Kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019)

Gặp người Anh hùng tham gia bắt sống tướng De Castries

08:59 07/05/2019
Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt “súng bên súng, đầu sát bên đầu”… chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn luôn hiện hữu, vẹn nguyên trong ký ức của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), Đại tá Hoàng Đăng Vinh.

Đã nhiều năm nay, cứ mỗi dịp đến ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ông lại cùng những người lính thuở nào và gia đình trở về chiến trường xưa để thắp nén hương thơm tới những người đồng đội đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ vẹn toàn từng tấc đất thiêng liêng của dân tộc…

Đại tá Hoàng Đăng Vinh sinh ra tại thôn Hoàng Các, xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên vào một ngày cuối năm 1935, khi đất nước đang còn chìm trong vòng nô lệ của thực dân Pháp. 

Năm 1945, khi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 nổ ra, miền quê ông như bước sang trang mới sau khi cả làng theo Việt Minh giành chính quyền, phá kho thóc cấp cho dân nghèo. Nhưng những ngày vui ngắn chẳng tày gang, đến năm 1949-1950, giặc Pháp kéo về ngày càng nhiều, chiếm đóng đồn bốt ở khắp nơi, gây nên những tội ác tày trời với nhân dân ta.

Chứng kiến cảnh những người thân yêu nhất của mình bị tra tấn, đày ải dưới gót giày của bè lũ thực dân tàn ác, chưa tròn 17 tuổi, ông lên đường nhập ngũ quyết giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. 

Tháng 9 năm 1952, ông gia nhập Đại đoàn 312. Từ anh trai làng quanh năm chỉ quẩn quanh với đồng ruộng và cất vó bè, gia nhập bộ đội, ông được sống cùng tập thể, được học tập từ cách bẻ măng, lấy củi đến huấn luyện kỹ, chiến thuật bộ binh, được học chữ để đọc sách báo…

Cuối năm 1953, đơn vị ông hành quân về Điện Biên Phủ, đào công sự và làm đường chuẩn bị kéo pháo vào trận địa khi cách tập đoàn cứ điểm khoảng 10 cây số. 

Và cũng từ đó, người chiến sỹ Hoàng Đăng Vinh -Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Trung đội 1, Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 đã tham gia không biết bao nhiêu trận đánh ác liệt, vượt qua các trận càn quét dữ dội của địch và chứng kiến nhiều đồng đội của mình đã hi sinh, anh dũng nằm xuống vì bom đạn.

Đại tá Hoàng Đăng Vinh (ở giữa) ôn lại kỷ niệm với các đồng đội trong một lần thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ.

Gian khổ, khốc liệt là vậy nhưng những người lính như ông và nhiều đồng đội khác vẫn luôn giữ tinh thần và phẩm chất của anh “Bộ đội Cụ Hồ”.

Trước khi tiến vào lòng chảo Mường Thanh, Điện Biên, ông chứng kiến rất nhiều đồng chí, đồng đội đã hi sinh, bị thương rất nặng. Trong đó, có một trường hợp ông và đồng đội rất khâm phục, nhớ mãi, đó là một đồng chí bị cụt cả 2 ống chân nhưng vẫn cố hết sức lết từng tí một tiến lên. Khi ông và đồng chí Nhỏ (cùng đơn vị - PV) dừng lại băng bó và cầm máu giúp, người đồng chí đó ngay lập tức đẩy ra, hét lớn “Đằng nào tôi cũng chết, các anh tiến lên đi, thời cơ đến rồi…”.

“Đớn đau như thế vậy nhưng người lính đó vẫn luôn nung nấu một ý chí tiến lên để rồi động viên đồng đội của mình giữ vững tinh thần chiến đấu, khí thế tiến công. Chính tinh thần bất diệt này đã in sâu vào trong tâm trí mỗi người lính chúng tôi khiến chúng tôi không biết sợ, dù phía trước bom rơi, đạn lửa vô cùng khốc liệt của kẻ địch…” – ông Vinh xúc động nhớ lại.

Lật giở những tấm ảnh đen trắng bị phai màu của thời gian, qua câu chuyện với Đại tá Hoàng Đăng Vinh đưa chúng tôi được trở về với ký ức những năm tháng chiến đấu trường kỳ gian khổ. Trong những câu chuyện của mình, ông luôn nhắc về những người đồng đội cũ, những người lính đã “vào sinh ra tử” với mình.

Đặc biệt, chúng tôi còn được quay trở lại thời khắc lịch sử vẻ vang của chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", nghe ông chia sẻ về giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời khi cùng đồng đội, dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật xông vào hầm, bắt và chứng kiến tướng Christian De Castries cùng toàn bộ chỉ huy Pháp run rẩy xin hàng.

“Trước cửa hầm, tôi cùng Nhỏ theo sự phân công của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, cùng anh vào hầm bắt De Castries đầu hàng. Vào hầm, chúng tôi tiến đến đâu, tất cả sĩ quan Pháp lùi lại đến đó, một số tên tỏ ra rất run sợ. Lúc này, anh Luật dùng tiếng Pháp ra lệnh cho địch đầu hàng. Tất cả đều giơ tay, riêng tướng De Castries vẫn ngồi im lặng. Thấy vậy, anh Luật ra hiệu cho tôi tiến lại gần. Vừa thấy tôi vào đến gần, De Castries vội bật dậy, giơ tay ra định bắt tay. Lúc đấy tôi nghĩ, sao lại bắt tay, bắt tay là thế nào? Tôi đã dùng khẩu tiểu liên thọc mạnh một nhát vào bụng ông ta, đồng thời quát bằng tiếng Pháp “Hô-lê-manh” (giơ tay lên - PV). De Castries lùi lại mấy bước, giơ tay nói một tràng tiếng Pháp, lúc đó tôi hiểu ông ta chính thức xin được hàng. Toàn bộ Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị chúng tôi giải về, đặt dấu chấm hết cho cái gọi là "pháo đài bất khả xâm phạm" của thực dân Pháp. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng...” - Đại tá Hoàng Đăng Vinh bồi hồi nhớ lại.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng trong năm 1954, Sư đoàn 312 của ông về giải phóng Bắc Ninh và đóng quân tại đây. 39 năm quân ngũ, dù ở chiến trường Thượng Lào năm 1953, tại Điện Biên Phủ năm 1954, những năm 1967-1968 ở Quảng Bình, năm 1971 ở Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, năm 1972 là trận “Điện Biên Phủ trên không” tại Hà Nội và sau này là 17 năm làm công tác địa phương tại Bắc Ninh, ở vị trí công tác nào, ông cũng luôn cố gắng phấn đấu, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.

Ngày 19-5-1954, Đại tá Hoàng Đăng Vinh vinh dự được gặp Bác Hồ và được vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc gắn tặng Huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ, Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh lên ngực áo và trao thưởng Huân chương Chiến sĩ (sau này được đổi tên thành Huân chương Chiến công, Huân chương Sao đỏ). Ngày 19-8-2015, ông vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đã 65 năm trôi qua kể từ buổi chiều hè lịch sử ngày 7-5-1954 ở Điện Biên Phủ, trong số những đồng đội cùng ông xông vào hầm bắt tướng De Castries dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, nay chỉ mình ông còn sống.

Kể cho chúng tôi nghe về những ngày đêm chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi thấy ông bồi hồi, xúc động, mỗi khi nhắc đến các đồng đội của mình một thời cùng chia ngọt, sẻ bùi, cùng sống và chiến đấu với lý tưởng cao đẹp vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, rồi ông bảo: “Nhiều đêm trong giấc mơ tôi vẫn thấy những đồng đội tôi như đang sống, vẫn kéo pháo, vẫn tươi cười trên đường hành quân…”.

Thảo Vy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文