Già làng Brinh - "ông truyền thông" người Cơ Tu

20:33 16/01/2010
Người cựu chiến binh, người lính bộ đội Cụ Hồ ra quân trở về bản, ông chưa cho phép mình nghỉ ngơi khi đã ở cái tuổi 90. Ngày ngày, vẫn đi bộ hàng chục cây số để làm "ông truyền thông" cho tất cả bà con dân bản. Người ở bản La Vân, xã Thượng Nhật, huyện miền núi Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) gọi già làng Brinh với cái tên đầy thân thiết ấy...

Giúp người Cơ Tu diệt "giặc đói", "giặc dốt"

Bản La Vân, là nơi sinh sống của đồng bào người Cơ Tu, dân bản làng có cuộc sống được yên ấm, định canh định cư như hiện nay không ai không biết đó là công sức vận động và tuyên truyền của người cựu chiến binh già Brinh. Trở về sau kháng chiến chống Mỹ, ông nhìn đồng bào mình chìm trong đói khổ với những hủ tục lạc hậu mê tí dị đoan, tin vào ma quỷ… Già Brinh đã chủ trương hướng đồng bào mình tới nếp sống văn minh.

"Những ngày đầu khi dân bản còn không biết con chữ, bị bệnh tật thì cho là bị con ma ám, đánh trống thổi kèn, mổ trâu lợn mời thầy về cúng để đuổi nó đi. Thuốc cán bộ đưa cho không dám uống, vì sợ con ma phật lòng mà bắt người bệnh đi…" - Già Brinh kể lại.

Già tâm sự: "Để bà con dân bản mình hiểu được nếp sống mới, xóa bỏ những sinh hoạt theo tập tục cũ, mê tín dị đoan bố thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt cộng đồng, đến từng hộ dân gặp từng người để phổ biến nếp sống mới, tuyên truyền cho người dân hiểu".

Cuộc sống du canh du cư, chặt phá rừng đốt rừng làm nương rẫy là cái mà bà con đã quen từ nhiều đời của người Cơ Tu đã làm nên vận động bà con từ bỏ là rất khó khăn. Biết được điều đó, già lại tuyên truyền bà con định canh định cư. Trước tiên, già theo Bác Hồ vận động mọi người diệt "giặc đói" ngay trên thôn bản mình. Già khuyên nhủ bà con không đốt rừng nữa, mình phải theo người xuôi trồng keo, trồng tràm, trồng cao su để bán lấy tiền đong gạo. Mọi người nghe theo. Nhờ đó cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện.

"Nhờ lời chỉ dạy của già làng Brinh mà người Cơ Tu không phải ăn sắn, ăn khoai mài trừ bữa như trước nữa. Bây chừ có cơm ăn có áo mặc, ổn định được cuộc sống. Ai cũng mừng cái bụng lắm!" - Chị Vương Thị Vin, (30 tuổi) người thôn La Vân vui vẻ cho biết.

"Giặc đói" được đẩy lùi dần, nhưng ngặt nỗi đa phần người dân trong xã lại không biết cái chữ. Vì thế, hầu hết kế hoạch, chủ trương của Đảng và Nhà nước khó đến được với dân bản. Già nghe theo Cụ Hồ diệt "giặc dốt" cho người Cơ Tu. "Chỉ có cái chữ mới giúp bà con thoát khỏi cái nghèo!"  già làng Brinh nói chắc nịch. Không chần chừ, bước chân già làng lại đến với từng nhà vận động đồng bào cho con em mình đi học. Nhiều nhà vì quá nghèo, không muốn cho con đi học, già làng lại đi vận động mọi người góp tiền, góp gạo, lập quỹ khuyến học để hỗ trợ. Vất vả lắm nhưng được cái bây giờ trẻ con trong thôn ai cũng được đi học cũng biết con chữ rồi.

"Ông truyền thông" không công

"Ngày trước, con trai Cơ Tu  muốn lấy vợ thì phải có hai chỉ vàng, hai con heo, một con trâu… để chu cấp cho nhà gái mới có thể cưới vợ, dân bản còn tục lễ bán gả nhưng bây giờ tục lễ đó không còn nữa, hủ tục lạc hậu giảm 95% so với năm 2004. Có được con số đáng mừng này, công đầu thuộc về già làng Brinh đó!" ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư chi bộ thôn La Vân tự hào khi nói về già Brinh.

Không dừng lại ở đó, khi Nhà nước khuyến cáo người dân giao nộp vũ khí, già làng lại đi đầu trong cuộc vận động. Trước tiên, bản thân già làng và các con trong nhà mang toàn bộ súng săn ra xã giao nộp, mọi việc thuận lợi. Cũng nhờ có ông tuyên truyền, đồng bào đã ý thức được cuộc sống mới nên không hộ nào sinh con thứ 3 nhiều năm nay.

Một người lính đậm chất lính nơi đỉnh Trường Sơn này đã làm một công việc mà ít ai làm được tốt như thế khi đã ở cái tuổi 80. Làm một "ông truyền thông" không công cho những người Cơ Tu nơi đây. Người bản La Vân nói riêng và những người Cơ Tu nói chung biết ơn già rất nhiều, mặc dù tuổi cao nhưng công việc đó già vẫn rất tâm huyết và miệt mài làm. Không đòi hỏi một đồng công cán nào.

Già làng Brinh tên thật là Trần Xuân Huy, nguyên là Ủy viên BCH Mặt trận huyện Nam Đông, Chủ tịch hội Người cao tuổi xã Thượng Nhật, Trưởng ban khu dân cư thôn La Vân. Trong kháng chiến chống Mỹ được mệnh danh là Dũng sỹ diệt Mỹ với hai Huân chương Kháng chiến hạng nhất, ba Huân chương Chiến sỹ giải phóng, sáu Kỷ niệm chương và hơn 30 bằng, giấy khen các loại…

Tân Minh Hoàng

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文