Gặp những cựu cán bộ Công an kiên trung vì miền Nam ruột thịt

Đời lính là những chuyến đi dặm dài khói lửa

23:34 29/04/2013
Khi viết bài này, tôi đã tìm đọc lại một số bài hồi ký của các cán bộ Công an lão thành đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ sỹ quan hưu trí Bộ Công an. Họ viết tha thiết, ân tình, viết như để tri ân đời lính đầy ăm ắp kỷ niệm chiến trường bi hùng, ở đó còn chan chứa tình cảm nhớ thương đồng đội hy sinh, khắc khoải với những địa danh lịch sử mà bàn chân họ đã đi qua với một niềm tin bất diệt cho ngày toàn thắng 30-4. Và những cựu cán bộ Công an này giờ đã bước sang tuổi 80, có người đã gần 90 tuổi nhưng thật cảm động là ở họ vẫn náo nức mê say với cái thuở ban đầu lưu luyến ra trận, vẫn vẹn nguyên một lý tưởng mà họ đã tôn thờ.

Đại tá Nguyễn Văn Chức, nguyên Ủy viên Ban An ninh miền Trung – Trung Bộ mở đầu câu chuyện: “Cuộc đời chúng tôi có gì đặc biệt đâu, chiến tranh thì ai cũng thế, ra chiến trường ai chả đánh giặc, không đánh giặc thì chịu chết à!”. Chất giọng miền Trung vẫn đặc sánh nơi ông. Chất tính cách thẳng ngay, bộc trực, quyết liệt của người con quê hương Bình Định dường như chưa bao giờ phai nhạt ở cựu sỹ quan Công an này. Sống ở Hà Nội nhưng có lẽ trong lòng cán bộ Công an lão thành này chưa một lúc nào nguôi khắc khoải nhớ về quê hương Bình Định yêu dấu đã thắp lên trong ông ngọn lửa cách mạng từ ngày còn thơ bé. Cuộc đời ông là những chuyến đi dặm dài khói lửa. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc và khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt thì ông lại trở về vùng đất miền Trung để chiến đấu.

Đại tá Nguyễn Văn Chức (thứ ba từ trái sang) cùng đồng đội về thăm lại cầu Hiền Lương lịch sử.

Đại tá Nguyễn Văn Chức gắn bó gần 30 năm trong Công an nhân dân (CAND) vũ trang (Bộ đội Biên phòng sau này). Năm 1983, Đại tá Nguyễn Văn Chức giữ chức Cục trưởng Cục Trinh sát Biên phòng… Nhớ lại cuộc đời cách mạng của mình, ông bồi hồi kể, năm 1949, ông đi bộ đội, sang Lào, tham gia quân tình nguyện, ông làm chính trị viên đại đội, từng được dự Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào. Sau đó năm 1958, khi lực lượng CAND vũ trang thành lập, ông được cấp trên điều động sang lực lượng non trẻ này. Ông được giao cùng với đồng đội xây dựng lực lượng CAND vũ trang khu V, làm công tác an ninh diệt ác, phá kìm, phá các ấp chiến lược của giặc Mỹ. Thời điểm này, ông đã đặt chân khắp các vùng đất khói lửa như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên…, tâm huyết làm sao gây dựng được lực lượng CAND vũ trang tại chỗ đủ sức mạnh để chiến thắng giặc Mỹ. Ông đã xuống từng địa phương, thôn làng xây dựng an ninh vũ trang, vận động chọn lọc, huấn luyện nghiệp vụ Công an cho cán bộ trẻ… Gần 10 năm đằng đẵng, Đại tá Nguyễn Văn Chức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần nhỏ bé xây dựng lực lượng CAND vũ trang vững mạnh. Đến cuối năm 1967, đầu năm 1968, khi chiến trường miền Nam đỏ lửa thì ông lại trở lại miền Nam. Lúc đó, vợ ông đang mang thai đứa con thứ 2, trong lòng ông cũng bịn rịn lắm nhưng sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng đã lấn át tình cảm riêng tư.

Đoàn của ông có 50 người, chặng đường dặm dài vào miền Trung chỉ có rau rừng làm bạn, có chiến sỹ trẻ chưa ăn cơm được bữa nào, chỉ ăn rau rừng đã ngã xuống. Có người tối nay còn đang chiến đấu, cùng bàn kế hoạch đánh địch, sáng mai đã vĩnh viễn từ biệt anh em đồng chí. Những vùng đất ông đặt chân qua như Cầu Cẩm, Phương Tích, Rú Ngọc, Truông Bồn, phà Nam Đàn, phà Bến Thủy, bến Linh Cảm… không ngày nào không có bom đạn, địch còn thả cả bom nổ chậm, bom dây, bom lân tinh, bom từ trường.

Đại tá Nguyễn Văn Chức nhớ lại: “Tôi là một trong những người may mắn được đóng góp, chứng kiến, được chia sẻ niềm vui trong thời khắc lịch sử thiêng liêng trên vùng đất Bắc Tây Nguyên mùa xuân năm 1972… Trước đó, tôi cùng một số anh em phòng B8 – An ninh vũ trang và phòng B3 – điệp báo và an ninh đô thị được phái lên Kon Tum nhận nhiệm vụ, cùng An ninh tỉnh phối hợp với các lực lượng tổ chức bảo vệ các hoạt động quân sự phát động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ, tiếp quản, quản lý vùng mới giải phóng. Lúc này tôi đã là Ủy viên Ban An ninh khu, cùng anh em khăn gói đến Sở chỉ huy chiến dịch, lúc này chiến dịch chỉ chờ đến giờ G là nổ súng”.

Trong chiến dịch giải phóng Đắk Tô – Tân Cảnh, ông đã có mặt trong lực lượng An ninh vũ trang, trinh sát vũ trang phối hợp cùng các đội công tác của huyện, bí mật sát cánh với đội ngũ cơ sở chính trị, du kích mật tại chỗ, vận động bà con diệt ác trừ gian, tiến công chính trị, phá ấp chiến lược… 11h ngày 24/4/1972, chiến dịch giải phóng Đắk Tô – Tân Cảnh toàn thắng. Sau đó, ông được lệnh trở về An ninh khu…

Kể lại kỷ niệm tuyệt đẹp trong đời người lính, vị Đại tá già lại phấn chấn: “Năm tháng qua đi, cục diện chiến trường miền Trung cứ ngày một khởi sắc. Sau giải phóng Đắk Tô, Tân Cảnh đến Quế Sơn, Thượng Đức, phong trào diệt ác lan vào thị xã, quận lỵ… Tiếp bước quân giải phóng, các đơn vị an ninh, an ninh vũ trang cùng các ngành dân chính đảng từ Hải Vân kéo vào, từ Hội An kéo ra, náo nức hướng về thành phố, cùng lo toan một nhiệm vụ trọng đại. Từ đèo Hải Vân cao vời vợi, nhìn về thành phố quê hương thân thương, lòng chúng tôi trào dâng một niềm sung sướng đến nghẹn ngào”…

Trong cuộc đời mình, Đại tá Nguyễn Văn Chức đã hai lần được gặp Bác Hồ, đó là những khoảnh khắc thiêng liêng, hạnh phúc vô bờ. Lần thứ nhất là vào năm 1958, Bác đến Trạm số 5 (Hà Nội) để thăm các chiến sỹ tình nguyện vừa trở về từ Lào. Bác mặc áo đại cán, đi đôi dép cao su. Bác bảo anh em tình nguyện rằng, các chú làm nghĩa vụ quốc tế là rất vinh dự, các chú không nên công thần. Lần thứ hai khi thành lập lực lượng CAND vũ trang năm 1959, Bác đến dự. Bác khuyên cán bộ CAND vũ trang phải đoàn kết, cảnh giác, liêm chính kiệm cần, hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, tỉnh táo trước địch. Nhiệm vụ nào cũng là nhiệm vụ, quan trọng là phải làm cho tốt… Những lời nói ngắn gọn, sâu xa của Người đã thấm sâu vào tâm hồn Công an vũ trang trẻ Nguyễn Văn Chức, trở thành lý tưởng cao cả đưa ông vượt qua vô vàn gian khó của chiến trường cho đến ngày toàn thắng…

Thu Phương

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文