Hàng loạt nữ sinh mất tích: Sa bẫy từ "mật ngọt" mạng xã hội

09:58 06/06/2016
Nhiều gia đình ở Vĩnh Long đến cơ quan Công an trình báo về việc con gái bị mất tích, nghi ngờ bị kẻ gian dụ dỗ, bắt cóc. Qua xác minh, hầu hết, những trường hợp báo mất tích rơi vào gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu sự quan tâm, chăm sóc con cái. Khi về nhà, nhiều nữ sinh thú nhận, do bạn bè rủ rê nghỉ học, đi các tỉnh, TP Hồ Chí Minh làm thuê, kiếm tiền…

Chị Nguyễn Thị Ngọc H. (39 tuổi, ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) vừa có đơn trình báo gửi đến cơ quan Công an về việc cháu Nguyễn Thị D. (tên thường gọi là Liễu, 14 tuổi) bị mất tích hơn 2 tháng nay. Theo gia đình, 2 năm trước, khi đang học lớp 6, Liễu bỏ nhà đi biệt tích. Dù đã tìm kiếm, nhưng vẫn không có kết quả. Trước Tết Nguyên đán, Liễu bất ngờ về nhà. Gặng hỏi, Liễu thú thật bỏ nhà xuống TP Vị Thanh (Hậu Giang) bán bé số kiếm tiền. 

“Khi trở về, cháu xài điện thoại cảm ứng rất đẹp. Ăn Tết xong được hơn tháng, cháu lại lần nữa bỏ nhà đi. Gia đình liên lạc qua điện thoại được 2-3 lần thì không gọi được nữa nên rất lo lắng”, chị H. nói. 

Cha mẹ ly hôn khi mới hơn 1 tuổi, Nguyễn Thị Ngọc T. (ngụ xã Trường An, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), được gửi cho ông bà nội chăm sóc. Thời gian sau, cả cha mẹ T. đều có gia đình mới nên ít có thời gian quan tâm đến con gái. Năm lớp 11, T. nghe lời bạn bè rủ rê, tự ý bỏ nhà lên Bình Dương phụ bán quán cà phê. Gia đình không liên lạc được với con gái, có người lạ gọi đến nói T. thiếu nợ nên đến cơ quan Công an trình báo mất tích, bị tống tiền...

Hai nữ sinh ở thị xã Bình Minh gia đình báo mất tích, nghi bắt cóc nhưng thực tế tự nghỉ học, đi tìm việc làm thuê.

Trường hợp của 2 nữ sinh Ng (15 tuổi). và H (14 tuổi, cùng ngụ thị xã Bình Minh) được trình báo mất tích, gia đình nghi ngờ bị dụ dỗ, bắt cóc. Cả 2 gia đình nữ sinh đều rất khó khăn, phải chạy ăn từng bữa. Mẹ của Ng bị liệt 2 chân từ nhỏ, còn cha thì bị tai nạn lao động. 

Qua xác minh của Công an thị xã Bình Minh, cả 2 nữ sinh tự ý bỏ học lên TP Hồ Chí Minh tìm việc làm. Ng và H đã đón xe đò lên TP Hồ Chí Minh và ở tạm phòng trọ của người quen. Biết gia đình tìm kiếm, cả 2 đón xe về nhà và vẽ ra câu chuyện khá ly kỳ. 

“Ban đầu, 2 nữ sinh nói là trên đường đi học về có ghé quán nước uống rồi bị hôn mê. Khi thức dậy thì phát hiện ở trong căn nhà vắng người, không rõ địa chỉ, bị bỏ đói… Qua động viên, 2 nữ sinh thú thật là có quen bạn bè trên mạng và tự ý bỏ học đi làm thuê. Thời gian chờ xin việc thì thấy báo đăng tin mất tích, gia đình tìm kiếm nên về nhà. Sợ bị la mắng, cả 2 bịa ra câu chuyện bị đánh thuốc mê”, cán bộ điều tra Công an thị xã Bình Minh cho hay.

Theo lãnh đạo Công an huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long), thời gian trước, trên địa bàn liên tiếp xảy ra hàng loạt nữ sinh cấp 2 mất tích sau giờ học. Gia đình, nhà trường rất lo lắng “cầu cứu” cơ quan Công an. 

Qua xác minh mới vỡ lẽ nhóm 4 nữ sinh học lớp 6 và 7, nghe một người bạn quen trên mạng xã hội rủ rê lên huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) làm thuê, kiếm tiền. Sau giờ học, nhóm nữ sinh bán bông tai bằng vàng, đón xe đò lên Thoại Sơn. Cả nhóm thuê phòng ở trọ, chờ tìm việc. Được vài ngày, tiền mang theo tiêu xài hết, nhóm nữ sinh lo sợ gọi về nhà nhờ người lên đón. Trong số các nữ sinh được trình báo bị mất tích, có nữ sinh bị xâm hại tình dục phải bỏ dở chuyện học hành.

Thượng tá Lê Hiếu Hòa – Phó trưởng Công an TP Sa Đéc (Đồng Tháp) chia sẻ: Hiện nay, mạng xã hội phát triển cùng với ứng dụng của các loại điện thoại thông minh, nhu cầu kết bạn, trò chuyện giữa con người với nhau ngày càng thuận tiện. Qua mạng xã hội, nhiều cô gái trẻ bị miệng lưỡi của những gã bạn trai lừa phỉnh yêu đương và thường rơi vào các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

“Hiện nay, có một bộ phận bạn trẻ học theo lối sống thực dụng, đua đòi vật chất… Gia đình không đáp ứng được, chủ động kết bạn qua mạng, gặp gỡ hoặc bị cha mẹ la rầy cũng lên mạng than phiền, kết bạn rồi rủ nhau bỏ nhà đi bụi…”, cán bộ Đội điều tra tổng hợp Công an TP Sa Đéc nói.

Văn Vĩnh

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.