Người phụ nữ bị trao nhầm 42 năm ở nhà hộ sinh Ba Đình:

Hy vọng tìm lại gia đình trong nước mắt

15:49 10/03/2016
Sáng 10-3, tôi có mặt 75 Quán Thánh, để gặp chị Tạ Thị Thu Trang, cô bé sơ sinh bị trao nhầm 42 năm trước. Mặc dù đang rất đông khách, chị vẫn bỏ việc để tiếp chúng tôi với niềm mong mỏi mãnh liệt rằng, thông tin về sự việc của chị ngày càng lan tỏa, cơ hội chị tìm được gia đình càng lớn, khi cha mẹ chị sẽ biết và lên tiếng…

Trong suốt câu chuyện, nước mắt người phụ nữ ấy không ngừng rơi. Số phận đặt chị vào một sự thử thách quá lớn, khiến dẫu đã 5 tháng trôi qua kể từ ngày biết được bi kịch đời mình, chị vẫn chưa hết “sốc”.

Chị Trang với tấm giấy khai sinh và những lá đơn do mẹ chị viết.

Chị run rẩy đưa cho chúng tôi xem những giấy tờ liên quan đến việc của chị, nhưng gần như chẳng có gì ngoài một tờ giấy khai sinh gốc viết từ ngày 26-10-1974, do ông Bùi Thành Phần ký và những lá “Đơn tìm con thất lạc” do chính bà Nguyễn Thị Mai Hạnh viết gửi các cơ quan chức năng vào cuối năm 2015.

Cảm thấy rõ tiếng nấc nghẹn của người mẹ suốt hơn 40 năm qua chưa một lần được ôm ấp đứa con ruột thịt của mình và niềm khao khát gặp con vẫn nguyên vẹn trong từng chữ: “Ngày 10-10-1974, tôi sinh một cháu gái ở nhà hộ sinh Ba Đình, ở ngõ Phan Huy Ích, nay là nhà hộ sinh 12 Lê Trực, Hà Nội. Các cháu bé đều được đánh cùng số vào chân theo số của mẹ. Nhưng khi nhận con cho bú lần đầu tiên, tôi đã phát hiện chân con tôi lại là số 32. Tôi  và gia đình không nhân, tôi nói là không phải con tôi. Các chị hộ sinh đã bế cháu bé số 32 đi tìm, nhưng không có cháu nào số 33 và hộ lý trả lời là do tắm nên số bị mờ đi, đồng thời khẳng định cháu mang số 32 là con tôi. Các hộ sinh không tìm nữa, nhưng tôi vẫn linh cảm thấy cháu không phải là còn tôi, có lẽ do những người đẻ trước tôi đã nhận nhầm và đã ra viện, nên mới không tìm thấy số 33. Lúc đó, tôi mới ngoài 20 tuổi, cũng chẳng nghĩ được nhiều và sự khẳng định của nhà hộ sinh số 32 là con tôi nên tôi nhận con.”

Tấm giấy khai sinh gốc của chị Trang.

Dù yêu thương, chăm sóc Tạ Thị Thu Trang hết lòng, nhưng linh cảm của người mẹ đã khiến bà Hạnh canh cánh rằng, Trang không phải là con ruột. Bà cũng tâm sự với chồng và 2 cô em chồng điều ấy. Vài ngày sau, vợ chồng bà Hạnh bế Trang đến nhà hộ sinh để tìm em bé số 33, nhưng vẫn không thấy. Bà đành hy vọng không có sự nhầm lẫn nào. Nhưng càng lớn, Trang càng lộ rõ sự khác biệt trong gia đình và điều này khiến có người trong họ nghi ngờ bà Hạnh…

Chị Trang kể: Mọi người trong gia đình tôi đều nhỏ bé, sống tiết kiệm, chỉ mình tôi cao lớn, tính cách mạnh mẽ và không tiết kiệm như mọi người. Mẹ không dạy, nhưng tôi nấu ăn mẹ đều rất thích, khác với chị gái tôi. Hồi nhỏ đi học, tôi từng bị bạn học nói tôi bị trao nhầm ở bệnh viện. Về hỏi thì mẹ tôi gạt đi: “Con đừng tin, con không giống ai trong nhà mình vì con giống các dì.” Đương nhiên tôi chỉ tin mẹ… Nhất là khi tôi lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của bố mẹ và các chị em. Mỗi khi có món ăn ngon, mẹ đều nói ăn no rồi, để chúng tôi ăn thoải mái, rồi mẹ mới ăn cuối cùng. Cả một đời mẹ tảo tần, tiết kiệm, sống vì các con. Thậm chí, có gia đình rồi, đến giờ, tôi vẫn sống nhờ vào sự cưu mang của mẹ. Tôi chỉ có thể nói rằng, mẹ tôi rất tuyệt vời.

Nhưng rồi, đúng sinh nhật tôi, chiều ngày 10-10-2015, mẹ gọi tôi vào phòng đóng cửa lại và nói sự thật rằng, tôi không phải là con ruột của mẹ. Rằng, mẹ đã đi xét nghiệm AND năm tôi 20 tuổi, kết quả khẳng định tôi là đứa bé bị trao  nhầm.

Văn bản trả lời bà Hạnh của Trung tâm y tế quận Ba Đình.

Chi Trang kể trong nức nở: Ban đầu tôi nghĩ mẹ đùa, nhưng rồi, tôi cũng hiểu mẹ không thể đùa trước một việc kinh khủng như vậy được. Đất trời như sụp xuống chân tôi. Tôi khóc rất nhiều, vừa tủi thân, vừa giận mẹ. Giận vì tại sao mẹ biết mà không làm rõ từ đầu, để nay đã hơn 40 năm mới nói, khiến số phận tôi ra thế này. Mẹ muốn tôi tìm lại gia đình, sao không nói sớm hơn khi tôi và bố mẹ tôi đều còn trẻ …

Mẹ tôi nhẹ nhàng phân tích, vì mẹ cũng đã đi tìm, nhưng hộ sinh cứ khẳng định, nên mẹ bất lực vì mẹ muốn làm rõ nhưng lại sợ mất nốt cả tôi. Sau đó, mẹ cũng lặng lẽ đi tìm, nhưng vẫn sợ tôi và hàng xóm biết. Mẹ sợ nói ra lúc tôi còn trẻ, tôi chưa đủ suy nghĩ chín chắn, lại giận dỗi, tiêu cực và bỏ mẹ đi… Mẹ đành đợi khi tôi trưởng thành, cũng làm mẹ rồi, có đủ yêu thương, thông cảm, mẹ mới nói…

Mẹ bảo, mẹ nói sự thật ra, cũng chỉ vì để muốn biết con đẻ của mẹ như thế nào, cuộc sống có đầy đủ không, để đưa con gái về thắp hương tổ tiên, cũng để mẹ tạ lỗi với gia đình bố, gia đình bố mẹ ruột của con. Nói vào thời điểm này, để chị còn đi tìm gia đình nếu không, sợ bố mẹ chị đã già.

Quá đau đớn vì sự thực phũ phàng, chị Trang khăng khăng: Con chỉ biết mẹ thôi, con không đi tìm ai hết. Nếu bà ngoại nói với mẹ như mẹ nói với con thì mẹ nghĩ sao? Nếu tìm được rồi, mà gia đình con không nhận con, hay con gái mẹ không nhận mẹ thì cuộc sống của cả mẹ lẫn con đều bị xáo trộn mà không giải quyết được gì không?

Và chị Trang đã im lặng từ chối khi bà Hạnh muốn chị cùng đi thử AND một lần nữa, nên bà đã lặng lẽ đi thử lần thứ 2 và kết quả lại giống như lần trước.

Biết chị Trang bị sốc, bà Hạnh nén đau buồn để nói với chị rằng, lẽ ra chị phải vui mừng vì chị sẽ có 2 gia đình, rằng bố mẹ đẻ chị không có lỗi…Bà cũng dặn chị, nếu tìm được, bố mẹ ruột của chị cuộc sống khó khăn thì chị phải giúp đỡ.

Chị Trang bảo, bình tĩnh lại, chị càng thấy thương mẹ Hạnh hơn. Vì hiểu là bà đã phải chôn giấu nỗi đau mất con hơn 40 năm cũng vì quá yêu thương chị, sợ chị tổn thương, sợ chị bỏ đi. Chị hiểu được sự hy sinh vô bờ mà bố mẹ chị dành cho chị. Khi ông mất, dù chị là người cuối cùng ở bên, ông cũng không hé răng nói ra thân phận của chị. Thậm chí, ông còn dặn bà “sống để dạ, chết mang theo”câu chuyện đau lòng của gia đình mình. Sau nhiều lần 2 mẹ con nói chuyện, bớt sốc hơn, chị Trang đã đồng tình với mẹ việc phải đi tìm lại gia đình mình, cũng là tìm lại con gái cho mẹ Hạnh.

Sau khi bà Hạnh đi nước ngoài, bà tâm sự với con trai của chị Trang đang học ở Đài Loan. Cậu bé rất thương bà ngoại nên 3 hôm trước, đã đưa lên mạng xã hội. Để rồi, câu chuyện đầy bi thương của chị đã được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt và ngay sau đó là sự vào cuộc của hệ thống báo, đài chính thống.

Chị Trang nói trong nước mắt: Tôi hy vọng qua báo chí, gia đình tôi sẽ đọc được thông tin này, để tìm về. Tôi cũng hy vọng, những người phụ nữ nào sinh vào khoảng thời gian trước và trong ngày 10-10-1974 tại nhà hộ sinh Ba Đình, hãy liên lạc với tôi, vì biết đâu, một trong những người đó chính là con ruột của mẹ Hạnh tôi. Chỉ có tìm được con ruột của mình, dù chỉ gặp một lần, mẹ tôi mới được thanh thản. Tôi và mẹ đã quyết tâm sẽ đồng hành, để tìm họ ở bất cứ nơi nào trên đất nước này.

Ông Phạm Hữu Tiệp, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình cho hay, sau khi tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trung tâm đã trao đổi với các cán bộ công tác lâu năm ở nhà hộ sinh và cho rà soát lại tất cả các sổ sách cũ, các kho lưu dữ liệu, nhưng vì thời gian đã quá lâu, không còn thông tin gì về ca trực sinh ngày 10-10-1974. Trung tâm cũng đã có văn bản trả lời cho gia đình bà Mai Hạnh.

Qua mạng xã hội, chiều 9-3, có một cán bộ Công an đã cho chị 3 địa chỉ của 3 người phụ nữ cùng sinh ngày 10-10-1974, nhưng khi vợ chồng chị Trang tìm đến thì đều không phải.

Thanh Hằng

Mùa tuyển sinh năm 2025, cùng với việc bỏ xét tuyển sớm thì một thay đổi lớn là các trường đại học (ĐH) phải quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển, các tổ hợp xét tuyển về thang chung. Mục tiêu của việc quy đổi này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là để đảm bảo minh bạch và công bằng trong xét tuyển.

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đắt Vũ (SN 1987, pháp danh Thích Nguyên Huy, Thích Vạn Chánh, thường trú tại phường 8, TP Đà Lạt) về hành vi xâm hại tình dục nhiều chú tiểu tại một cơ sở tự phát ở đường Kim Đồng, phường 6, TP Đà Lạt.

Sáng 7/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, dù được các bác sĩ Bệnh viện nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân Nguyễn T. P (SN 1972, trú ở huyện Quảng Điền, TP Huế) đã tử vong do vỡ phình mạch não khi tham gia giải chạy Marathon.

Sau bài viết "Thanh tra tỉnh Bình Dương nói gì về hướng giải quyết dứt điểm vướng mắc Dự án Roxana Plaza", Báo CAND đã nhận được một số ý kiến phản hồi của bạn đọc xưng danh là người mua nhà tại dự án này và cho rằng mình bị lừa, phải khổ sở chờ đợi trong nhiều năm hoặc bị ép trả thêm tiền mua nhà… Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, thông tin thêm xung quanh vụ việc này.

Phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol hôm 4/4 không chỉ khép lại một chương đầy tranh cãi trong lịch sử chính trị Hàn Quốc, mà còn mở ra một giai đoạn mới đầy bất định. Quyết định này đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử hiện đại, một tổng thống dân cử bị phế truất thông qua luận tội (trước đó là bà Park Geun-hye năm 2017).

Ngày 6/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thông tin thêm về những sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt và Công ty cổ phần Asia life liên quan sản phẩm kẹo Kera. Đáng lưu ý, nguyên vật liệu là rau phải được thu mua từ các nông trại của các nhà sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng lại mua sẵn bột rau có các hàm lượng dưới mức tiêu chuẩn.

Chiến thắng trước U17 Hàn Quốc của U17 Indonesia tại VCK U17 châu Á 2025 không phải tự dưng mà có. “Trái ngọt” ấy hình thành từ một hệ thống giải trẻ được thực hiện bài bản và quy củ tại đất nước vạn đảo, ngay từ cấp độ 17 tuổi. Đó có thể xem là chuẩn mực để U17 Việt Nam hay rộng hơn là bóng đá trẻ Việt Nam nhìn vào.

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Gặp Đại uý Lê Quang Thành, cán bộ Đội phòng ngừa, điều tra tội phạm lĩnh vực sản xuất trái phép chất ma tuý (Đội 5), Phòng CSĐT tội phạm về ma túy - Gương điển hình tiên tiến Công an TP Hà Nội năm 2024; "Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu" năm 2024, tôi vừa thấy quen vừa thấy lạ.

Giữa Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, người phụ nữ dáng gầy, tóc bạc trắng, lặng lẽ đặt bó hoa cúc vàng lên phần mộ, trên bia chỉ vỏn vẹn mấy dòng: "Liệt sĩ chưa biết tên, hy sinh năm 1972". Bà đứng lặng rất lâu, rồi khe khẽ gọi: "Có phải con không, Hưng?!".

Những ngày này, khuôn viên Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị rộn ràng hơn bao giờ hết. Cờ, hoa được giăng khắp các dãy nhà, âm thanh của những buổi tổng duyệt văn nghệ chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường vang lên khắp nơi.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được Công an tỉnh Thanh Hoá ví như "liều vaccine" quan trọng, giúp trẻ vị thành niên tăng sức đề kháng mạnh mẽ trước tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong đời sống xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文