Giấy chứng nhận sức khỏe giả - hiểm họa khôn lường

08:52 20/10/2015
Trong các bộ hồ sơ xin việc, xin đi XKLĐ hoặc giấy phép lái xe… chứng nhận sức khỏe (CNSK) hay còn có tên gọi khác là giấy khám sức khỏe là một giấy tờ không thể thiếu, chứng minh tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân. Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một số đối tượng đã triệt để lợi dụng để làm giả, thu lời bất chính.

Về phía người sử dụng, vì mục đích cá nhân đã không biết rằng điều đó gây phương hại không chỉ đối với người sử dụng lao động mà còn đối với chính họ.

Các kiểu làm giả

Liên tiếp trong thời gian qua, Công an các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện hàng loạt đường dây mua bán, sản xuất giấy CNSK… 

Tháng 4/2015, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội, bóc gỡ đường dây làm giả và mua bán giấy CNSK; giấy xuất, nhập viện. Các đối tượng tham gia vào đường dây gồm: Vũ Văn Đề (24 tuổi, ở quận Thanh Xuân); Dương Văn Mạnh (24 tuổi, ở quận Thanh Xuân); Nguyễn Thị Thương (24 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) và Đặng Thị Tuyết (20 tuổi); Đinh Quang Tùng (24 tuổi, cùng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). 

Lời khai của các đối tượng cho thấy nhu cầu mua bán, sử dụng CNSK trên thị trường lớn như thế nào. Chỉ trong vòng 4 tháng năm 2015, Đề đã rao bán được hàng trăm giấy CNSK và thu lời bất chính khoảng 15 triệu đồng.

Tháng 8/2015, Công an quận Đống Đa cũng đã khởi tố Nguyễn Hùng Cường (37 tuổi, trú phường Giảng Võ, quận Ba Đình) và Vương Văn Thịnh (50 tuổi, trú phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước. Cường làm nghề lái xe taxi, thường ngày vẫn ra vào Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương (GTVT TW). 

Một số con dấu giả thu giữ trong các vụ sản xuất giấy CNSK giả. 

Trong quá trình này, Cường nắm bắt được nhu cầu của người dân cần chứng nhận sức khoẻ để nộp hồ sơ xin việc hoặc cấp, đổi bằng lái ôtô… mà lại không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi nên đã tiến hành sản xuất giấy tờ giả. 

Theo lời khai của Cường thì nếu làm giấy khám sức khỏe đúng quy định, người có nhu cầu sẽ mất lệ phí là 280.000 đồng. Song số tiền phải trả không quan trọng bằng thời gian mà họ phải chờ đợi… Vì thế, nhiều người sẵn sàng bỏ thêm 50.000 đồng để có được giấy CNSK trong thời gian ngắn nhất.

Như vậy là trong các vụ án này, cũng có lỗi của chính người tiêu dùng. Vì nhu cầu cá nhân, họ đã tạo điều kiện cho các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước có cơ hội thực hiện hành vi phạm tội.  Còn với các đối tượng sản xuất giấy CNSK giả thì vì lợi nhuận, có nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau để qua mắt cơ quan chức năng.

Trở lại trường hợp của đối tượng Vũ Văn Đề. Đề bán giấy CNSK giả một cách công khai bằng việc lập trang mạng facebook “Lô đề cao cấp”. Những người có nhu cầu mua giấy CNSK sẽ liên lạc với Đề qua số điện thoại được đối tượng này đăng tải trên Facebook. 

Trong số các “đại lý” của Đề có đối tượng Dương Văn Mạnh. Mạnh cũng lập trang facebook “Giấy khám sức khỏe”, đăng số điện thoại cá nhân lên rao bán giấy khám sức khỏe với giá 50 nghìn đồng/tờ. Cùng với giấy CNSK giả, Mạnh còn sản xuất giấy ra viện … Các đại lý cấp dưới của Mạnh còn có Nguyễn Thị Thương. Cô gái này lập facebook “Thuong_Hun” và đăng số điện thoại di động của mình lên đó để rao bán giấy tờ giả mua của Mạnh. Lợi nhuận từ việc mua bán giấy CNSK giả khiến các đối tượng không từ thủ đoạn nào để hoạt động. 

Theo lời khai của Thương, mỗi giấy CNSK giả, Thương mua với giá 50 nghìn đồng/tờ và rao bán cho khách từ 60-170 nghìn đồng/tờ. Để sản xuất giấy tờ giả, Mạnh photocopy màu con dấu giả của Bệnh viện Giao thông Vận tải vào các loại giấy tờ giả trên, rồi giả chữ ký bác sỹ và rao bán với giá từ 15-80 nghìn đồng/tờ. Mạnh trực tiếp đi giao cho khách, hoặc hẹn khách đến nơi ở để lấy.

Trường hợp của Nguyễn Hùng Cường, đối tượng bị Công an quận Đống Đa bắt giữ là một ví dụ khác. Vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Cường đã bán cho chị Lê Ngọc M (27 tuổi) trú Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội giấy CNSK để đổi bằng lái ôtô. Cường thu của khách số tiền là 330.000 đồng, trong đó 230.000 đồng tiền phí và 100.000 đồng Cường xin thêm tiền đi lại. 

Để tạo dựng lòng tin đối với người mua, Cường ra hành lang tầng 2 tự điền các thông tin về kết quả khám, tự ký xác nhận tên, đóng dấu chức danh bác sỹ trưởng đoàn khám, lãnh đạo Phòng Kế hoạch bệnh viện và đóng dấu tròn của bệnh viện, rồi mang cho chị M. 

Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa tiến hành xác minh, Bệnh viện GTVT TW cho biết trong sổ khám sức khoẻ của bệnh viện không có ai tên là Lê Ngọc M. như trên. Kết quả giám định Viện Khoa học hình sự xác định, con dấu thu giữ trên người Cường, sử dụng đóng vào các giấy CNSK, khác hoàn toàn với mẫu dấu của bệnh viện…

Các đối tượng sản xuất giấy CNSK giả bị bắt giữ.

Hệ lụy từ giấy CNSK giả

Giấy CNSK được dùng trong rất nhiều lĩnh vực và là một phần không thể thiếu trong các hồ sơ xin việc làm, xin cấp bằng lái xe ôtô các loại… Thế nhưng, trên thực tế, việc sử dụng, quản lý và cấp giấy CNSK hiện nay còn bộc lộ nhiều sơ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội. 

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ làm công tác tuyển dụng ở một cơ quan Nhà nước cho chúng tôi biết: Những giấy CNSK giả có tác hại một cách khôn lường đối với người lao động và cả người sử dụng lao động. Một số ngành nghề đặc thù yêu cầu đòi hỏi phải có đủ điều kiện sức khởe… Với các giấy CNSK giả, người lao động khi bị phân công làm trong môi trường công tác không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính họ.

Mỗi năm cả nước có đến hàng triệu hồ sơ các loại cần có giấy CNSK. Tình trạng sử dụng giấy CNSK giả không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh, mà còn tác động đến kết quả việc sắp xếp, sử dụng nhân sự của doanh nghiệp... Song chính quan niệm, nhận thức giản đơn của người lao động và người sử dụng đã khiến các đối tượng phạm tội có “đất” để hoạt động.

Để chấn chỉnh hoạt động trên, Bộ Y tế có Công văn số 1903/BYT-KCB về việc quản lý công tác KSK theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT. Theo nội dung của Công văn này thì việc kiểm tra công tác khám và cấp giấy CNKS phải thường xuyên được tiến hành, kiểm tra theo đúng chất lượng theo đúng quy định… 

Ngoài sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng thì mỗi người dân cần phải thay đổi nhận thức. Khi khám sức khỏe phải đến các cơ sở y tế và các bệnh viện có uy tín, đồng thời chấp hành nghiêm các quy định. Có như vậy, mới hy vọng hạn chế được tình trạng trên.

Xuân Mai

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文