Hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014)

Cuộc đối đầu với Gián điệp biệt kích Pháp trước và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

13:58 31/03/2014
LTS: Cách đây 60 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, không quản hy sinh làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca về tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Để làm nên thắng lợi vĩ đại đó, đương nhiên có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng Công an nhân dân (CAND).

Bắt đầu từ số báo này, chúng tôi khởi đăng loạt bài hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là hồi ức về một thời khói lửa của các nhân chứng là cán bộ các cấp, là những cựu chiến binh, Công an, TNXP và quần chúng nhân dân từng trực tiếp tham gia hoặc “chia lửa” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; những thành tựu trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự; sự trưởng thành trong thử thách của lực lượng CAND trên mảnh đất lịch sử từng thấm đẫm những giọt máu đào và mồ hôi của bao lớp cha anh đi trước…

Bài 1: Binh đoàn biệt kích hỗn hợp GCMA ở Tây Bắc

Gián điệp biệt kích (GĐBK) Pháp là một binh chủng tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh quân viễn chinh ở Đông Dương, trực thuộc Cơ quan tình báo chiến lược Pháp. Sau khi mất quyền chủ động trên chiến trường, Pháp đã cho thành lập Binh đoàn Biệt kích Hỗn hợp nhảy dù (GCMA) - thực chất là GĐBK (cao điểm lên đến 15.000 tên) hoạt động quấy rối, phá hoại gây nhiều tổn thất ở vùng hậu phương ta, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bác Hồ, được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng CAND phối hợp với Quân đội nhân dân (QĐND) đã từng bước ngăn chặn, vô hiệu hóa, đập tan âm mưu và hoạt động của đội quân này, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ...

Ký ức một thời khói lửa của vị tướng an ninh

Chiều cuối tháng 3, Hà Nội se sắt trong ẩm ướt bởi mưa phùn. Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân, Bộ Công an. Căn nhà giản dị nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Phạm Ngọc Thạch. Năm nay dù đã bước sang tuổi 88 nhưng trông ông vẫn tráng kiện, giọng nói hào sảng, nụ cười thân thiện. Ông thu hút chúng tôi bởi sự cởi mở, kiến thức uyên thâm của mình. Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng cho biết, mấy năm gần đây ông cũng đang tập trung nghiên cứu về những đóng góp của lực lượng CAND trong Chiến thắng Điện Biên Phủ, và một điều ông tâm đắc nhất chính là cuộc chiến đấu đập tan đội quân GĐBK Pháp lên đến hơn 15.000 tên trước, trong và sau chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chính do việc chủ động tấn công, vô hiệu hoá “lưỡi dao găm đâm vào sau lưng Việt Minh” này đã góp phần đảm bảo hậu phương vững chắc, bảo vệ các lực lượng chủ lực, dân công, các tuyến giao thông trọng điểm, kho tàng, bến bãi… góp phần quan trọng vào chiến thắng” - Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng đúc kết.

Lực lượng Công an tham gia bảo vệ dân công phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khi Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh là Trần Đình), Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng khi đó đang là Trưởng phòng Nghiên cứu địch tình thuộc Bộ Công an (tiền thân của lực lượng tình báo sau này). “Tôi nhớ hôm đó sau khi đi họp về, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn tổ chức cuộc họp khẩn với lãnh đạo các đơn vị chủ chốt và công an một số địa phương: đồng chí Khúc Huề, Cao Phong, Tạ Khắc Din, Hoàng Bạch Mao, Trần Quyết (Giám đốc Công an Khu Tây Bắc), Trần Triệu (Phó Giám đốc Công an Khu Tây Bắc), Bùi Dĩnh (Giám đốc Ty Công an Tuyên Quang), Đào Đình Bảng (Giám đốc Ty Công an Yên Bái), Trần Quốc Mạnh (Giám đốc Ty Công an Lai Châu), Hồng Cẩn (Giám đốc Ty Công an Sơn La)… Nhiệm vụ của lực lượng Công an trong chiến dịch này là phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích phát động phong trào “phòng gian bảo mật”, chống GCMA, bảo vệ an toàn lực lượng chủ lực, dân công, tuyến đường vận chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến dịch”.

GCMA là gì?

“Từ trước đến nay rất tiếc là chúng ta chưa có tổng kết toàn diện nào về cuộc chiến chống GĐBK Pháp, tài liệu về công tác này cũng ít ỏi, sơ sài” - Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng chia sẻ. Tuy nhiên với cương vị là Trưởng phòng Nghiên cứu địch tình Bộ Công an lúc bấy giờ, ông đã cho chúng tôi tiếp cận nhiều nguồn tư liệu quý, đặc biệt căn cứ vào cuốn “Gián điệp biệt kích Pháp ở Đông Dương (1950-1956)” của tác giả Trần Vân do NXB CAND ấn hành năm 2009, chúng ta có thể bước đầu dựng lên “chân dung” và bộ mặt thật của đội quân nguy hiểm này.

Sau chiến dịch biên giới, quân viễn chinh Pháp thua đau và rơi vào thế bị động, thực dân Pháp phải tính đến cầu viện Mỹ. Đại tá Chester được CIA phái sang Đông Dương để giúp Pháp chống phong trào cộng sản ở Đông Dương và Trung Quốc bằng thủ đoạn lợi dụng người dân tộc thiểu số gây dựng những ổ du kích. Thibault de Saint-Phall dưới danh nghĩa phái đoàn kinh tế Mỹ đã tiếp kiến Cao uỷ Pignon và Quốc trưởng Bảo Đại nhằm cải tạo, nâng cấp Trường Biệt kích Vũng Tàu thành trường đào tạo du kích chống Cộng. Ngày 7/4/1951, Tướng De Lattre de Tassigni, Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương đã ký Quyết định số 174 thành lập Cơ quan tác chiến trực thuộc Cơ quan tình báo chiến lược Pháp (SDECE). Để giữ bí mật nhằm che đậy tính chất gián điệp của cơ quan tác chiến đặc biệt này, Pháp đã chọn tên bí mật là Binh đoàn Biệt kích Hỗn hợp nhảy dù (Groupement de Commandó Mixtes Aeroprtes, viết tắt là GCMA) do viên Trung tá Edmon Grall làm Tư lệnh. GCMA thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư lệnh quân viễn chinh, có nhiệm vụ chính là xâm nhập toàn bộ khu vực Việt Minh kiểm soát và gây nên thế thường xuyên bất ổn ở hậu phương đối thủ, đặc biệt là ở địa bàn sắc tộc ít người như Thổ, Thái, Nùng, Mông, Mường…

Trong suốt thời gian trước, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, CGMA hoạt động mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, tập trung ở địa bàn 5 tỉnh: Lai Châu (hiện nay là 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu), Lào Cai, Sơn La, Nghĩa Lộ (nay thuộc Yên Bái) và Hà Giang, gây nhiều tội ác và tổn thất cho cách mạng. Được CGMA hà hơi tiếp sức qua việc tăng cường lực lượng (nhảy dù xuống các địa phương), trang bị vũ khí, quân trang, quân dụng và nhiều phương tiện vật chất khác, bọn phản động, phìa tạo địa phương đã nổi phỉ, âm mưu thành lập “xứ Mường tự trị”, “xứ Thái tự trị”, “xứ Mèo tự trị” nhằm phá hoại hậu phương kháng chiến, chặt đứt các tuyến đường vận chuyển của ta cho mặt trận Điện Biên Phủ.

Đến cuối năm 1953, chỉ riêng tại địa bàn Lào Cai, GCMA đã tập hợp 4 cụm GĐBK lớn với 5.500 tên do trùm phỉ Châu Quáng Lồ chỉ huy. Châu Quáng Lồ nguyên là một tướng cướp hung bạo cầm đầu sắc tộc Mông ở tổng Pha Long, huyện Mường Khương. Được sự trợ giúp của quan thầy Pháp và các thế lực phản động, đội quân GCMA của Châu Quáng Lồ đã đẩy mạnh hoạt động, liên tiếp tổ chức tiến công đánh chiếm, giết hại cán bộ ở Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La, tháng 8/1953, sau khi rút quân khỏi cứ điểm Nà Sản, thực dân Pháp tăng viện và kích động bọn tề, nguỵ, phản động ở Thuận Châu, Sốp Cộp, Sông Mã, Quỳnh Nhai gây bạo loạn. Lực lượng GCMA nhảy dù xuống huyện Thuận Châu để tiếp sức cho bọn phỉ do tên Bạc Cầm Thủy cầm đầu. Chúng đàn áp dân, bắt người dân theo phỉ tập trung hình thành các cụm phỉ lớn ở khu vực 2 xã Long Hẹ, Co Tòng (vùng tam giác Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) để phá hoại hậu phương của ta. Cùng với những cuộc hành binh của Trung đoàn Sông Đà do Đại tá Berteil chỉ huy, quân Pháp thực hiện chiến dịch Ferdinand chiếm giữ 104 bản làng thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, thu nạp thổ ty và lính ngụy cũ, bắt ép thanh niên trai tráng theo phỉ. Sau một thời gian ngắn, lực lượng GCMA và đám tề ngụy phản động đã dựng lên 3 khu biệt kích ở Thuận Châu, Co Tòng và Pa Lao với diện tích lên đến 1.000km2, trong đó có 15 cây số đường huyết mạch số 41 (nay là quốc lộ 6) - con đường vận chuyển chiến lược của ta từ Việt Bắc và khu 4 lên chiến trường Điện Biên Phủ. Theo các tài liệu, đến tháng 8-1953, số quân GCMA ở khu vực Sơn La đã lên đến hơn 3.500 tên.

Để đối phó với sự tấn công của ta, đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và tái chiếm thị trấn Lai Châu, thực dân Pháp đã cho nhiều toán GCMA nhảy dù xuống các khu vực thuộc các địa bàn: Tuần Giáo, Mường Lay (Điện Biên), Quỳnh Hồ (Sìn Hồ - Quỳnh Nhai), Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu) để tập hợp số tàn binh bại trận và những tên tề, nguỵ, phỉ cũ có nhiều tội ác với nhân dân ở hình thành nên các cụm phỉ lớn. Với mưu đồ “phỉ hoá toàn dân”, đầu năm 1954, đội quân GCMA đồng loạt gây bạo loạn ở một số địa bàn thuộc phía Bắc tỉnh Lai Châu (Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ). Do lực lượng chủ lực đang dồn sức cho Chiến dịch Điện Biên Phủ nên các toán phỉ đã bạo loạn và chiếm gần hết các xã thuộc huyện Mường Tè. Chúng xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự khống chế cả một vùng rộng hơn 8.000km2… gây nhiều tổn thất cho chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc…

Mạnh Hà – Anh Hiếu – Phan Hoạt

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文