Công trình “góp đá” đầu tiên được xây dựng trên Trường Sa

22:00 09/06/2012
Trưa ngày thứ 5 của chuyến đi thăm Trường Sa, mặt trời chiếu ánh nắng gay gắt, đoàn công tác cập thềm san hô của đảo Đá Tây. Từ xa vẫn dễ dàng nhìn thấy một công trình khang trang, vẫn còn vàng óng màu sơn mới. Đây chính là công trình góp đá xây Trường Sa đầu tiên vừa được khánh thành từ tiền ủng hộ của đồng bào, nhân dân cả nước.

Công trình vừa mới được khánh thành giữa tháng 5 vừa qua - một căn nhà 3 tầng khang trang trị giá 17 tỷ đồng. Đây là ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng cho cán bộ, chiến sỹ trên đảo, cho ngư dân đánh bắt cá ngoài biển đến nghỉ ngơi, tránh trú bão.

Khi chúng tôi đến, anh em đang dỡ những tấm ván cuối cùng của căn nhà tạm là “tổ ấm” của họ suốt gần 8 tháng thi công trên biển.

“Nghề của chúng tôi thế, toàn xây nhà đẹp mà tứ đời ở nhà tạm” – một thanh niên hàm răng trắng bóng trên gương mặt sạm đen nắng gió tươi cười. Anh là Trung úy Đại Xuân Nam – trợ lý chính trị Trung đoàn 131, Công binh Hải quân – đơn vị trực tiếp thi công công trình.

Đấy là hỏi ra thì biết thế, chứ trên công trường, ai cũng một bộ áo lao động ướt đẫm mồ hôi, chẳng phân biệt được đâu là chỉ huy, đâu là chiến sỹ. Ở Trường Sa, người ta phân biệt thâm niên bằng màu da. Anh nào còn trắng trẻo y như rằng vẫn là “lính mới”. Riêng công binh bao giờ cũng có gương mặt “thâm niên” hơn tất cả.

Anh Nam quê ở Vĩnh Phúc, vào công binh Hải quân được 13 năm. Từng ấy thời gian là theo đuổi công trình, nay đây mai đó. “Đơn vị đóng chính thức là ở Hải Phòng, nhưng từ hồi vào đến giờ chắc mình ở đơn vị không được 1 năm”. Anh cũng là một người đã có thâm niên thi công trên biển đảo, nên thường xuyên đi xa hơn.

Vợ con, gia đình mỗi năm được nhìn thấy anh 1 lần, tổng cộng 13 năm công tác, số lần về thăm nhà vẫn đếm được trên đầu ngón tay. Hai người con, một 3 tuổi, một 6 tuổi đều do một tay vợ anh chăm sóc ở quê nhà. “Mọi người cũng bảo sao không chuyển vợ con đi theo chồng cho tiện, nhưng chỉ có buộc dính vào mình thì đi theo được, chứ mình cũng làm gì có chỗ nào cố định đâu. Mấy mẹ con ở nhà còn có ông bà, theo bố còn khổ nữa”. Hoàn cảnh anh em công binh hầu như đều thế cả.

Công binh Trung đoàn 131 trên công trường đảo Đá Lớn A.

Dẫn mọi người đi tham quan công trình, anh Nam không giấu vẻ tự hào: “Toàn bộ đều làm bằng tay cả, không có thứ máy móc hỗ trợ nào đâu. Mà tự hào cũng phải. Toàn bộ công trình, hơn 7.000 tấn vật liệu, nào sắt, thép, cát sỏi, đến từng giọt nước ngọt để trộn bê tông, nhào vữa… đều vận chuyển từ đất liền ra. Tàu lớn chở hàng không vào được đến điểm thi công, vì vướng bãi san hô rộng mấy cây số vuông. Anh em công binh bằng sức người đội cả 7.000 tấn ấy, rồi bằng sự khéo léo biến nó thành một ngôi nhà khang trang sừng sững.

Ra đến Trường Sa mới thấy con người mong manh thế nào trước biển, mà cũng mới thấy con người vĩ đại thế nào trước biển. Làm việc ở Trường Sa không có ngày nghỉ, giờ nghỉ cố định, hoàn toàn phụ thuộc vào sự đỏng đảnh của thời tiết. “Thời tiết chỉ cho phép thi công từ tháng 3 đến tháng 10, những tháng còn lại là triều cường, bão dông. Vì vậy, cứ lúc nào làm được là chúng tôi đều tranh thủ làm, bất kể ngày đêm” – Trung tá Phương cho biết.

Hỏi về giá trị công trình, anh bảo chắc phải tốn kém gấp 7 – 8 lần trên đất liền; còn về sức người thì là “Vô giá, chẳng biết đâu mà ước lượng”. Xây dựng công trình trên biển vừa khổ hơn, vừa khó hơn rất nhiều. Từ những “thanh niên cứng tuổi” như Trung tá Phương, năm nay đã 54 tuổi, đến cậu binh nhất mới 19 tuổi Nguyễn Văn Trọng, tất cả đều dốc hết sức mình cho một công trình mà chính họ là người hiểu giá trị của nó hơn ai hết.

Anh em vẫn nói vui: Bảo vệ vật liệu còn hơn bảo vệ bản thân. Người thì có thể ngâm nước vài tiếng, nhưng sắt thép, cát thì nhất định không được xâm mặn. Mỗi một hạt cát, một giọt nước đều là chắt chiu từ những giọt mồ hôi của nhân dân cả nước, đều phải qua bao công sức mới ra được đến đây, đều có sức nặng nghìn cân. Một ngôi nhà không chỉ là một ngôi nhà, mà là bằng chứng của tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tại nơi đây, mỗi lúc dông gió, ngư dân sẽ không còn bơ vơ trước biển mà có một nơi vững chãi, ấm áp để trú chân

Vũ Hân

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文