Cột Cờ và Cửa Bắc: Trục thần đạo thành cổ Hà Nội

07:14 13/02/2005
Cột Cờ và Cửa Bắc được coi như vị trí đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của trục chính tâm, trục thần đạo, trục thiêng không chỉ của thành Hà Nội mà còn của cấm thành Thăng Long xưa.

Cột Cờ có tên chữ là Kỳ Đài, hiện nay vẫn được ghi rõ bằng chữ Hán trên một tấm biển đắp nổi ở phần thân trụ mặt phía nam Cột Cờ. Tuy nhiên, người Việt vẫn quen gọi bằng tên dân dã là Cột Cờ.

Cột Cờ được xây dựng trên một bệ có 3 tầng cấp hình vuông. Tầng dưới có cạnh 42m, cao 3,1m. Tầng giữa cao 3,7m. Tầng trên có cạnh là 15m, cao 5,1m trông xa như 3 đế vuông xếp chồng lên nhau. Phần thân trụ hình bát giác, mỗi cạnh dài 2m, chiều cao là 18,2m. Phần lầu nóc trên cùng cao 3,3m.

Nếu tính cả 3 tầng đế thì tổng chiều cao Cột Cờ so với mặt đất là 33,4m; tương đương độ cao của tòa nhà 10 tầng. Vào đêm 9/10/1954, để chuẩn bị cho lễ chào cờ vào ngày 10/10, ta làm thêm một cột thép cao 8m, có ròng rọc để treo cờ. Trong phần thân trụ có cầu thang xoáy trôn ốc, 54 bậc dẫn lên đỉnh cột.

Cột Cờ được xây dựng vào năm 1812, đời Vua Gia Long. Đây là công trình cao nhất ở Hà Nội thời bấy giờ. Năm 1882, sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, quân đội Pháp đã xây thêm một cái chóp mái ở trên đỉnh, biến phần nở rộng thành một căn phòng làm trạm thu phát để liên lạc truyền tin đến các tòa thành lân cận như Bắc Ninh (cách 30km), Sơn Tây (cách 40km).

Cửa Bắc xưa (ảnh nhỏ) và nay.

Ngày 10/10/1954, quân đội ta về tiếp quản thủ đô, tại đây, vào lúc 3 giờ chiều đã tổ chức lễ chào cờ hết sức trọng thể, với sự tham gia của các đơn vị quân đội tiếp quản, cùng hàng vạn nhân dân thủ đô và đồng bào ngoại thành.

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban quân chính thành phố trân trọng đọc thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào thủ đô: “Tám năm qua, Chính phủ xa rời Thủ đô đi kháng chiến cứu nước, tuy xa nhưng lòng Chính phủ vẫn luôn ở cạnh đồng bào. Ngày nay, do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến thắng lợi, Chính phủ lại trở về với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể...

Sau cuộc biến đổi lớn, việc khôi phục lại đời sống bình thường sẽ phức tạp, khó khăn. Nhưng Chính phủ cố gắng quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm, nhất trí góp sức với Chính phủ thì chúng ta nhất định vượt được khó khăn và đạt được mục đích chung, làm cho Hà Nội thành một thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh...”. (Trích: “Bác Hồ với nhân dân Hà Nội” NXB Hà Nội - 1980).

Lễ chào cờ đầu tiên sau ngày giải phóng còn để lại những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc trong lòng người dân thủ đô. Ngày nay, lá cờ đó ngày đêm tung bay trên đỉnh cột là một hình ảnh hết sức thân thương, quen thuộc đối với mỗi chúng ta, trở thành nỗi nhớ đối với những người xa Hà Nội.

Nhìn vào bản đồ Hà Nội thời Nguyễn được lập từ năm 1873, chúng ta thấy phía trước Cột Cờ có một cái hồ hình chữ nhật. Đó chính là hồ Voi.

Bờ phía tây của hồ này, bản đồ còn vẽ rõ vị trí chuồng voi (nơi nuôi voi của nhà nước, phục vụ cho giao thông và trận mạc). Hồ này là nơi dành cho voi tắm. Khi Pháp phá thành Hà Nội cũng lấp luôn hồ. Vị trí của hồ Voi nay là vị trí của vườn hoa Chi Lăng, nơi có tượng đài Lênin ngày nay.

Bản đồ Hà Nội thời Hồng Đức được lập từ năm 1490, thì ở phía sát với Hoàng thành có một hồ nước hẹp, dài theo hướng đông - tây. Đối chiếu với bản đồ thời Nguyễn đó chính là hồ Voi (đến thời Nguyễn hồ có bị lấp bớt nên nhỏ lại). Sát bờ phía bắc có một tòa lầu, không ghi tên. Vị trí của tòa lầu đó tương ứng với vị trí Cột Cờ hiện nay.

Qua tòa lầu này đến lớp tường thành thứ nhất. Qua lớp tường thứ nhất này đến tường thành thứ 2 mới là tường cấm thành thời Lê. Căn cứ trên thực địa thì tường của cấm thành thời Lê đi qua vào khoảng giữa của sân vận động Cột Cờ hiện nay. Qua cửa cấm thành mới tới Đoan Môn. Như vậy, trong hệ thống cung điện thời Lê, tại vị trí Cột Cờ ngày nay có một tòa lầu, có thể đây là nơi để niêm yết các cáo thị của nhà vua như sử sách đã ghi chép.--PageBreak--

Vị trí của Cột Cờ có ý nghĩa rất lớn. Đây là nơi xác định điểm đầu tiên trên trục chính tâm, trục thần đạo của cấm thành Thăng Long.

Cửa Bắc

Thành Hà Nội thời Nguyễn mở ra 5 cửa: Cửa Bắc, Cửa Đông, Cửa Tây, riêng mặt thành phía nam mở ra hai cửa Đông Nam và Tây Nam. Cửa Bắc nằm trên đường Phan Đình Phùng. Cửa Đông mở vào khoảng giữa phố Phùng Hưng vị trí phố Cửa Đông ngày nay. Cửa Tây cạnh đường Hùng Vương.

Năm 1897, thực dân Pháp phá thành Hà Nội, các cửa thành bị phá hủy theo thành. Cửa Đông Nam và cửa Tây Nam ở khoảng đầu và cuối phố Trần Phú, nay không còn dấu tích. Riêng Cửa Bắc mang trên mình 2 vết đạn đại bác của thực dân Pháp bắn vào khi tấn công thành (ngày 25/4/1882), được để lại coi như một chiến tích về sức mạnh của pháo binh Pháp. Vì thế mà Cửa Bắc mới còn lại cho đến ngày nay.

Cổng thành Cửa Bắc có dạng hình thang, cao 10,3m, đáy có một cạnh rộng 17m, cạnh kia là 21m. Cửa hình vòm cuốn, cao 8,71m. Phía trên là một vọng lâu. Tháng 11/1998, trên diện tích đã được bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật một số vị trí.

Ở đây đã tìm thấy vết của một đoạn tường thành cao gần 3m, nằm dưới độ sâu từ 2 đến 5m. Đây có thể là bức tường phía bắc của cấm thành thời Lê. Trong Hồng Đức bản đồ, cấm thành thời Lê không mở cửa chính bắc, mà chỉ mở một cửa ở góc tây bắc (nằm vào khoảng cuối đường Hùng Vương, gần góc đường Hùng Vương - Phan Đình Phùng hiện nay).

Tuy vậy, Cửa Bắc vẫn nằm trên trục chính tâm của cấm thành tạo thành một đường thẳng gần các công trình kiến trúc Cột Cờ - Đoan Môn - Điện Kính Thiên - Hậu Lâu - Cửa Bắc. Điều đó chứng tỏ rằng, khi nhà Nguyễn xây thành Hà Nội đã bảo lưu trục thần đạo của cấm thành thời Lê.

Trên lầu Cửa Bắc có thờ 2 pho tượng Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Tượng đúc bằng đồng rất đẹp. Đây là 2 vị trấn thủ thành Hà Nội vào các thời kỳ 1873 và 1882. Năm 1873, thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, ông đã nhịn ăn cho đến chết. Gần 10 năm sau, thực dân Pháp lại tấn công thành Hà Nội lần thứ  hai (1882). Hà thành thất thủ. Hoàng Diệu đã vào vườn Võ Miếu tuẫn tiết.

Như vậy là, các di tích nằm trên trục chính tâm, trục thần đạo của thành cổ, kể từ nam lên bắc có: Cột Cờ - Đoan Môn - Điện Kính Thiên - Hậu Lâu - Cửa Bắc mà Cột Cờ và Cửa Bắc được coi là 2 điểm đầu và cuối.

Đó là trục không gian. Nhưng không chỉ có thế, trên dặm dài lịch sử, Cột Cờ và Cửa Bắc đánh dấu hai thời điểm hết sức đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Cửa Bắc đánh dấu thời điểm đau thương và bi phẫn nhất khi thành Hà Nội rơi vào tay quân thù. Cột Cờ, nơi chứng kiến lễ chào cờ lịch sử, thời điểm hào hùng và xúc động khi đoàn quân chiến thắng trở về Thủ đô

Phan Duy Kha

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文