Du thuyền, nhà hàng nổi trên hồ Tây vẫn phớt lờ lệnh cấm

08:05 11/02/2017
Mặc cho chính quyền thành quyền thành phố đã ra quyết định di dời các nhà thuyền khỏi hồ Tây nhưng các du thuyền, nhà hàng nổi vẫn mở cửa. Có nhà thuyền tuy vẫn tổ chức tháo dỡ nhưng thực chất chỉ mang tính chất “đối phó”…

Theo yêu cầu của UBND phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ), trước 16h ngày 9-2, các doanh nghiệp kinh doanh du thuyền, nhà hàng nổi trên hồ Tây phải tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên chiều 9-2 và sáng 10-2, tại khu vực số 2, số 4, các du thuyền, nhà hàng nổi vẫn mở cửa. Có nhà thuyền tuy vẫn tổ chức tháo dỡ nhưng thực chất chỉ mang tính chất “đối phó”…

Ngày 7-2, UBND phường Thụy Khuê ban hành thông báo gửi các doanh nghiệp du thuyền, nhà hàng nổi trên hồ Tây yêu cầu tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng trước 16h ngày 9-2.

Các nhà thuyền trên Hồ Tây chưa có dấu hiệu tháo dỡ hay di dời.

Quá thời hạn trên, nếu các đơn vị không thực hiện, UBND phường sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp xử lý, cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Đến 16h ngày 9-2, tại khu vực nhà thuyền của Công ty CP sông Potomac, đơn vị này mới tháo dỡ “lấy lệ” phần cầu tàu với vài tấm ván và khuôn cửa. Tuy nhiên, thực khách vẫn có thể đi từ trên đường xuống cầu tàu để vào khu vực dịch vụ một cách dễ dàng.

Cách đó không xa, nhà thuyền Tây Long 2 và 3 cũng đang phục vụ khách. Ngay khi phát hiện thấy một số phóng viên đứng chụp ảnh, một trong hai nhà thuyền lập tức di chuyển ra khu vực giữa hồ, trong khi chiếc còn lại vẫn “án binh bất động”.

10h sáng 10-2, phóng viên tiếp tục có mặt tại khu vực đầu đường Nguyễn Đình Thi (phường Thụy Khuê) để “mục sở thị” công tác di dời nhà hàng. Một lần nữa, chúng tôi nhận thấy, không hề có bóng dáng của bất cứ lực lượng chức năng nào. Gần chục tàu thuyền nhà hàng nổi như Potomac, tàu Tây Long 2-3… vẫn tiếp tục mở cửa.

Một số người dân sống trong khu vực nhận định, việc tháo dỡ của nhà thuyền Potomac “có vẻ” như đã được thực hiện. Dù là tự nguyện tháo dỡ nhưng cũng chỉ là để đối phó, giống như nhiều lần các cơ quan chức năng của thành phố yêu cầu tháo dỡ. Các nhà thuyền khác về cơ bản cũng như vậy.

Cho nên lần này, rất mong chính quyền thành phố thực hiện quyết liệt việc di dời giải tỏa, vừa trả lại cảnh quan và môi trường cho Hồ Tây, lại có điều kiện để quy hoạch, xây dựng, cải tạo hồ trở thành cụm công trình văn hóa, du lịch xứng với tầm vóc Thủ đô.

Chúng tôi phản ánh thực tế trên với lãnh đạo Ban quản lý Hồ Tây. Vị này cho hay, không hề biết đến văn bản của UBND phường Thụy Khuê và mốc thời gian phường này đưa ra với các doanh nghiệp có nhà thuyền nổi.

Ban quản lý Hồ Tây chỉ biết ngày 8-2, UBND quận Tây Hồ đã ban hành kết luận của đồng chí Lê Hoàng - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ tại cuộc họp về công tác di dời tàu, thuyền trên Hồ Tây.

Theo Thông báo số 38/TB-UBND này, Phó Chủ tịch quận đã giao Phòng Quản lý đô thị tham mưu UBND quận xây dựng kế hoạch cụ thể, lộ trình di dời tàu, thuyền khỏi hồ Tây xong trước ngày 15-2; giao UBND phường Thụy Khuê chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ vi phạm về trật tự xây dựng đối với các cầu tàu, sàn, nhà chờ khu vực bến thuỷ nội địa từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi, phường Thụy Khuê.

Đại diện Ban quản lý hồ Tây cũng cho biết thêm, tính đến trưa 10-2, vẫn còn khoảng chục nhà nổi chưa tiến hành di dời, tháo dỡ. Dù trước đó, các đơn vị đã cam kết sẽ chủ động dời về khu vực gần công viên nước để tiến hành tháo dỡ. Vị này cũng thẳng thắn, trong quý I này, nếu các doanh nghiệp không chủ động di dời thì cơ quan chức năng bắt buộc phải vào cuộc.

Việc di dời chắc chắn sẽ gặp khó khăn và tốn kém, vì một số tàu thuyền đang như những “đống sắt vụn” chềnh ềnh nổi trên mặt hồ từ lâu, muốn kéo đi không hề đơn giản, lúc đó phải thuê phương tiện tàu to hơn vào để thực hiện. Kinh phí cho việc di dời này có thể lên tới tiền tỷ.

Trước đó, vào ngày 4-2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tại khu vực hồ Tây và giao UBND quận Tây Hồ chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý hồ Tây; xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu thuyền, phương tiện nổi về 1 vị trí tập kết; xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này khỏi hồ Tây; tháo dỡ các cầu dẫn, sàn nổi... trên hồ Tây.

Các công việc nói trên phải hoàn thành ngay trong quý I-2017. Thành phố yêu cầu các doanh nghiệp có báo cáo gửi UBND TP trong tháng 2-2017 về quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp tại hồ Tây.

Đặng Nhật

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文