Kỷ Niệm 50 năm Bộ đội tên lửa phòng không ra quân đánh thắng trận đầu (24/7/1965 – 24/7/2015)

Hạ gục chiếc máy bay Mỹ thứ 400 trên bầu trời Hà Nội

09:01 24/07/2015
Với tầm nhìn chiến lược, từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chỉ đạo lựa chọn những quân nhân kinh qua thực tiễn chiến đấu và có trình độ văn hoá, đưa sang Liên Xô đào tạo về tên lửa phòng không. Đây là bước đi đầu tiên để hình thành tổ chức Bộ đội tên lửa.

Tháng 2/1965, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Liên Xô Kosygin tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đạt được thoả thuận về việc Liên Xô viện trợ vũ khí tên lửa phòng không và cử đoàn chuyên gia sang giúp Việt Nam huấn luyện bộ đội tên lửa.

Trung tuần tháng 4/1965, những chuyên gia Liên Xô đầu tiên cùng với khí tài tên lửa phòng không có mặt ở Hà Nội, sau hành trình đường sắt Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam. Tại khu vực đồn điền Mỏ Chén (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội) hình thành một Trung tâm huấn luyện vũ khí tên lửa. Các chuyên gia Liên Xô khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ huấn luyện kỹ thuật cho bộ đội Việt Nam. 

Tiểu đoàn 63, Trung đoàn tên lửa 236, đơn vị ra quân đánh thắng trận đầu, bắn rơi chiếc máy bay F4 (người đứng là ông Nguyễn Văn Thân).

Ngày 1/5/1965, tại Mỏ Chén đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn 236 - Trung đoàn tên lửa phòng không (TLPK) đầu tiên của Việt Nam. Trung tuần tháng 6/1965, Quyền Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn trực tiếp báo cáo kết quả huấn luyện chiến đấu lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đại tướng phổ biến quan điểm của Quân ủy Trung ương là khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, sáng tạo trong học tập, nhanh chóng nắm bắt, làm chủ kĩ thuật, vũ khí, khí tài để ra quân đánh thắng.

Trận đánh đầu tiên của Bộ đội tên lửa được thực hiện bởi Trung đoàn 236. Lần ra quân đánh trận đầu, lực lượng trực tiếp chiến đấu gồm: Sở Chỉ huy Trung đoàn, các tiểu đoàn hoả lực (D63 và D64) triển khai chiến đấu trên cùng địa bàn huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Toàn bộ cơ quan tham mưu chính trị, hậu cần, sản xuất đạn tên lửa, kỹ thuật của Trung đoàn đều được huy động vào trận đánh mở màn này.

Đại tá Quách Hải Lượng (bên phải) và Đại tá Nguyễn Văn Thân, những người góp mặt trong chiến công đầu của Bộ đội tên lửa. Ảnh: D.H.

Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức Sở chỉ huy tiền phương bên cạnh Sở chỉ huy Trung đoàn 236, tại thôn Phù Thiên, huyện Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Tư lệnh Phùng Thế Tài, Chính ủy Đặng Tính và Phó Tư lệnh Đỗ Đức Kiên trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy trận đánh... Các chuyên gia Liên Xô luôn tận tình giúp đỡ và trực tiếp tham gia chiến đấu để bảo đảm chắc thắng 100% trận đầu ra quân của Bộ đội tên lửa Việt Nam. Thời gian lặng lẽ trôi qua. Từ vị chỉ huy cao nhất đến chiến sĩ đều hồi hộp chờ thời cơ khai hoả. Và thời khắc lịch sử đã điểm vào ngày 24/7/1965…

Một trong những người trực tiếp tham gia trận đánh này là Đại tá Quách Hải Lượng (1929-2013), nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng PKKQ. Trong dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (tháng 12/2012), ông đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi thú vị về trận đánh đầu tiên của Bộ đội tên lửa phòng không. Vị đại tá già xúc động nhớ lại: Sau thời gian dài căng thẳng chờ địch, chúng tôi bỗng trải qua cảm giác nhẹ nhõm và rất tự tin...

Vào trận đánh, ngồi ghế chỉ huy trưởng là đại tá Sưgankốp, Quyền Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn ngồi sát bên cạnh, liền đó là Chính ủy Phạm Đăng Ty. Lực lượng Sĩ quan trực ban gồm Trưởng ban tác chiến, Thượng uý Nguyễn Đức Định; Phó ban tác chiến, Thượng uý Bùi Biếng; tôi là Thượng uý, Đội trưởng phiên dịch tiếng Nga. Kíp chiến đấu D63 có trung tá D trưởng Magiaép; Đại uý D trưởng Nguyễn Văn Thân; kíp chiến đấu D64 có Thiếu tá Ylinức; Đại uý Nguyễn Văn Ninh...

Khoảng 15h15 ngày 24/7/1965, cả Sở Chỉ huy Trung đoàn 236 như bừng tỉnh sau tiếng hô to của Thượng uý Đào Xuân Chiểu: Phát hiện máy bay địch đang bay dọc sông Đà, ở độ cao 7.000m. Báo động, tất cả vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu... Lúc này Sở chỉ huy gần như yên lặng, tiêu đồ di đường bay liên tục, thông báo đều cự li tiếp cận của máy bay địch...

Đại tá Sưgankốp cầm chặt ống nghe nói, trực tiếp liên lạc và ra các khẩu lệnh chiến đấu. Tôi dịch theo, giọng to rõ ràng. Đúng 15h25, có 2 tiếng nổ xé trời, Tiểu đoàn hoả lực 63 đã phóng 2 quả đạn gián cách 6 giây. Liền sau đó lại có 2 tiếng nổ lớn của 2 quả đạn do Tiểu đoàn 64 bắn tiếp. Đúng lúc này Đại tá Sưgankốp đã nhận được báo cáo của trung tá Magiaép: Đã tiêu diệt mục tiêu... Các tham số toạ độ mục tiêu rơi được nhanh chóng đánh dấu lên bản tiêu đồ. Đây chính là chiếc máy bay thứ 400 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc và là chiếc đầu tiên bị Bộ đội tên lửa tiêu diệt. Vị trí rơi chính xác của chiếc máy bay này thuộc xã Võ Miếu (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ); bộ đội và dân quân địa phương đã bắt sống giặc lái là đại uý Richarge Polcon nhảy dù xuống một cánh rừng.

Giờ phút ấy vui sướng đến tột cùng. Ngay sau đó, Tư lệnh Phùng Thế Tài và các Cục phó Cục tác chiến Lê Văn Tri, Nguyễn Quang Tuyến giao nhiệm vụ cho chúng tôi đến ngay chỗ máy bay rơi và dặn: “Phải xách đuôi máy bay về!”. Tuy đã nắm được toạ độ máy bay rơi qua tiêu đồ, nhưng chúng tôi vẫn cho xe rẽ vào trận địa Tiểu đoàn 63 để hỏi thêm Trung tá Magiaép và Đại uý Nguyễn Văn Thân. Cả tiểu đoàn hoan hỉ trước chiến thắng giòn giã. Vừa gặp gỡ, mọi người ôm chầm lấy nhau; thật sự vui sướng về chiến công đầu tiên của Bộ đội tên lửa, về tình cảm và sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô... 

Sau “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, đầu tháng 8 năm 1964, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cho phép đưa quân sang Việt Nam trực tiếp tham chiến. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được triển khai, không quân và hải quân Mỹ đánh phá ác liệt miền bắc từ vĩ tuyến 17; từng bước quân Mỹ ồ ạt đổ bộ và trực tiếp tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Sự nghiệp kháng chiến, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam đứng trước những thử thách hiểm nghèo.

Trần Duy Hiển

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

Đối tượng được Công ty TNHH Plan In Việt Nam bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, sau đó nghỉ làm tại công ty nhưng không báo cáo cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và tiếp tục sử dụng thẻ tạm trú để cư trú, hoạt động tại Việt Nam và lén lút di chuyển qua nhiều tỉnh, thành.

Ngày 2/5, thông tin từ Ủy ban an toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 22 người, bị thương 44 người (đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn). So với ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ năm trước, số vụ tai nạn giảm 15 vụ, giảm 14 người chết, tăng 6 người bị thương.

Ngày 2/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa kịp thời tiếp nhận 10 ngư dân trên tàu cá BV 97879 TS do ông Trương Quang Khánh (SN 1983, thường trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng, bị nạn trên biển sau khi va chạm với tàu hàng BBC MERCURY, quốc tịch Liberia.

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã được tổ chức trọng thể và thành công tốt đẹp tại TP Hồ Chí Minh - một lần nữa khẳng định ý nghĩa và tầm vóc lịch sử to lớn của Đại thắng mùa Xuân 1975 trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, ngày 30/4, lực lượng chức năng phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên vừa triệt phá thành công một đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với quy mô lớn, xuyên quốc gia, bắt giữ ba đối tượng cùng 50 bánh hồng phiến.

Ngày 9/4 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP Hồ Chí Minh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn đề nghị tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất, tổng diện tích lên đến 160 ha được cho chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định… 

Với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh lãi suất, tài sản bảo đảm là cản trở lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn ngân hàng: doanh nghiệp thiếu tài sản, ngân hàng sợ rủi ro. Tình trạng này không mới, nhưng nó vẫn tồn tại dai dẳng, cần những giải pháp đột phá để giải quyết mâu thuẫn này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.