Hãy cứu lấy những di chỉ văn hoá sắp ngập dưới lòng hồ Thuỷ điện Sơn La

08:54 08/11/2005

PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử đã từng đứng bên sông Đà rơi nước mắt chứng kiến các di chỉ khảo cổ nổi tiếng Đông Nam Á như Bản Phố, Cụm Đồn, Sập Việt, Thọc Kim... của huyện Phù Yên và Bắc Yên mới được nghiên cứu sơ bộ đã vĩnh viễn nằm dưới cốt nước của hồ thủy điện Hòa Bình. Ông xúc động: "Dẫu sau này khảo cổ học dưới nước phát triển cũng không dễ tìm lại vị trí di tích chứ chưa nói đến việc khai quật dưới đáy hồ".

Sơn La, Lai Châu, Điện Biên là những tỉnh miền núi, song lại chứa đựng một tiềm năng di tích khảo cổ và di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh rất đa dạng và phong phú. Đây là vùng đất lâu đời với nhiều dân tộc anh em sinh sống, nhiều phong tục tập quán và bản sắc văn hóa dân gian, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường. 3 tỉnh Tây Bắc này đang cần bảo vệ và giữ gìn tất cả những gì minh chứng cho quá trình lịch sử và bản sắc riêng của mình.

Tháng 11/1997, đoàn khảo sát Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Bảo tàng Sơn La tiến hành điều tra ở 3 huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, bước đầu đã phát hiện hàng loạt địa điểm khảo cổ học và thu về gần 1.000 hiện vật bao gồm đồ đá, đồ đồng, đồ gốm, di cốt người và động vật thuộc các giai đoạn khác nhau từ thời đại đồ đá đến các di tích cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Báo cáo “Nghiên cứu tiền khả thi bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị văn hóa vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La” của Bộ Văn hóa - Thông tin (VH-TT) cho biết, trong khu vực ngập nước thủy điện Sơn La có một di tích đã được xếp hạng quốc gia là Bia Lê Lợi (huyện Sìn Hồ, Lai Châu), rất nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh như Nhà tù Lai Châu, Dinh thự Đèo Văn Long, Cây đa Pắc Ma, Bãi đá Pá Màng, Bia Cà Nàng... Khi các di tích này được khai quật, nghiên cứu đầy đủ sẽ góp phần làm rõ hơn về các giai đoạn phát triển của lịch sử, văn hóa vùng Tây Bắc. Đây sẽ là nguồn sử liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, phục dựng bức tranh về thời kỳ tiền, sơ sử.

Trong báo cáo này cũng liệt kê cụ thể 48 địa điểm cần khai quật khảo cổ ở 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Chúng tôi không có điều kiện để đi hết từng ấy di chỉ khảo cổ, song cũng đã đến được 18 trên tổng số 27 di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn 3 huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Qua cuộc điền dã suốt nửa tháng trời, tôi nhận thấy rằng, ngoài di chỉ Pá Màng bị dân tìm kiếm cổ vật đào bới, 13 tảng đá có hình khắc cổ bị mất tích một cách bí ẩn và cây đa cách mạng Pắc Ma bị bọn trẻ chăn trâu đốt cháy, sắp gục xuống dòng suối Nậm Ma thì hầu hết các di chỉ khảo cổ đều còn khá nguyên vẹn.

Nhiều huyền thoại lung linh được truyền tụng. Cũng bởi có nhiều dân tộc cùng chung sống, từ đời này qua đời khác, nên chất văn hóa dân tộc đa dạng này càng làm cho các di tích trở nên hấp dẫn và có giá trị. Có những truyền thuyết về một câu chuyện tình cảm động, nay bà con tìm thấy cả mộ của nhân vật huyền thoại đang nằm trong vùng sắp ngập nước. Đồng bào Thái ở những bản làng ven sông Đà hiện còn giữ rất nhiều cổ vật từ thời đại đá mới, kim khí, những bản thảo quý giá về tiếng Thái cổ, mà trong đó chắc chắn là chứa đựng cả một kho tàng văn học dân gian dân tộc Thái. Tuy nhiên, hiện nay người biết tiếng Thái cổ còn rất ít, nếu không có biện pháp cấp bách dịch ra tiếng Thái hiện nay hay tiếng Việt thì e rằng kho báu ấy sẽ lại về với thời gian.

Hòn đá cổ có vết khắc ở di chỉ khảo cổ Pá Màng.

Trong số những di tích văn hóa mà tôi đã đến tận nơi, có một di chỉ để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất, đó là bãi đá có hình khắc cổ Pá Màng (xã Liệp Tè, Thuận Châu). Bề mặt 5 hòn đá này có hình khắc rất đặc biệt, thể hiện ý tưởng vô cùng phức tạp, kỳ dị. Ở viên đá mà các nhà khoa học đặt tên theo thứ tự là hòn đá số 1 có hình khắc liên tục, trải dài từ thân bên này, vắt qua mặt rồi tràn xuống phần thân bên kia. Nhìn toàn thể, hình khắc đó giống con thú có một sừng, hai mắt, một tai. Nhìn theo hướng khác lại giống mình và đầu con rồng. Ngoài ra, nhìn vào phần thân “con rồng” thì lại thấy được hình tượng của dòng sông Đà đoạn từ xã Chiềng Bằng qua Liệp Tè với những khúc uốn lượn quanh co rất phù hợp. Nhìn vào hình khắc này, ai cũng có thể có những liên tưởng nào đó, do vậy vấn đề này rất cần sự phân tích xác đáng của các nhà khoa học.

Ở những hòn đá khác có rất nhiều hình học mà các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được nội dung. TS Nguyễn Khắc Sử đưa ra quan điểm đây có thể là một thứ chữ Thái cổ hoặc ký hiệu riêng của thầy mo khắc khi tiến hành nghi lễ ở đây từ thuở xưa. Ngoài ra, tấm bia có khắc một loại chữ cổ ở xã Cà Nàng (Quỳnh Nhai) cũng rất đặc biệt. Tấm bia này nằm trên một vách đá dựng đứng, bên sông Đà, nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Sơn La và Lào Cai, muốn vào được phải đi thuyền ngược sông 20km. Liệu vết khắc trên những hòn đá cổ và tấm bia Cà Nàng có nội dung ra sao, quan hệ thế nào với chủ nhân các di chỉ? Đó là điều thú vị mà những nhà khảo cổ học cần dày công nghiên cứu.

Cuối tháng 11 này sẽ ngăn sông, những hòn đá cổ và tấm bia Cà Nàng có hình khắc sẽ vĩnh viễn chìm sâu dưới dòng nước và những lớp phù sa bồi đắp. Khi đó, việc xác định các di chỉ nằm ở chỗ nào trong lòng hồ mênh mông cũng là rất khó đối với nền khoa học khảo cổ nước ta, chứ chưa nói đến chuyện khai quật để nghiên cứu và bảo tồn. Xin đừng để bức thông điệp mà tổ tiên ta gửi lại cho thế hệ mai sau chưa được giải nghĩa rồi sẽ vĩnh viễn biến mất dưới dòng nước bạc.

Trao đổi với phóng viên, Phó giám đốc Sở VH-TT tỉnh Sơn La Lò Văn Hặc cho hay: “Bộ đã phê duyệt đề án khai quật các di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử và giao nhiệm vụ trực tiếp cho địa phương phối hợp với các ban ngành chuyên môn để triển khai. Theo dự tính, cuối năm nay sẽ bắt đầu tiến hành khai quật hàng loạt. Hiện tại, bảo tàng tỉnh đang tìm địa điểm để xây dựng kho bảo quản trị giá 2 tỉ đồng để lưu giữ những di chỉ khai quật được phục vụ cho nghiên cứu và trưng bày sau này”. Có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện trách nhiệm của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đối với những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Kết thúc bài viết, tôi xin trích câu nói của GS.TS. Lưu Trần Tiêu: “Mỗi di tích của chúng ta, dù lớn hay nhỏ, đều được hun đúc từ truyền thống, tâm hồn, bản sắc, cốt cách Việt Nam từ đời này kế tiếp đời khác, và thế là chúng trở nên quý giá, đáng trân trọng và bảo vệ. Bảo vệ các di chỉ khảo cổ, ấy là trách nhiệm của chúng ta với tổ tiên và thế hệ mai sau”

Phạm Ngọc Dương

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文