Kỷ niệm 50 năm con đường Trường Sơn huyền thoại

Kỳ 2: Hoài niệm về chiến trường xưa

09:51 15/04/2009
Xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình là xã nằm ngay trên đường Trường Sơn xưa, cả xã toàn bà con tộc người Sách và Rục. Trong những năm kháng chiến mở đường Trường Sơn, người dân nơi đây đã cùng với bộ đội, TNXP chung lưng đấu cật vượt qua muôn vàn khó khăn để chiến thắng kẻ thù. Sau chiến tranh, Thượng Hóa trở thành xã nghèo nhất cả nước với gần 99% số hộ đói, nghèo.

Kỳ 1: Điểm hẹn tuổi 20

Dọc theo tuyến đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh hôm nay, những ngôi làng mới chạy dài tít tắp theo cung đường. Tôi vào nhiều ngôi làng, gặp lại những bà con dân tộc thiểu số từng cưu mang đùm bọc TNXP trong những ngày mở đường ra trận. Và may mắn hơn tôi còn gặp được hai cựu binh với những việc làm đầy chất nhân văn.

Chiến tranh đi qua, nhớ về đồng đội, nhớ Trường Sơn, một người tự xây dựng một bảo tàng ngoài trời tái hiện lại những tháng năm sống cùng đồng đội. Còn một người lại xây dựng một khu bảo trợ để nuôi nấng chăm sóc các cựu TNXP Trường Sơn gặp cảnh éo le khi về già.

Làng mới dưới chân đèo Đá Đẻo

Tôi đến xã Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình khi mặt trời đứng bóng, Chủ tịch xã UBND Cao Xuân Tạo dẫn tôi đi khắp xã: "Nhà mô cũng có tivi để xem, có gạo đủ ăn đó nhà báo ạ", anh Tạo khoe vậy.

Thượng Hóa là xã nằm ngay trên đường Trường Sơn xưa, cả xã toàn bà con tộc người Sách và Rục. Trong những năm kháng chiến mở đường Trường Sơn, người dân nơi đây đã cùng với bộ đội, TNXP chung lưng đấu cật vượt qua muôn vàn khó khăn để chiến thắng kẻ thù. Sau chiến tranh, Thượng Hóa trở thành xã nghèo nhất cả nước với gần 99% số hộ đói, nghèo.

Song từ ngày Nhà nước xây dựng đường Hồ Chí Minh như dải lụa bắc qua các bản, làng, cuộc sống bà con các dân tộc trên dãy Trường Sơn đã thực sự đổi thay. Từ một xã chỉ có 10 người biết chữ, đến nay Thượng Hóa đã phổ cập xong trung học cơ sở. Từ bản Yên Hợp, bản Ón, đến bản Mò O Ồ Ồ… những dãy nhà ngói khang trang nằm nép mình bên đường Hồ Chí Minh tạo nên sức sống mới trên dãy Trường Sơn.

Tôi trở lại đèo Đá Đẻo. Trưởng bản Phù Minh, Trần Xuân Lương hồ hởi: "Bản mình chủ yếu là người Rục, nhà nào cũng đã xây xong nhờ Chương trình 135 của Nhà nước. Cả bản hầu hết nhà nào cũng sắm được tivi, xe máy. Không còn lên rừng bắt con thú, xuống suối đơm con cá".

Bà con dân tộc thiểu số bên đường Hồ Chí Minh hôm nay đã thực sự đổi đời từ nhiều chủ trương, chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước. Những nơi tưởng là vùng đất chết trong chiến tranh trên đường Trường Sơn như đèo Đá Đẻo, Khe Ve, Cổng Trời… hôm nay người dân đã xây dựng thành những bản làng mới khang trang. Đó là sự tri ân có ý nghĩa nhất đối với những người lính Trường Sơn, TNXP một thời đã đổ mồ hôi và máu cho một dân tộc anh hùng.

Gần lắm Trường Sơn

Trường học, bệnh viện, kho lương thực… trên đường Trường Sơn được mô phỏng trong bảo tàng.

Rời trang giấy học trò, Trần Hồng Sơn, (Đồng Hới, Quảng Bình) viết đơn xin vào bộ đội để cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Hàng chục năm trời trong quân ngũ, Sơn hiểu hơn ai hết tình thương yêu giữa những người đồng đội. Hòa bình, Trần Hồng Sơn thường ấp ủ; dự định xây dựng một khu nhà để bảo trợ những cựu TNXP Trường Sơn gặp hoàn cảnh éo le khi về già.

Năm 2007, anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Phương vun vén hết tài sản, vay mượn thêm bạn bè xây dựng khu nhà bảo trợ. Sau hơn 1 năm xây dựng, khu nhà bảo trợ của vợ chồng anh hoàn thành rộng hơn 1,5ha ở thôn Thuận Hòa, xã Thuận Đức, TP Đồng Hới. Khu nhà khang trang được xây dựng theo kiểu khu biệt thự nghỉ dưỡng du lịch sinh thái.

"Các cựu TNXP hầu hết tuổi đã già, nhiều người vẫn mang nặng thương tích chiến tranh, nên điều kiện nghỉ dưỡng phải thoáng mát, tự nhiên mới đỡ đau ốm, bệnh tật", anh Sơn bảo vậy.

Sau khi xây dựng khu nhà nghỉ dưỡng, vợ chồng anh Sơn lại lặn lội đến nhiều tỉnh, thành để tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của các cựu TNXP để đón về chăm sóc.

Khi tôi đến, các cựu nữ TNXP Nguyễn Thị Hà (Chương Mỹ, Hà Nội), Nguyễn Thị Khánh (Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình)… đang tâm sự với nhau về chuyện những ngày đi mở đường Trường Sơn huyền thoại. Một thời thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi họ đã gửi lại chiến trường, về già mỗi người mỗi hoàn cảnh, song các chị đều gặp những chuyện không may trong cuộc sống.

Khi anh Sơn đón các chị về khu nghỉ dưỡng, ai cũng thao thức, nước mắt chảy quanh gò má. Những câu chuyện xưa, chuyện nay về một thời hoa lửa như tiếp thêm sức cho mỗi người.

Quê ở Hoài Đức, Hà Nội, tuổi trẻ Nguyễn Xuân Liên đã chiến đấu ở đường Trường Sơn trong những năm tháng đánh Mỹ. Hòa bình, anh Liên quyết định quay lại Quảng Bình, dốc hết gia sản để làm "một bảo tàng tổng hợp ngoài trời" về cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trên đất Quảng Bình.

Bên chiếc bàn nước thô sơ ở một góc bảo tàng, anh hoài niệm về quá khứ: "Những năm tháng đánh giặc ở Trường Sơn, in đậm trong tôi những kỷ niệm khó quên. Tôi còn sống đến ngày hôm nay là nhờ những người dân ở đây cưu mang, đùm bọc".

Cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 10km, đi theo hướng Tây, đứng trên đường Hồ Chí Minh hôm nay mọi người đều nhìn thấy Bảo tàng tổng hợp của anh.

Đi qua cầu phao làm bằng thùng phuy, tôi vào "lãnh địa" của bảo tàng. Băng qua những dãy đồi nơi bộ đội từng hành quân, hai bên đường là những thùng phuy được TNXP vớt lên từ các dòng sông, khe suối. Xung quanh là giao thông hào, hầm trú ẩn của TNXP. Một làng nhỏ nằm gọn trong bảo tàng, ở đó có bệnh viện sơ tán, có phòng mổ dưới hầm, trường học, kho đựng lương thực, quân nhu…

Bảo tàng tổng hợp ngoài trời của người lính Nguyễn Xuân Liên mới hoàn thành giai đoạn đầu, song nhiều du khách và các cựu binh Trường Sơn đã tìm đến. Có người đến để được sống lại những khoảnh khắc hào hùng, thế hệ trẻ tìm đến để được nghe, được thấy, cảm nhận về những năm tháng hào hùng mà thế hệ cha, anh đã trải qua.

Mattias Bolz, một họa sĩ người Đức khi đến thăm bảo tàng của anh Nguyễn Xuân Liên đã nói với tôi: "Đây là lần đầu tiên tôi đối diện trực tiếp với cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam. Tôi rất cảm động về ý chí, trí thông minh và sức mạnh của con người Việt Nam"

Dương Sông Lam

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文