Hơn 40 năm sống chung với nước nhiễm xăng dầu

15:29 13/08/2009
Mùa hạn hán, người dân Thu Thừ, Kim Nại (Quảng Ninh, Quảng Bình) đào giếng chống hạn, có nơi vừa đào xong giếng, múc nước lên chưa kịp vội mừng thử bật lửa đốt bỗng nhiên nước giếng bốc cháy. Một lớp xăng dầu phủ dày trên mặt nước. Xăng dầu nhiễm vào nguồn nước, nguồn đất đang làm khổ hàng ngàn người dân nơi đây.

Trong những năm mở đường Trường Sơn đánh Mỹ, Binh đoàn 559 đã cho đặt kho xăng dầu K6 tại thôn Thu Thừ, Kim Nại xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình để phục vụ chiến trường. Vào những năm 1968-1971 kho xăng K6 đã bị bom Mỹ đánh trúng, hàng trăm ngàn lít xăng đã tràn ra sông, hồ, ao, suối và ngấm vào đất ở vùng quê này.

Đã hơn 40 năm trôi qua về sự cố tràn xăng, những giờ đây, hàng ngày người dân nơi đây vẫn phải đối mặt với ô nhiễm xăng dầu; xăng dầu bám đầy trong nước giếng, cây cối trồng vừa lên đã bị lụi tàn, nhiều người dân mắc đủ thứ bệnh… Điều đáng nói, trước nguyện vọng chính đáng đề nghị được di dân, lãnh đạo huyện cũng như nhiều Sở, ban, ngành của tỉnh đã họp bàn, song đã hàng chục năm qua, việc di dân vẫn nằm trên giấy.

Nước giếng đốt cháy

Ông Nguyễn Công Thường, hơn 70 tuổi chỉ tay về mấy chiếc giếng đầu làng lắc đầu: "Anh coi, nước giếng mà trời mùa hè múc lên đốt cũng cháy thì nói chi lấy nước sinh hoạt". Mùa hạn hán, người dân Thu Thừ, Kim Nại đào giếng chống hạn, có nơi vừa đào xong giếng, múc nước giếng lên chưa kịp vội mừng thử bật lửa đốt bỗng nhiên nước giếng bốc cháy. Một lớp xăng dầu phủ dày trên mặt nước. Xăng dầu nhiễm vào nguồn nước, nguồn đất đang làm khổ hàng ngàn người dân nơi đây.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, An Ninh là xã nằm gần với đường Trường Sơn, làng quê này vốn trù phú lại có địa thế thuận lợi nên được Binh đoàn 559 chọn làm địa điểm đặt kho xăng dầu để làm điểm trung chuyển trên đường Trường Sơn trong những năm đánh Mỹ. Hàng vạn lít xăng dầu từ An Ninh đã được chuyển vào chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Với tinh thần tất cả cho tiền tuyến để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, người dân An Ninh đã quật cường cùng với bộ đội Trường Sơn bảo vệ kho xăng hết sức quan trọng đặt tại quê mình. Do thám biết được có kho xăng lớn ở An Ninh, giặc Mỹ đã liên tục cho máy bay dội bom, đạn xuống vùng quê này.

Chỉ tính riêng năm 1968, trung bình mỗi người dân An Ninh đã phải gánh chịu hơn 5 tấn bom. Và năm 1969 đến năm 1971, kho xăng K6 ở An Ninh đã hàng chục lần bị đánh trúng. Hàng trăm ngàn lít xăng đã chảy ra ngoài, xăng lênh láng ruộng vườn, giếng nước của người dân. Kể từ đó người thôn Thu Thừ, Kim Nại đành phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm xăng dầu.

Nhiều người già ở dây cho biết, trước đó An Ninh trở thành nơi cung cấp nước sinh hoạt cho bộ đội, thanh niên xung phong, nhưng sau khi kho xăng bị cháy thì nước ở An Ninh không còn ai muốn dùng. Từ nước giếng trong xanh, bỗng chốc nước giếng trong các nhà dân đều nổi váng dầu, ngày một đậm đặc mùi xăng dầu. Giờ đây, những nơi nước giếng bị nhiễm xăng dầu nặng, múc nước lên có thể dùng máy lửa bật đốt cháy.

Sợ bệnh tật vì nước ô nhiễm, nhiều người dân Thu Thừ, Kim Nại phải đi mua nước nơi khác về dùng.

Không biết lấy nguồn nước ở đâu để sinh hoạt, người dân Thu Thừ, Kim Nại đành phải múc nước giếng lên, lọc qua phần xăng, dầu rồi dùng sinh hoạt. Cả làng nhà nào cũng phải chắt bóp xây bể lọc nước. Nước giếng được lọc qua nhiều lần cát, sạn, than đá… rồi dùng. Do người dân nơi đây phải dùng quen nước nhiễm xăng dầu, chứ người lạ ở lại làng khi ăn cơm nhiều người không chịu được vì mùi xăng, dầu vẫn phảng phất trong từng bữa ăn.

Chờ đến bao giờ?

Vì phải dùng nước nhiễm xăng dầu quá nặng, người dân Thu Thừ, Kim Nại đành còng lưng đi từng làng khác để mua nước sạch. Nhưng đường xa, người dân nơi đây lại còn nghèo nên cuối cùng mọi người đều chặc lưỡi "sống chung với nước ô nhiễm". Thu Thừ, Kim Nại, làng không đông, song trong một năm có hàng chục người chết vì đủ thứ bệnh như dạ dày, gan, ruột thừa… tỷ lệ người bị ung thư ở đây cũng cao hơn nhiều các làng bên cạnh, trong đó có những người còn rất trẻ. Điều này cũng làm ám ảnh người làng Thu Thừ, Kim Nại khi nghĩ đến nước nhiễm xăng dầu.

Đi dưới cái nắng 37 độ C ở làng Thu Thừ, Kim Nại, mùi xăng dầu xộc thẳng lên mũi. Chúng tôi chịu không quen đành phải lấy khăn mặt tẩm nước lọc mang theo che mặt. Thấy vậy bà Dần, một người dân trong làng nói: "Các chú thấy khổ ra răng rồi đó, bầy tui phải chịu cảnh thế này gần nửa thế kỷ rồi, đời cha sang đời con đều sống cảnh nhiễm xăng".

Do một lượng xăng dầu còn lớn thấm vào nước, đất nên khi người làng giặt quần áo, xăng ngấm vào vải làm quần áo nhanh chóng rách nát; xăng ngấm vào cơ thể khi ăn uống. Nỗi lo nhất của người dân nơi đây là nước nhiễm xăng gây bệnh tật và nguy cơ cháy nổ xảy ra bất cứ lúc nào. Không chịu nổi cảnh sống chung với ô nhiễm, một số gia đình tương đối khá giả đã bỏ quê đi nơi khác sống. Số dân còn lại bàn họp với nhau làm đơn gửi lên các cấp chính quyền ở Quảng Bình để trình bày sự việc. Song đáng tiếc, lá đơn chính đáng của người dân Thu Thừ, Kim Nại vẫn còn ở trong ngăn kéo đâu đó của cơ quan chức năng huyện Quảng Ninh và sở, ngành liên quan ở Quảng Bình. Có lẽ không có nơi đâu ở vùng cát trắng Quảng Bình, người dân lại thèm có một nguồn nước không ô nhiễm như ở Thu Thừ, Kim Nại.

Được biết đã nhiều lần chính quyền xã An Ninh đã làm đơn gửi cấp trên xin được lập dự án di dân khỏi vùng ô nhiễm hoặc chí ít đưa nước sạch về cho người dân Thu Thừ, Kim Nại dùng. Nhưng tất cả các phương án đều không được thực thi, mặc dù việc ô nhiễm xăng dầu quá nặng ở xã An Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình không chỉ người dân nơi đây biết

Dương Sông Lam

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào khoảng 7h45 sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 1 thi thể trên sông.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文