Gặp “Điện Biên Phủ” tại đất nước Algeria

09:48 10/05/2014
Niềm tự hào của một dân tộc, quốc gia chỉ là một gói nhỏ trong tinh thần nội tại, nhưng sẽ trở thành một khối khổng lồ không thể nào diễn tả được khi điều đó đến từ một nơi xa Tổ quốc.

Tôi cảm nhận được điều đó trong lần tham dự Festival thanh niên sinh viên thế giới lần thứ XV tại Algeria. Trong số hơn 140 thành viên của đoàn đại biểu Việt Nam dự Liên hoan Thanh niên, Sinh viên thế giới (Festival 15) đặc biệt có hai thành viên nữ là người Algeria, gốc Việt Nam là cô Ladjal Kenza (tên Việt là Mai) và Yamina (tên Việt là Xinh). Hai cô Việt kiều trở thành “hướng dẫn viên” đặc biệt cho đoàn đại biểu Việt Nam, mặc dù Kenza hiểu và nói tiếng mẹ đẻ không nhiều.

Ngược lại, cô Yamina thì khá sành sỏi vì cô học tiếng Việt từ mẹ và ngoại khi còn nhỏ hiện đang công tác tại liên doanh Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tại Algeria. Tại đất nước Algeria vào những năm 1960, chỉ có khoảng 50 hộ Việt kiều là thế hệ đầu tiên có mặt tại đất nước Bắc Phi này. Trước đó, có một số phụ nữ lấy chồng lính lê dương Pháp sau Điện Biên Phủ về nước sống tản lạc nhiều vùng khác nhau không liên hệ được. Còn lại, chủ yếu là sau ngày 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, có một số hàng binh thuộc đội quân lê dương châu Phi gốc Algeria xin ở lại Việt Nam tình nguyện làm công nhân nông trường. Số hàng binh này xây dựng gia đình với các nữ công nhân của nông trường Việt Nam cho đến khi cách mạng Algeria giải phóng đất nước tuyên bố độc lập  vào ngày 5/7/1962, họ xin hồi hương và đem theo cả vợ con.

Ở Algeria, phần lớn gia đình chồng Algeria - vợ Việt sinh sống tại thủ đô Algiers, một số còn lại sống rải rác ở các thành phố lớn cách thủ đô Algiers khoảng 500 - 600km. Những kiều bào trên đất nước Algeria ngày nay đa phần thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba, do đó khả năng giao tiếp tiếng Việt kém hơn, phần lớn phải giải thích bằng tiếng Arab hoặc tiếng Pháp. Nhưng rất kỳ diệu, mỗi khi Đại sứ quán Việt Nam mời bà con về dự họp mừng lễ, tết truyền thống Việt Nam, thì dù xa xôi đến mấy bà con Việt kiều lập tức kéo nhau về rất vui mừng, hạnh phúc.

Bà Nguyễn Thị Nội, một kiều bào ở TP Annaba, cách thủ đô Algiers hơn 600km, cuộc sống trung bình cho biết, đã có nhiều lần gửi tiền nhờ Đại sứ quán Việt Nam chuyển về ủng hộ đồng bào bão lụt trong nước khoảng 10.000 đến 15.000 dinar (tương đương 200 USD) mỗi lần… Bà Nguyễn Thị Dung, mẹ gốc Tiền Hải, Thái Bình lấy chồng lính lê dương đã sang đây từ năm 1962 sinh sống tại thành phố cảng xinh đẹp Oran, miền Tây Bắc Algeria. Con gái bà là Kenza, thành viên Festival 15 của đoàn Việt Nam, ông Kenza Ladjal, chồng bà Dung dành thời gian một ngày đêm đến thăm con gái và gặp đoàn Việt Nam. Bà đã khóc vì hai tiếng Tổ quốc, quê hương rất lâu lắm rồi bà mới gặp.

Tổng thống Algeria và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Người đàn ông Algeria chồng bà, chưa một lần biết Việt Nam nhưng ông đã khóc nghẹn và tâm tình: Trong nhà tôi có treo  bức ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1976 sang thăm Algeria của bố tôi cắt trên báo El Moudjahid (Người Chiến sĩ), đóng khung đặt trên bàn thờ. Cha và mẹ tôi thường nói, ông ấy là “ân nhân” đã sinh ra bố tôi lần thứ hai…Nhiều người Algeria thuộc thế hệ ngoài 70 - 80 tuổi trong ký ức luôn luôn có hai từ “Việt Nam” và những tiếng hô vang dậy, bất tử “Viva Ho Chi Minh”, “Viva Vo Nguyen Giap”, “Viva  Dien Bien Phu”, “Viva Vietnam”… Những tiếng hô vang lên tự trái tim những người dân Bắc Phi mà tôi đã gặp trên đường phố Algeria và trong những khán trường hàng vạn người… Càng thấy yêu hơn, tự hào hơn và thân thương hơn về đất nước, con người và lịch sử Việt Nam.

Các quốc gia châu Phi hầu hết là thuộc địa của Pháp và các đế quốc tư bản khác. Khi Việt Nam chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã châm ngòi nổ, thôi thúc nhân dân châu Phi vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi lại quyền sống cho mình. Ngày 8/5/1954, không khí “chiến thắng Điện Biên Phủ” tràn ngập khắp các đường phố thủ đô Algiers, người dân xuống đường tham gia mít tinh hô vang khẩu hiệu “Ho Chi Minh - Vo Nguyen Giap - Dien Bien Phu”… từ trong nhà ra đến phố. Và từ đó, nhân dân và cách mạng Algeria vùng lên đấu tranh giành độc lập vào ngày 5/7/1962. Thủ đô Algeria ngày nay có đại lộ mang tên Hồ Chí Minh và một con đường khác mang tên vua Hàm Nghi.

Nhà nghiên cứu Trần Thái Bình từng kể về tù binh Trung úy Slimane Hoffman người Algeria đã xin gia nhập hàng ngũ Việt Minh, nhưng đã được khuyên: “Chúng tôi đã làm nghĩa vụ cho đất nước chúng tôi. Các bạn cũng có Tổ quốc, hãy làm nghĩa vụ cho đất nước của các bạn”.

Được trao trả tự do, Slimane Hoffman đã trở về tổ quốc mình tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng Algeria, chiến đấu và trở thành một Đại tá, Cục trưởng. Anh đã thực hiện một Điện Biên Phủ ở tổ quốc mình. Cụ Matoub Abderrahmane ngoài 80 tuổi, nhà ở số 122 đại lộ Hồ Chí Minh kể rằng, tấm gương về lòng yêu nước của Bác Hồ đã động viên nhiều thanh niên Algeria, trong đó có cụ, tham gia đội quân của những người kháng chiến chống thực dân Pháp đòi độc lập cho Algeria và tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, người đã khiến cho thực dân Pháp hoảng loạn ở Điện Biên Phủ sẽ mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria.

Hai cô Algeria gốc Việt tại Festival XV.

Một buổi sáng tại Algiers, mấy người bạn ở Đại sứ quán lấy xe đưa đi tham quan đại lộ Hồ Chí Minh và nơi ở vua Hàm Nghi lúc lưu đày biệt xứ. Trên đường về, ngang qua  Phủ Tổng thống và Bộ Ngoại giao, chúng tôi vô ý chụp ảnh đã bị cảnh sát bảo vệ Phủ Tổng thống mời vào cổng làm việc. Cảnh sát bảo vệ yêu cầu lấy phim ảnh rọi và hủy những ảnh liên quan đến Phủ Tổng thống, Bộ Ngoại giao. Nhìn thấy áo chúng tôi mặc có in hình Quốc kỳ Việt Nam và ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị chỉ huy Cảnh sát liền cười thân mật nói: Ho Chi Minh, Vo Nguyen Giap… Viet Nam… Dien Bien Phu… Sau đó chính viên chỉ huy Cảnh sát vào bên trong phủ và mời Bộ trưởng Lễ tân ra thân mật chào hỏi và đưa chúng tôi vào khu vườn rất đẹp ngồi uống nước, trò chuyện. Bộ trưởng Lễ tân là người tôi quen khi vừa xuống sân bay Algiers, chính ngài ra đón. Vị Bộ trưởng tiếc rẻ cho biết, hôm nay Tổng thống đang công tác ở miền Nam, nếu không Tổng thống sẽ gặp các bạn Việt Nam… Tổng thống rất muốn nghe chuyện về Việt Nam và Điện Biên Phủ, đặc biệt ông rất kính trọng và ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Từ một người nước ngoài vi phạm “cấm chụp ảnh”, chúng tôi bỗng trở thành khách “bất đắc dĩ” trong Phủ Tổng thống vì Việt Nam, vì Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một kỷ niệm có lẽ không bao giờ quên trong đời…

Mới đây, khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Tổng thống Algeria, ngài Abdelaziz Bouteflika đang chữa bệnh tại Paris - Pháp không thể đến dự lễ tang, đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bức điện đã được đăng trên trang AF Algeria-Forcus: “Người đồng chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một tấm gương cho cả nhân dân Algeria, người đã chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược. Ông là người đánh bại quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, giành độc lập cho Việt Nam. Người dân Algeria cũng như tất cả những người biết cái giá của tự do và độc lập hôm nay đều tưởng nhớ tới Tướng Giáp và chia sẻ mất mát đó với nhân dân Việt Nam”

Hoàng Châu

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文