Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của một bộ đồ mổ qua hai cuộc kháng chiến

21:06 14/08/2013
Bộ đồ mổ đó đã được bác sĩ Quân y Vương Đình Cừ trân trọng, bảo quản và sử dụng để thực hiện 2.000 ca mổ dưới cả ba hình thức tiểu, trung và đại phẫu. Bộ đồ mổ kỳ diệu đó từ bàn tay nhân hậu của người bác sĩ Quân y đã cứu bao nhiêu thương binh sống và tiếp tục chiến đấu. Ai trong số đó còn lại hôm nay sẽ không bao giờ quên tấm lòng nhân hậu và đôi bàn tay vàng của người bác sĩ Quân y năm xưa.

Chúng tôi xin được bắt đầu câu chuyện từ một bức thư đầy xúc động của bác sĩ Quân y lão thành Vương Đình Cừ - bà Nguyễn Thị Nho, vợ ông gửi từ xóm 3, xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có ghi thêm ĐT: 038.3672259 - DĐ: 01294115898 gửi tới cựu chiến sĩ tình báo Công an nhân dân Thừa Thiên - Huế Lâm Bình, tác giả tập hồi ức “Người điệp báo quả cảm” do nhà văn Nguyễn Quang Hà ghi được Nhà xuất bản Công an nhân dân công bố năm 2012. Sau đây là bút tích và lời văn của bức thư đầy tình nghĩa đó:

Kính gửi anh Lâm Bình thân mến!
Kính gửi ông/bà và các cháu thân mến!

Vào tối 25/6, ông bà tôi tình cờ được nghe mẩu chuyện điệp báo viên quả cảm, phát thanh viên an ninh Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có câu chuyện anh Lâm Bình lấy hộp đồ mổ của địch trong những năm chống đế quốc Pháp ở TP Huế. Tôi vô cùng cảm kích, tìm mọi cách để liên lạc được với anh, nhờ bác sĩ Lê Thế Trung mà tôi biết được địa chỉ gia đình anh. Liền sau đó điện thoại liên lạc được với anh chị. Tôi là một trong những người trực tiếp sử dụng hộp đồ mổ đó. Thay mặt anh em Quân y phẫu thuật viên, thay mặt anh em thương binh chân thành cảm tạ người lấy hộp đồ mổ trong lòng địch ra, lòng tri ân biết ơn anh nhiều.

Hộp đồ mổ đó rất đa năng từ tiểu phẫu, trung phẫu cho đến đại phẫu, cấp cứu nhiều ca ngoại khoa và thương binh nặng. Riêng tôi đã phẫu thuật xử trí trên 2.000 thương binh trong thời kỳ chống Mỹ. Hộp đồ mổ đi theo chúng tôi có câu chuyện trong đợt 1 Tổng tấn công Mậu Thân (1968) đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khi rút giải quyết thương binh chuyển về phía sau, hộp đồ mổ tạm thời để vào giữa một ngôi mộ ở vườn cau đỏ ở Thanh An. Sau xuống đợt 2 lại moi ra tiếp tục sử dụng. Hộp đồ mổ theo anh em Quân y Trung đoàn 101 suốt chiến trường Đông Dương. Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ vinh dự đi theo Trung đoàn 2 lần anh hùng. Sau này trung đoàn giải thể nhập vào Tỉnh đội Tây Ninh.

Hộp đồ mổ đó bây giờ ở đâu cũng chưa biết. Giá như được nằm trong bảo tàng thì quý hóa và vinh dự biết bao.

Bức thư xúc động.

64 năm sau, với bức thư này của cựu bác sĩ Quân y Vương Đình Cừ, ông mới biết rằng, bộ đồ mổ mà ông lấy từ tay kẻ thù năm xưa lại có một sứ mệnh rất vinh quang, nó có cả một cuộc phiêu lưu đầy công trạng, nó đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đi qua bao nhiêu chiến trường gian lao và anh dũng cho đến thắng lợi cuối cùng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bộ đồ mổ đó đã được bác sĩ Quân y Vương Đình Cừ trân trọng, bảo quản và sử dụng để thực hiện 2.000 ca mổ dưới cả ba hình thức tiểu, trung và đại phẫu. Bộ đồ mổ kỳ diệu đó từ bàn tay nhân hậu của người bác sĩ Quân y đã cứu bao nhiêu thương binh sống và tiếp tục chiến đấu. Ai trong số đó còn lại hôm nay sẽ không bao giờ quên tấm lòng nhân hậu và đôi bàn tay vàng của người bác sĩ Quân y năm xưa.

Quả thật, 64 năm đã trôi qua, câu chuyện về cuộc phiêu lưu kỳ diệu của bộ đồ mổ mà bác Vương Đình Cừ kể lại, ở tuổi cận kề cửu thập niên, người điệp viên quả cảm Lâm Bình vô cùng xúc động, trước ý nghĩa lớn lao của những chiến công thầm lặng người chiến sĩ Công an nhân dân, trong đó có ông

Nguyễn Tri Nguyên

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文