trình mà chính họ là người hiểu giá trị của nó hơn ai hết.
Anh em vẫn nói vui: Bảo vệ vật liệu còn hơn bảo vệ bản thân. Người thì có thể ngâm nước vài tiếng, nhưng sắt thép, cát thì nhất định không được xâm mặn. Mỗi một hạt cát, một giọt nước đều là chắt chiu từ những giọt mồ hôi của nhân dân cả nước, đều phải qua bao công sức mới ra được đến đây, đều có sức nặng nghìn cân. Một ngôi nhà không chỉ là một ngôi nhà, mà là bằng chứng của tinh thần đoàn kết dân tộc.
Tại nơi đây, mỗi lúc dông gió, ngư dân sẽ không còn bơ vơ trước biển mà có một nơi vững chãi, ấm áp để trú chân