Cựu chiến binh 18 năm đi tìm mộ liệt sĩ

19:21 06/08/2012
“Thương các anh vẫn còn nằm ở nơi rừng sâu, núi thẳm, còn hơi thở tôi sẽ còn tiếp tục đi tìm để đưa các anh về quê”, 18 năm lặn lội nơi chiến trường xưa, không ngày nào ông Mai Văn Lệ không trăn trở về những người đồng đội đã ngã xuống vì hoà bình của đất nước.

Dù ở tuổi 75, ông Mai Văn Lệ, thôn Nghiêm Xá, thị trấn Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh) vẫn miệt mài đi tìm mộ đồng đội. Suốt 18 năm lặn lội tìm kiếm khắp các chiến trường xưa, ông đã mang lại niềm vui cho hàng trăm gia đình thân nhân các liệt sĩ.

Năm 1959, nghe theo tiếng gọi tổ quốc, ông nhập ngũ vào Nam chiến đấu và được phân về đơn vị Sư đoàn 2, Quân khu 5, sau đó chuyển sang Trung đoàn Đặc công, rồi chuyển về Cục Chính trị quân khu. Đơn vị ông chiến đấu trên một vùng trải rộng từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kon Tum. Chiến tranh mỗi ngày càng thêm ác liệt, đơn vị nhiều người anh dũng hy sinh, chính ông đã tự tay chôn cất hàng trăm liệt sĩ.

Hòa bình trở lại, ông xuất ngũ trở về quê hương nhưng những lời dặn dò của nhiều đồng đội trước lúc nhắm mắt vẫn luôn văng vẳng bên tai: “Mai sau khi đất nước độc lập, thống nhất rồi, nhờ cậu hãy báo về gia đình chỉ giúp chỗ tớ nằm để đưa thi hài về quê hương, tớ muốn được gần bố mẹ”.

Ông kể, khi chôn cất liệt sĩ để thuận tiện cho việc trở lại tìm mộ sau này, ông lấy bút chép đầy đủ các thông tin về tên, tuổi, quê quán, đơn vị, và dùng đồ vật để đánh dấu. Lấy cuốn sổ bạc màu dày cộp, lật giở từng trang giấy khi những nét mực đã mờ nhòa, ông cho biết cuốn sổ này ghi nơi an nghỉ của hơn 500 liệt sĩ trên khắp cả nước. Với phần mộ được đưa về nghĩa trang, ông ghi rõ dãy, hàng và số thứ tự, còn mộ liệt sĩ nào vẫn chưa được quy tập thì dành riêng một trang để vẽ lại sơ đồ nơi các anh an nghỉ.

Ông Mai Văn Lệ chỉ sơ đồ an táng liệt sĩ Nguyễn Hữu Dốp.

Cứ sau mỗi chuyến đi, ông lại tranh thủ ghi thêm những mộ liệt sĩ mới ở nghĩa trang rồi viết thư báo tin về gia đình. Có không ít cánh thư gửi đi nhưng bị trả lại bởi nhiều địa chỉ đã thay đổi, không nản lòng ông lại nhờ các cơ quan báo, đài Trung ương đăng tin về thông tin liệt sĩ. Hiện nay, ông đang cộng tác chặt chẽ với Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, Báo Quân đội nhân dân và mục “Nhắn tìm đồng đội” của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Suốt 18 năm lội suối, băng rừng, ông trực tiếp đi tìm 194 mộ liệt sĩ và viết thư chỉ địa điểm 389 mộ. Tuổi mỗi ngày một cao, sức khỏe cũng dần giảm sút, cả tháng trời phải ăn ngủ trong rừng sâu nhưng lòng nhiệt huyết với đồng đội trong ông chưa bao giờ tắt.

Trong những chuyến đi, kỷ niệm mà ông nhớ nhất là lần đi tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Hữu Dốp quê ở xã Phương Tú, Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ, hy sinh tại xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Bao nhiêu năm qua, gia đình liệt sĩ Dốp đi tìm nhiều nơi nhưng không có kết quả. Ngày nhận được thư của ông, họ vui mừng khôn xiết và ngay lập tức cùng ông lên đường vào Quảng Nam. Mộ liệt sĩ Dốp nằm trên đỉnh núi cao, ông phải cùng mọi người đi từ tờ mờ sáng đến tận 2 rưỡi chiều mới tới nơi.đến đặc điểm mộ liệt sĩ trồng bên một cây lim cổ thụ. Mọi người hì hục đào, khi chiếc bi đông nước lộ ra làm ai cũng òa lên khóc vì đã tìm thấy anh.

Còn lần tìm liệt sĩ Cao Viết Lợi, quê Yên Thành, Nghệ An, hy sinh tại xã Cà Dy, Nam Giang, Quảng Nam, ông tưởng chừng phải bỏ cuộc. Ngày đồng đội nằm xuống, sợ bị “lạnh” ông đã cho liệt sĩ nằm vào trong mảnh nilon, đồng thời chôn hai hòm khóa đạn cách đó 1m làm kí hiệu. Hôm trở lại, người dân đến ở xây nhà nhiều nên càng khó khăn trong việc định hướng. Được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng, sau 5 ngày tìm kiếm, mọi người cũng tìm thấy hài cốt. “Thương các anh vẫn còn nằm ở nơi rừng sâu, núi thẳm, còn hơi thở tôi sẽ còn tiếp tục đi tìm để đưa các anh về quê”, ông Lệ ngấn nước mắt khi di nhìn ảnh đồng đội.

Thông tin phụ

Danh sách các liệt sĩ tại Hà Nội do người thân đã thay đổi địa chỉ nên những bức thư ông Lệ gửi bị trả lại. Nếu ai là thân nhân của những liệt sĩ trên hãy liên hệ: ông Mai Văn Lệ, ĐT: 01684887402.

1. Liệt sĩ: Nguyễn Hữu Dũng.

Sinh năm: 1953.

Hy sinh:  16/6/1972.

Quê quán: 64 Yết Kiêu, Hà Nội;

2. Liệt sĩ: Vũ Chí Dũng.

Hy sinh: 12/1971.

Đơn vị: K9 - E66 - F320.

Quê quán: Số nhà 22, Phan Huy Ích, Hà Nội;

3. Liệt sĩ: Nguyễn Ngọc Cường.

Sinh năm: 1951.

Hy sinh: 21/8/1970.

Quê quán: 37 Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nguyễn Sáng

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文