Cải cách hành chính ở “đầu tàu” của cả nước: Chớ nghe lời “cò”…

08:20 19/04/2017
Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính (CCHC) bởi nội dung này phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân; đồng thời là nội dung từng gây nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp (DN), cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.


TP Hồ Chí Minh – địa phương được xem là “đầu tàu” kinh tế cả nước nên công tác CCHC đang được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên nỗ lực ấy vẫn đến nay chỉ được hơn 50% mong muốn…

Vừa thấy chúng tôi bước vào hướng Phòng tiếp nhận và trả kết quả nằm trong khuôn viên UBND quận 8, bà chủ quán nước trạc tuổi tứ tuần ở cạnh Ủy ban bắt chuyện: “Mấy chú đi làm giấy tờ hả? Vào đó bị hành tốn công tốn sức mà chẳng được gì, muốn giải quyết nhanh để chị gọi cho mấy đứa em trong đó ra làm cho”.

Người dân đến nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch Đầu tư.

Nghe tôi nói muốn xin giấy phép xây dựng căn nhà, giấy tờ đầy đủ nên không cần làm dịch vụ, bà chủ quán xua tay, giọng chắc nịch: “Kiểu gì cũng bị hành chú ơi. Còn cho tụi nó làm sẽ lo từ A đến Z chú khỏi phải chờ đợi, đi lại cho mệt”. Tôi hỏi giá bao nhiêu, bà nói tầm 2-3 triệu đồng cho một hồ sơ.

Để kiểm chứng lời của bà chủ quán, chúng tôi vào bên trong khuôn viên của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hình ảnh đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là bãi giữ xe khá rộng, bố trí ngay ngắn, có mái hiên, người gửi xe ở đây không phải trả tiền.

Khu vực làm việc được xây dựng mới khang trang, phía trước đều ghi bảng tên và dịch vụ mà người dân cần liên hệ. Người dân đến đăng ký làm việc đều bấm số thứ tự và cập nhật tên trên bảng điện tử. Trong căn phòng có khoảng 20 người đến làm hồ sơ và nhận kết quả, ngồi ngay ngắn, trật tự.

Theo quan sát của chúng tôi, mỗi hồ sơ tiếp nhận trong khoảng từ 5-10 phút. Ai còn thiếu giấy tờ, cán bộ ở đây đều niềm nở chỉ dẫn và giải thích cặn kẽ. Thấy một phụ nữ hồ hởi bước ra từ khu cấp giấy tờ nhà đất, chúng tôi tiếp cận. Chị cho biết mình tên Thủy, được cha mẹ cho một căn nhà nên đến làm thủ tục sang tên.

Trước đây, cũng có người ở ngoài cổng Ủy ban gạ chị làm dịch vụ với giá “mềm” nhưng do thời gian này chị rảnh nên tự đi làm. “Hồ sơ còn vướng một số thủ tục nên cán bộ ở đây hướng dẫn bổ sung. Hôm nay hồ sơ hoàn tất, tôi được hẹn 3 tháng sau lên lấy giấy chủ quyền mới”, chị Thủy vui mừng cho biết.

Ngoài việc trực tiếp giải đáp thắc mắc về thủ tục giấy tờ, văn phòng còn có tổng đài riêng để giải đáp thắc mắc về thủ tục cho người dân qua điện thoại. Anh Tuấn (ngụ quận 6) được bạn giới thiệu cho một căn nhà bên quận 8 nhưng anh Tuấn chưa nắm được rõ về thủ tục sang tên. Anh Tuấn gọi vào đường dây nóng thì được trả lời rất cặn kẽ, tận tình. Thấy thủ tục gọn nhẹ, dễ dàng nên anh tự đi làm mà không thông qua “cò” như nhiều người gợi ý.

Chị Đoàn Thị Lệ Quyên - người trực tổng đài cho biết, hiện tại có 2 nhân viên trực tổng đài trả lời thắc mắc của người dân khi làm thủ tục nhà đất. Những thông tin đơn giản thì nhân viên trực giải thích, hướng dẫn luôn cho người dân.

Còn những thủ tục chuyên sâu thì nhân viên trực tổng đài sẽ liên hệ với các phòng, ban chuyên môn nhờ hướng dẫn hoặc kết nối trực tiếp cho phòng chuyên môn giải đáp.

Văn phòng tiếp dân ở quận 6 thủ tục giấy tờ tương đối nhỏ, diện tích chừng 30m2 nhưng bên trong khá khang trang. Cán bộ ở đây làm việc rất nhiệt tình, vui vẻ hướng dẫn thủ tục cho người dân. Bà Chiêm (64 tuổi, ngụ quận 11) có ý định mua một căn nhà tại phường 7, quận 6 nhưng không rành về hồ sơ, giấy tờ.

Cầm giấy chủ quyền nhà photocopy, bà Chiêm nhờ đứa cháu chở lên UBND quận 6 nhờ cán bộ kiểm tra xác thực xem căn nhà này. Sau khi dò thông tin trên hệ thống, nhân viên của văn phòng đã nhanh chóng thông báo cho bà Chiêm biết, căn nhà không có tranh chấp, không nằm trong qui hoạch và bà có thể mua.

“Mình lơ ngơ không biết gì nên phải ra hỏi cho cặn kẽ. Nhân viên ở đây làm việc khá nhanh và tận tình không để mất thời giờ của người khác”, bà Chiêm cho hay.

Tại Sở KH-ĐT, mỗi ngày có khoảng 1.500 lượt người đến liên hệ công tác nhưng công việc ở đây cũng khá trôi chảy, mỗi hồ sơ tiếp nhận chỉ mất khoảng 20 phút.

Để đáp ứng được yêu cầu công việc, hỗ trợ cá nhân, tổ chức đăng ký DN nhanh chóng, thuận tiện, Sở đã thực hiện một loạt các hoạt động cải cách tạo những bước chuyển biến tốt trong lĩnh vực đăng ký DN. Đó là tăng cường công tác hướng dẫn người dân đăng ký DN tại chỗ, qua hệ thống mạng và cụ thể hóa các loại biểu mẫu để DN không phải mất thời gian.

Ông Nguyễn Sinh (ngụ quận 9) cho biết, sau khi được cán bộ Sở hướng dẫn tạo tài khoản để đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia đã cho kết quả hết sức bất ngờ.

“Hôm trước tôi đăng ký thì hôm sau Sở đã phản hồi tình trạng hồ sơ đăng ký DN của tôi là đầy đủ. Tôi mang hết hồ sơ đến Sở để nộp thì 2 giờ sau đã nhận được kết quả. Thiệt không thể tin được là hồ sơ lại làm nhanh đến thế”, ông Sinh phấn khích nói.

Bên cạnh đó, Sở KH-ĐT đã triển khai các dịch vụ bổ sung hỗ trợ DN như cung cấp dịch vụ “Hẹn giờ đăng ký DN qua Tổng đài 1080; phối hợp với Bưu điện thành phố triển khai dịch vụ nhận và trả kết quả tại nhà qua bưu điện…

Bà Nguyễn Thị Thanh Nguyệt, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh (Sở KH-ĐT) cho biết, nhờ những cải cách đó mà tỷ lệ DN sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 là 68,16%; tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận và cấp đăng ký DN ngay lần nộp hồ sơ đầu tiên từ 60,65% của năm 2015 tăng lên 92,77% trong năm 2016, cao hơn bình quân cả nước 78,90%.

Từ hơn 40% hồ sơ bị bổ sung mới được cấp đăng ký DN đến nay chỉ còn dưới 6% phải bổ sung, số còn lại được cấp đăng ký DN luôn đúng hạn hoặc sớm hơn thời hạn.

Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hơn  302.456 DN và 93.926 đơn vị trực thuộc, do đó nhu cầu đăng ký DN rất cao nên Sở tiếp tục cải cách một cách hoàn thiện nhất…

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng phòng CCHC (Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh) cho biết, đến nay đã có 100% các sở ngành, quận huyện, thành lập bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ áp dụng theo mô hình một cửa, một cửa liên thông; kết hợp ứng dụng công nghệ, thông tin; ISO 9001:2008/ISO điện tử trong quản lý, điều hành. Hiện thành phố đang cung cấp dịch vụ trực tuyến với 1.700 dịch vụ ở mức độ 2; 426 dịch vụ ở mức độ 3 và 46 dịch vụ ở mức độ 4. Các cơ quan đơn vị làm tốt công tác CCHC gồm có Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tư pháp, Phòng cháy chữa cháy, UBND quận 1, quận 5, quận 8… Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, người đứng đầu của một vài đơn vị chưa quyết liệt, chậm kiểm tra công vụ và CCHC. Từ đó dẫn đến tình trạng gây phiền hà, chậm trễ, nhũng nhiễu của cán bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của TP Hồ Chí Minh.
Nhóm PV

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文