Cựu tù Côn Đảo và tổ ấm của những đứa trẻ mồ côi

07:40 19/06/2005

Bất kể tiết trời mưa gió, khô hanh, đều đặn cuối chiều mỗi ngày, người dân Tp. Tuy Hòa (Phú Yên) quen thuộc bóng dáng một ông già tóc bạc tản bộ từ nhà riêng ở phố Huỳnh Thúc Kháng sang lớp học dành cho trẻ mồ côi, cơ nhỡ ở 90 Lê Thánh Tôn.

Ông là Nguyễn Quốc Thể, một chiến sĩ cộng sản từng bị giặc Pháp tuyên án tử hình, sau đó là cựu tù chính trị Côn Đảo vượt ngục về đất liền bằng thuyền vải, còn địa chỉ nêu trên là Trung tâm vòng tay ấm Tp. Tuy Hòa đã hình thành hơn mười năm, và ngần ấy thời gian ông Thể gắn bó để chăm lo cho những mảnh đời tuổi thơ bất hạnh...

1- Điềm tĩnh, khiêm tốn nhưng cởi mở, chân tình. Đó là cảm nhận của tôi khi tiếp xúc với ông Nguyễn Quốc Thể. Nghe tôi đặt vấn đề tìm hiểu về ông, ông khoát tay, bảo: “Nhà báo nên tìm hiểu số phận, hoàn cảnh của bọn trẻ để đánh thức những tấm lòng từ thiện”.

Thuyết phục mãi, ông mới kể bằng giọng trầm lắng, nhỏ nhẹ: “Tôi là con út của một gia đình ở Hòa Thắng, huyện Phú Hòa.. Thoát ly từ năm 1945 và được đi học Trường thanh niên Trung bộ Nguyễn Chí Điểu ở Huế, rồi chuyển về Trường Quân chính Liên khu IV ở Hà Tĩnh.

Một năm sau, tôi về làm trung đội trưởng súng thần công Huế. Khi quân Pháp từ sông Hương nã đạn vào Ngọ Môn vỡ nòng khẩu đại bác, cả trung đội rút lên chiến khu Khe Trái. Trận càn sau đó tôi bị bắt, nhưng tay Trưởng phòng Nhì của Pháp không khai thác được gì, đành phải phóng thích tôi. Tiếp nối liên lạc với tổ chức kháng chiến, tôi vào thành Huế làm công tác địch vận, hơn một năm thì bọn mật thám bắt giữ lần hai. Những trận đòn tra tấn không “hạ gục” được tôi, nhưng Pháp vẫn đưa ra tòa án binh. Mức án 18 năm khổ sai cộng 18 năm biệt xứ đã đẩy tôi vào nhà lao Thừa Thiên. Tại đó, tôi cùng bạn tù tổ chức vượt ngục, nhưng địch phát hiện truy xét, một lần nữa tôi ra tòa. Sau khi tuyên án tử hình, chánh án người Pháp hỏi ý nguyện của tôi. Chợt nhớ một câu châm ngôn của Pháp, tôi đã trả lời : “Mourir pour la patrie n’ésl pas un triste sort” (Chết vì Tổ quốc không phải là số phận đáng buồn). Bốn tháng sau, cai ngục công bố lệnh Tổng thống Pháp giảm án cho tôi xuống chung thân. Chuyển vào nhà lao Đà Nẵng, ngày 8/5/1950, tôi cùng 49 tù nhân bị đày ra Côn Đảo…”.

Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Côn Đảo do đồng chí Lê Trọng Bộ làm Bí thư, sau đó đến lượt ông Thể. Ông đã tổ chức cho tù nhân tuyệt thực nhiều đợt để đấu tranh. Hơn một năm ở Côn Đảo, ông Thể cùng bảy bạn tù lén lút làm thuyền vải, thực hiện chuyến vượt ngục đầy mạo hiểm. Sườn thuyền làm bằng song mây buộc lại từ lạt mây; vỏ thuyền là tấm vải kết nối từ quần áo tù đã quét sơn để chống thấm. Để có xăng và sơn, họ phải lập mưu lấy trộm của bọn cai ngục, nên thời gian làm thuyền mất nửa năm.

Đến ngày 23/2/1952, chiếc thuyền vải mong manh đã dong buồm theo hướng gió biển vào đất liền. Vượt qua nhiều đợt sóng lớn và mấy lần thoát hiểm vì suýt lọt vào tầm kiểm soát của tàu tuần tra và máy bay địch, rạng sáng ngày 2/3/1952, thuyền vải tiếp cận căn cứ cách mạng ở Tân Bửu, huyện Ngọc Hiển (Bạc Liêu). Tới đất liền rồi, nhóm tù chính trị bị dân quân địa phương nghi biệt kích địch xâm nhập, vì trước đó máy bay địch lượn nhiều vòng ở Tân Bửu, hơn nữa không ai tin nổi họ vượt ngục đường biển bằng thuyền vải quá đơn sơ. Giải pháp duy nhất là họ lên thuyền trở lại, dong buồm đi một đoạn để chứng minh sự thật cuộc vượt ngục tưởng như đùa.

Sau khi tổ chức cách mạng thẩm tra, thuyền trưởng Nguyễn Quốc Thể nhận công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu đóng ở Lạch Ráng, huyện Trần Văn Thời. Lúc đó Bí thư Tỉnh ủy là đồng chí Võ Văn Kiệt, (sau này là Thủ tướng Chính phủ).

Ba năm sau ngày vượt ngục, ông Thể lên chuyến tàu cuối cùng rời cửa sông ông Đốc, Cà Mau, tập kết ra Bắc từng trải các công việc làm thuế vụ rồi cán bộ Liên hiệp Công Đoàn Tp. Hà Nội và được đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau ngày giải phóng, ông Thể trở về quê nhà làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô, Chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam Tp. Tuy Hòa, đến năm 1994 mới nghỉ hưu.--PageBreak--

2 - Ông Bảy Thể nhớ lại: “Sau khi nghỉ hưu, tôi mới có thời gian dạo phố và đi thăm bè bạn. Dò hỏi gia cảnh những đứa trẻ bán vé số, đánh giày, tôi biết nhiều cháu đều mồ côi, bỏ học giữa chừng và phải tự kiếm cơm, thậm chí có đứa nhịn ăn bữa trưa, dành tiền kiếm được trong ngày để mang về cho mẹ đong gạo. Tình cờ một buổi chiều tôi nhìn thấy đứa trẻ trạc mười hai tuổi, tay cầm xấp vé số, mãi mê đứng nhìn những quyển sách giáo khoa trong cửa hiệu trên đường Trần Hưng Đạo. Tôi hỏi, đứa trẻ nói trong nước mắt: “Ba con mới mất hơn hai tháng, nhà con nghèo lắm, nên con phải nghỉ học để theo mẹ đi bán vé số. Con muốn đi học lắm nhưng mẹ bảo không có đủ tiền để lo cho ba chị em ”. Lúc đó, ý tưởng hình thành một lớp học tình thương dành cho những đứa trẻ mồ côi đã đánh thức tâm trí tôi. Nhưng đồng lương hưu quá ít ỏi, thật lòng tôi chẳng biết tính sao”.

Lớp học tình thương ở Phú Yên.

Ông Thể kể tiếp: “Trong lúc tâm trạng rối bời với ý tưởng lớp học tình thương, thì lãnh đạo Phòng giáo dục Tp. Tuy Hòa đến nhà tôi đặt vấn đề mở lớp học xóa mù cho trẻ lang thang cơ nhỡ. Đương nhiên tôi đồng ý, nhưng hàng loạt khó khăn mới đặt ra, khiến cho tôi phải vào cuộc bằng tất cả tình thương và trách nhiệm “. Trung tâm vòng tay ấm Tp. Tuy Hòa ra đời vào giữa năm 1994 do ông Thể làm giám đốc, cơ sở vật chất là căn nhà, còn giáo viên do Phòng GD-ĐT TP Tuy Hòa điều động. Ngặt nỗi kinh phí mua sách vở, bút mực lấy đâu ra, và bằng cách nào vận động các cháu đến lớp?

 Bỗng dưng ông giám đốc trung tâm trở thành “người đi xin ở phố”. Ông gõ cửa nhà riêng một số bạn bè, có người cảm thông hỗ trợ, nhưng có người vô tâm trách móc: “Ông già rồi, ở nhà nghỉ ngơi cho yên, hơi đâu bận tâm chuyện của thiên hạ, khác nào rước khổ vào thân”. Ông cười chua chát, nhưng vẫn kiên trì đi…xin hỗ trợ. Có sách vở, bút mực, quần áo cũ rồi, ông Thể lang thang trên các đường phố để vận động trẻ mồ côi đến lớp học ban đêm. Niên học đầu tiên thu hút một nhóm học sinh lớp 1. Năm sau, rồi năm sau nữa, trung tâm có đủ các lớp ở bậc tiểu học, từ đó đến nay đều đặn mỗi năm có vài chục học sinh tốt nghiệp tiểu học, đồng thời có thêm ngần ấy học sinh vào lớp 1. Cứ thế, mười năm qua trung tâm tiếp nhận dạy dỗ gần hai trăm học sinh bậc tiểu học là đối tượng mồ côi, cơ nhỡ.

Đã thành nếp quen, vài tuần trước ngày khai giảng năm học mới, ông Thể vận động các doanh nghiệp mang sách vở, quần áo đến tặng các cháu. Thấy ông già tuổi bát tuần bận rộn “chuyện của người dưng”, nhiều nhà hảo tâm góp sức chăm lo, nổi bật nhất là bà Minh Trang - Chủ doanh nghiệp Tài Trang ở phố Nguyễn Thái Học, phường 3. Hai năm qua, bà Trang hỗ trợ mỗi học sinh một suất cơm trước giờ học. Sau một ngày mưu sinh trên phố, bọn trẻ đến trung tâm ăn “bữa cơm tình thương”, chính tấm lòng của bà Trang đã góp phần cuốn hút các cháu đến lớp đều đặn và chăm chỉ hơn.

Buổi tối, tôi đến trung tâm khi học sinh vừa ăn xong “bữa cơm tình thương” và đang vào giờ học. Cháu Lê Thị Tuyết Nhi rơm rớm nước mắt kể: “Má con bị xe tung chết, ba con bỏ nhà đi từ lâu, con ở với bà ngoại”. Ở nhóm lớp 4, cháu Nguyễn Văn Hòa, nhà ở xóm Sũng, mồ côi cha từ bé, mẹ đi bán dạo bánh chưng từ sáng sớm đến tối mịt mới về, nhưng không đủ nuôi hai chị em, nên Hòa phải bán vé số dạo. Hòa nói: Thấy bọn trẻ tiến bộ, năm nào ông Thể cũng đi mượn xe ô tô, xin xăng để “thưởng” cho chúng một chuyến tham quan. Trước mỗi chuyến đi, ông liên hệ các cơ quan, doanh nghiệp gần nơi tham quan để “xin” một bữa cơm trưa cho bọn trẻ.

Tiễn tôi ra cửa, ông bảy Thể, người chiến sĩ cộng sản gần tròn 60 năm tuổi Đảng, tâm sự: “Được chia sẻ tình thương cho những đứa trẻ mồ côi, tôi thật sự hạnh phúc vô cùng ”. Vâng ! Đó chính là bài học tình người để khi trưởng thành, những đứa trẻ từng sinh hoạt ở Trung tâm vòng tay ấm Tp. Tuy Hòa sẽ lấy đó để làm lẽ sống

Phan Văn Lương

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文