Đổi thay “xóm Việt kiều”

09:52 20/02/2018
Với sự hỗ trợ của UBND huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), cùng nỗ lực của bà con làng chài, cuộc sống những Việt kiều hồi hương từ Campuchia về lòng hồ thủy điện Cần Đơn (xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập) đã từng bước có sự “thay da, đổi thịt” đáng mừng. 

Cuối năm, chúng tôi đến thăm làng chài thuộc xã Phước Minh. Làng chài có 57 hộ và 243 nhân khẩu, đa số kiều bào hồi hương từ Campuchia về nước. Họ lấy bến nước bên thủy điện Cần Đơn là nơi cư ngụ. Hằng ngày, họ nhờ dòng nước lên để xuống đánh bắt thủy sản mưu sinh. Làng chài có bến nước giáp ranh 4 thôn: Bù Tam, Bình Tân, Bình Giai và Bình Tiến 1.

Từ UBND xã Phước Minh, lách qua con đường cao su đất đỏ, chừng 20 phút, chúng tôi mới đến được bến nước thuộc thôn Bù Tam. Khác với các hộ dân trong vùng, hơn 20 hộ dân nơi đây dựng nhà bè bồng bềnh trên lòng hồ để cư trú. Mỗi lần di chuyển, họ phải dùng thuyền bè nổi để lên bờ.

Từ Campuchia trở về đây sinh sống từ cách nay gần 20 năm, bà Nguyễn Thị Mỹ Liên (51 tuổi) là chủ nhà bè Bảy Tiên cho biết: “Gia đình có 4 người làm đủ nghề nhưng cuộc sống rất bấp bênh. Nhờ lòng hồ rộng, gia đình dựng lên nhà bè để kinh doanh quán nhậu. Hằng ngày, trừ chi phí cũng thu nhập được chừng 300 ngàn đồng. Nhà bè xây dựng kiên cố, không lo lắng mỗi khi giông bão. Tuy không dư giả, nhưng cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. Mừng hơn nữa, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện để cấp tạm trú và giấy phép kinh doanh để an tâm xây dựng cuộc sống…”.

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Kênh về làng chài này từ năm 2002. Cũng như các hộ dân khác, gia đình anh có 4 người sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. Những lúc cá không về, gia đình lại vào bờ cặm cụi với công việc lượm điều và cạo mủ cao su. Thu nhập chừng 400.000 đồng/ngày và có chút dư giả. Cuộc sống đã có sự đổi thay theo hướng đi lên, không còn tăm tối như lúc trước.

Anh Phạm Văn Sóng (44 tuổi) về sống ở làng chài này đã 15 năm. Ngoài công việc đánh bắt cá trên hồ, anh Sóng còn trông coi rẫy cao su và đóng thuyền bè để bán. Anh vui mừng cho biết: “Ngày trước về đây với trăm mối lo âu, nhất là nghèo đói và thất học. Giờ đây được sự giúp đỡ của chính quyền tạo điều kiện cho cư trú nên có thêm việc làm để tăng thu nhập. Đặc biệt, con cái được đến trường học hành như bạn bè cùng trang lứa”.

Các hộ dân trong vùng phấn khởi, thay vì lay lắt với nỗi lo nghèo đói, giờ đây nhiều hộ gia đình đã có điện thắp sáng, những chiếc lều lụp xụp trước đây đã thay màu áo mới bằng hàng chục nhà bè nhiều tiện nghi và kiên cố. Và, một sự đổi thay đã được thành hình bên những làng chài bồng bềnh trên sóng nước.

Nhiều năm qua, UBND xã Phước Minh đã rất nỗ lực để tạo điều kiện cho bà con an cư lạc nghiệp. Hiện, đã cấp được hộ khẩu cho 31 hộ, 125 nhân khẩu có giấy khai sinh, giấy kết hôn, 54 trẻ có giấy khai sinh để đến trường. Số còn lại là 31 hộ, 126 nhân khẩu đang chờ chỉ đạo của Trung ương.

Bên cạnh đó, UBND xã Phước Minh đã làm tờ trình gửi UBND huyện Bù Gia Mập nhằm đưa các hộ đồng bào Việt kiều vào khu tái định cư thuộc Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập.

Ông Phạm Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, cho biết các hộ dân được lên bờ cấp tái định cư phải đảm bảo sinh sống từ 15 năm trở lên ở lòng hồ thủy điện. Sau khi rà soát trên địa bàn thì chỉ có 32 hộ đạt tiêu chí này. Dự kiến, mỗi hộ sẽ được cấp 400m2 để làm nhà và sản xuất. Hiện, UBND huyện Bù Gia Mập đang đề xuất xây 32 căn nhà, trị giá mỗi căn 60 triệu đồng cho để tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống”.

H.Bắc-C.B

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文