Dịch cúm Corona có thể khiến kinh tế toàn cầu suy thoái

12:45 12/02/2020
Cho đến nay, dịch cúm do virus corona xảy ra ở Vũ Hán (cúm Vũ Hán) đang diễn biến ngày càng phức tạp với mức độ lây lan quá nhanh quá nguy hiểm và số người chết tăng cao đang gieo rắc nỗi sợ hãi lên toàn cầu. Liệu bóng ma cúm Vũ Hán có "gây cúm" cho nền kinh Trung Quốc và thế giới?

Chứng khoán đỏ sàn

Các cổ phiếu đã giảm mạnh vào thứ Sáu 31/1, ngày cuối cùng của tháng đầu năm, khi các thương nhân cố gắng đánh giá tác động kinh tế tiềm tàng của coronavirus. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 250 điểm, tương đương 0,8%. S&P 500 giảm 0,5% trong khi Nasdaq Composite giảm 0,2%. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận vào ngày 4/1 rằng đã có hơn 20.000 ca được xác nhận nhiễm coronavirus, với 425 trường hợp tử vong.

Ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận loại virus giống như viêm phổi gây tử vong là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, với lý do lo ngại dịch bệnh tiếp tục lan sang các quốc gia khác có hệ thống y tế yếu hơn. Động thái của WHO sẽ mở đầu quá trình giúp cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc huy động sự hỗ trợ tài chính và chính trị để ngăn chặn sự bùng phát.

Trong khi đó, các kênh trú ẩn như trái phiếu kho bạc Mỹ, vàng và đồng yen Nhật… lại tăng giá. Tính đến ngày 27/1, lợi suất của các trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng rưỡi ở 1,627%. Đồng yen Nhật đã mạnh lên 0,5%, đạt mức 108,73 yen/USD, cao nhất trong hơn 2 tuần. Ngược lại, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đang rất tệ, giảm hơn 0,3% xuống còn 6,9625 NDT/USD, thấp nhất kể từ tháng 8/2019.

Giám đốc đầu tư của Bryn Mawr Trust, ông Jeffrey Mills, cảnh báo cổ phiếu đang ở trong vùng đỏ và dự báo thị trường chứng khoán Mỹ có thể giảm đến 10%. "Tôi nghĩ rằng mỗi năm, mức giảm trung bình từ đỉnh đến đáy là khoảng 12%. Cho dù đó là do coronavirus hay một tác nhân nào khác, tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy sự xuất hiện đó" - ông Mills nói. Trước đó, S&P 500 và Dow đã lần lượt tăng 8 và 6% trong vòng 12 tuần.

Có thể suy thoái?

Giống như các đợt bùng phát dịch trước đó, bao gồm virus SARS 17 năm trước, cúm Vũ Hán được dự báo không chỉ tác động kinh tế Trung Quốc mà sẽ gây tổn hại cho các nền kinh tế trên thế giới vì sợ hãi và những thay đổi đột ngột trong hành vi, giảm hoạt động kinh tế và hiệu ứng gợn sóng giữa các ngành.

Năm 2003, SARS đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc lên tới 20 tỷ USD, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khi các cảnh báo du lịch và ngừng hoạt động quá cảnh đã ngăn cản tiêu dùng, khách du lịch nước ngoài tránh xa và người dân địa phương ngừng đi lại.

Vào thời dịch SARS, chính quyền Trung Quốc đã kiểm soát quá cảnh hàng loạt, hạn chế đi lại, mua sắm và tụ tập đông người. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Quốc gia đã đóng cửa thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và Thâm Quyến trong 2 tuần để ngăn chặn sự lây truyền virus. Và Bắc Kinh đã ra lệnh cho các rạp chiếu phim, quán cà phê internet và các địa điểm khác tạm thời đóng cửa trong khi các khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hàng và phòng trưng bày thấy du khách gần như biến mất hoàn toàn.

Hiện nay, dù phản ứng của Trung Quốc có vẻ quyết liệt hơn khi phong tỏa hàng chục thành phố với 35 triệu dân, nước này có mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn hơn nhiều so với năm 2003 và nền kinh tế của nó lớn gấp 6 lần, tăng nguy cơ lây truyền và hậu quả của một dịch bệnh. 

Chuyên gia kinh tế y tế người Đức Fred Roeder cho biết, Trung Quốc là động cơ của nền kinh tế toàn cầu. Vai trò quan trọng của nó trong vận chuyển quốc tế có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn khi chính quyền bắt đầu kìm hãm một số tàu vào cảng tại Vũ Hán, một trung tâm quan trọng trên sông Dương Tử. 

"Nếu các tàu không thể rời cảng sẽ tạo ra sự chậm trễ lớn trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Sản xuất cũng có thể cảm thấy khủng hoảng khi chuỗi cung ứng bị đình trệ" - ông Roeder nói.

Vào thời dịch SARS, Singapore Airlines đã yêu cầu 6.600 nhân viên của mình nghỉ phép không lương. Trẻ em không đi học, khiến nhiều phụ huynh phải ở nhà dạy con em mình, làm giảm năng suất hơn nữa. Thiệt hại kinh tế ở một nước rất xa Trung Quốc là Canada đã ước tính lên tới 5,25 tỷ USD trong năm 2003. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), SARS đã lây nhiễm khoảng 8.100 người, với 774 người chết, tỷ lệ tử vong 9,4%. Một nghiên cứu ước tính dịch cắt giảm GDP của Trung Quốc từ 1,1-2,6%. Cho đến nay, ghi nhận cho thấy sự lây lan của cúm Vũ Hán nhanh hơn SARS rất nhiều, nên dự báo thiệt hại của nó sẽ lớn hơn.

Trong 2 đại dịch trước đó là dịch cúm Tây Ban Nha 1918 và cúm châu Á 1957-1958, thiệt hại lớn hơn nhiều. Theo CDC, cúm Tây Ban Nha đã tấn công 500 triệu người trên toàn thế giới, giết chết tới 50 triệu người. Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy một đại dịch giết chết 71 triệu người sẽ cắt giảm GDP khoảng 5%. Trong khi đó, đại dịch cúm châu Á 1957-1958 đã giết chết khoảng 1,1 triệu người trên toàn thế giới.

Một trong những nhà chức trách hàng đầu thế giới về châu Á cảnh báo rằng dịch Vũ Hán có thể tàn phá nền kinh tế toàn cầu dẫn đến một đợt suy thoái mới. Stephen Roach, cựu Chủ tịch của Morgan Stanley châu Á - người đã ở Trung Quốc trong đại dịch SARS năm 2003, tin rằng tác động tiềm năng có thể tồi tệ hơn bây giờ vì tăng trưởng nằm trong khu vực nguy hiểm. "Những cú sốc lớn đối với các nền kinh tế yếu kém có thể dẫn đến suy thoái bất ngờ" - ông Roach nói với CNBC.

Tầm quan trọng của Trung Quốc

Cùng với dịch Vũ Hán, thế giới đang nhanh chóng nhận ra mức độ phụ thuộc của họ vào Trung Quốc. Từ một quốc gia nghèo khó cách nay 4 thập niên, Trung Quốc đã trở thành một phần thiết yếu của bộ máy công nghiệp toàn cầu hiện đại, chiếm 1/6 sản lượng kinh tế toàn cầu và là nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Nhưng tầm quan trọng của Trung Quốc vượt xa những gì nó sản xuất được. 

Người tiêu dùng Trung Quốc mua nhiều xe hơi và điện thoại thông minh hơn bất kỳ ai khác. Khi họ ra nước ngoài, khách du lịch Trung Quốc chi tiêu tới 258 tỷ USD mỗi năm, theo Tổ chức Du lịch Thế giới, gần gấp đôi số tiền người Mỹ chi tiêu.

Vũ Hán, trung tâm của dịch bệnh, đặc biệt hấp dẫn các công ty lớn vì đây là một trung tâm vận tải quốc gia lớn. Ngành công nghiệp ô tô, bao gồm General Motors, Honda, Nissan và nhiều công ty khác, đã thiết lập cửa hàng ở đó, và nhiều nhà cung cấp của họ đã làm theo. Đây là ngôi nhà của hơn 1/3 tổng số tiền đầu tư của Pháp vào Trung Quốc. Tập đoàn PSA, nhà sản xuất ô tô của Pháp, cho biết công ty sử dụng khoảng 2.000 người ở Vũ Hán.

Tại Nhật Bản, ông Yas Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng nội các về Chính sách tài chính và kinh tế, cho biết khách Trung Quốc chiếm khoảng 30% khách du lịch nước ngoài và các công ty Trung Quốc là khách hàng chính của các linh kiện do Nhật Bản sản xuất, như chất bán dẫn và ống kính. Tại Thái Lan, người Trung Quốc chi gần 18 tỷ USD hàng năm, khoảng 1/4 chi tiêu của khách du lịch. 

Yuthasak Supasorn, Cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan, cho biết Trung Quốc là nguồn khách du lịch số 1 đến Thái Lan. Ông nói thêm rằng Chính phủ Thái Lan đang tìm cách bù đắp cho các chủ doanh nghiệp thiệt hại từ sự sụt giảm khách du lịch trong vài tuần qua. Chính phủ thậm chí đã xem xét giảm phí đỗ cho các hãng hàng không và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu máy bay để thu hút nhiều khách du lịch hơn.

Nếu sự bùng phát của coronavirus không được kiềm chế vào tháng 3, tăng trưởng quý đầu tiên ở Trung Quốc có thể chậm xuống dưới 6%, các nhà kinh tế của Société Générale cho biết trong một báo cáo.

Vinh Trang

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文