Kỷ niệm 50 năm con đường Trường Sơn huyền thoại

Kỳ 6: Làng Rô son sắt lời thề thủy chung

08:04 23/04/2009
Trải qua chiến tranh bom đạn ngút trời, làng Rô bị cháy rụi bao lần, song nó tồn tại bên bờ sông Đắk Mỹ như minh chứng hùng hồn về tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Cơtu ở miền núi Nam Giang, Quảng Nam, đều uống chung nguồn nước chảy về từ đỉnh núi mẹ Ngok Linh.

>>Kỳ 5: Về nơi triệu phú Trường Sơn

Nằm trong dãy Trường Sơn hùng vỹ có một ngôi làng nhỏ đã được nhà thơ Tố Hữu nhắc đến trong trường ca "Nước non ngàn dặm" bằng những lời thơ chan chứa ân tình: "Ôi! Làng Rô nhỏ của tôi. Cao cao ngọn núi, chiếc nôi đại bàng. Trăm năm ta nhớ ơn làng. Cánh tay che chở bước đường gian nguy".

Bây giờ, nhiều người từng nuôi giấu nhà thơ Tố Hữu khi ông vượt ngục Đắk Glei (Kon Tum) của thực dân Pháp, hoặc tham gia kháng chiến chống Mỹ, tải đạn, gùi hàng trên đường Trường Sơn huyền thoại, đã về cõi vĩnh hằng. Nhưng tất cả những người Cơtu của làm Rô đang sống, dù già hay trẻ vẫn giữ mãi lời thề thủy chung với Đảng và Bác Hồ…        

Những đứa trẻ làng Rô hôm nay.

Trải qua chiến tranh bom đạn ngút trời, làng Rô bị cháy rụi bao lần, song nó tồn tại bên bờ sông Đắk Mỹ như minh chứng hùng hồn về tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Cơtu ở miền núi Nam Giang, Quảng Nam, đều uống chung nguồn nước chảy về từ đỉnh núi mẹ Ngok Linh.

Già làng Đinh Văn Choor bảo: "Có điều làng bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm. Hồi chiến tranh nó ở bên kia sông, nay được dời sang bên này, cạnh đường Hồ Chí Minh tráng nhựa, xe cộ chạy tới, chạy lui suốt ngày đêm. Nhờ con đường lớn này mà người làng mình sống no đủ hơn, có điện thắp sáng, sắm được xe máy, tivi… chẳng khác gì người dưới xuôi đâu".

Để chúng tôi hiểu rõ hơn lời của cụ già Cơtu đã ngoài tuổi 72, Trưởng thôn Đinh Văn Náo giải thích rằng, những năm kháng chiến, người Cơtu lập làng Rô bên bờ Nam sông Đắk Mỹ và vỏn vẹn chỉ có 30 nóc nhà sàn. Bây giờ làng dời qua bờ Bắc sông Đắk Mỹ, cách cầu Bến Giằng hơn 20km, nhà nào cũng làm trệt, tường xây, hoặc vách ván, mái lợp tôn vững chắc như người dưới đồng bằng.

Cổng làng mở ra đường Hồ Chí Minh nên nông sản bà con làm ra dễ dàng trao đổi, buôn bán với người dưới xuôi. Dân số làng Rô ngày nay lên đến 359 người, với 75 hộ dân, không chỉ đồng bào Cơtu mà còn có cả người Giẻ Triêng, M'Nông, Kinh…

Bên cạnh là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của chính quyền các cấp tỉnh, huyện, đồng bào làng Rô đều có điện thắp sáng, cuộc sống khấm khá nên nhà ai cũng sắm những đồ dùng sinh hoạt đắt tiền… Đặc biệt, con em dân làng Rô đều được đi học, có nhiều em thi đậu vào trung cấp, đại học…        

Trong ký ức của già làng Đinh Văn Choor vẫn còn lưu giữ hình ảnh hai cán bộ Việt Minh vượt ngục Đắk Glei, mà sau này họ biết đó là nhà thơ Tố Hữu và đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ. Năm ấy - 1942, dân làng Rô đói lắm, củ rừng đào chia nhau cũng không đủ để làm dịu cơn đói. Cả làng đã có gần 30 người bị chết đói…

Một buổi sáng nọ, các ông Nhar, Reng cùng một số người trong làng lên rẫy bất ngờ phát hiện hai thanh niên người Kinh ốm yếu, nằm kiệt sức bên đường. Mọi người xúm lại thì cả hai bình tĩnh nói là cán bộ Việt Minh vừa trốn khỏi ngục Đắk Glei đang tìm đường về cơ sở cách mạng ở đồng bằng...

Trước đó một ngày, lính Pháp từ đồn Bến Giằng kéo lên làng Rô, tập hợp dân làng thông báo về hai Việt Minh vượt ngục, ai bắt được sẽ thưởng nhiều gạo, muối và con trâu to 9 gang (Vòng sợi dây qua vùng nách trâu đủ vòng rồi kéo thẳng ra đo đủ 9 gang. Đây là cách tính trọng lượng của người Cơtu - N.V)… Thế nhưng, các ông Nhar, Reng và những người phát hiện cán bộ Việt Minh vượt ngục không nghe theo lời bọn lính Pháp. Bởi vì, ai cũng biết giặc Pháp xâm lược, ác hơn con thú dữ trên rừng. Dân làng Rô dù nghèo, đói vẫn một lòng đi theo Đảng, Bác Hồ đánh giặc cứu nước.

Sau khi lấy đu đủ tìm được trong rừng cho hai cán bộ Việt Minh ăn đỡ đói, họ dẫn về làng. Lúc bấy giờ chú ruột của ông Reng cũng là già làng uy tín - ông Đinh Văn Nót quyết định nuôi giấu cán bộ Việt Minh để họ hồi phục sức rồi dẫn đường về đồng bằng. Người trong làng vào rừng tìm được cái gì ăn được cũng dành phần mang đến cho cán bộ Việt Minh…

Đến năm 1973, nhà thơ Tố Hữu trở lại làng Rô mọi người mới biết ông là một trong hai cán bộ Việt Minh vượt ngục Đắk Glei mà làng nuôi dưỡng dẫn về đồng bằng hồi đánh Pháp. Lúc này, người làng Rô đều tham gia tải đạn, vận chuyển lương thực trên đường Trường Sơn. Già làng Nót đã mất, nhiều người nữa cũng hy sinh.

Trước cảnh "Bến sông bãi cháy. Bom đào bãi lau", nhà thơ Tố Hữu ngậm ngùi viết lên những dòng thơ chan chứa ân tình: "Hỏi Già, Già mất còn đâu. Hỏi em, em đã từ lâu chết rồi. Ôi! làng Rô nhỏ của tôi. Cao cao ngọn núi chiếc nôi đại bàng. Trăm năm ta nhớ ơn làng. Cánh tay che chở bước đường gian nguy…" (Nước non ngàn dặm). Cũng trong năm ấy, đồng bào làng Rô quyết định tặng cặp ngà voi dài khoảng nửa mét cho nhà thơ Tố Hữu…

Già làng Đinh Văn Choor kể rằng, không phải người làng Rô săn voi để lấy cặp ngà quý đó. Thế nhưng, con voi này xui rủi làm sao đã sa vào bẫy thò đánh giặc của đồng bào làng Rô. Voi chết, dân làng chia thịt về ăn, còn cặp ngà quý giá giao cho già làng cất giữ như báu vật. Nhưng, khi biết được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, cả làng họp lại và đồng ý tặng cặp ngà voi đó cho nhà thơ để làm kỷ niệm như món quà của người làng Rô với đứa con ở xa.

Người làng Rô rất quý nhà thơ Tố Hữu nên khi biết tin ông mất, cả làng đều khóc để tang ông. Họ đặt di ảnh nhà thơ lên bàn thờ bên cạnh di ảnh những người thân của mình…

Bà Ka Phu Thị Đẹp, vợ ông Đinh Văn Reng nước mắt giàn giụa bước lại thắp hương bàn thờ nhà thơ Tố Hữu và ông Reng. Đoạn bà bảo người con trai trưởng là anh Đinh Văn Rim lấy xuống cho chúng tôi xem cái radio và bảo: "Cái đài đó là của nhà thơ Tố Hữu tặng ông Reng".

Hỏi ra mới biết, khi trở lại làng Rô, biết già làng Đinh Văn Nót đã mất, nhà thơ Tố Hữu đã tặng chiếc đài cho ông Reng. Từ dạo đó, người làng Rô đã biết tin tức trên chiến trường miền Nam qua chiếc đài bán dẫn. Đầu tháng 3 vừa qua, ông Reng bị bệnh nặng qua đời. Và di ảnh của ông được thờ cùng với di ảnh nhà thơ Tố Hữu và chiếc đài như vật làm tin về nghĩa tình nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng với đồng bào làng Rô son sắt thủy chung…            

Đồng bào Cơtu yêu quý nhà thơ Tố Hữu vì biết ông là cán bộ cách mạng, cán bộ của Đảng và Bác Hồ. Những người già và trẻ của làng Rô nói chuyện với chúng tôi đều nhắc đến gương hy sinh anh dũng của người giao liên làng Rô hồi kháng chiến chống Mỹ. Anh bị sa vào bẫy phục của giặc, song vẫn thà chết chứ nhất quyết không chịu đưa ống nứa có cất tấm ảnh Bác Hồ cho giặc. Và nhiều gia đình của làng Rô hôm nay cũng còn giữ ống nứa là "ống muối Bác Hồ" mà cán bộ người Kinh cho gia đình họ trong những năm đánh Pháp.

Chính tấm lòng yêu quý Bác Hồ của người Cơtu sâu nặng đến vậy mà khi Bác mất, Tỉnh ủy Quảng Nam và Đặc khu ủy Quảng Đà khai thác những cây gỗ quý rồi chọn núi rừng Nam Giang làm lễ khởi hành chuyển gỗ và đá Non Nước theo đường mòn Hồ Chí Minh ra Bắc. Gỗ quí và đá quí Non Nước đã được đưa vào xây lăng Bác năm 1974...

Đứng ở nhà Gươl của làng Rô nhìn ra đường Hồ Chí Minh xe cộ chạy qua lại nườm nượp. Con đường Trường Sơn huyền thoại một thời đánh Mỹ cứu nước đi vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thay đổi hình vóc, hoá thân thành quốc lộ tráng nhựa phẳng phiu nối liền Tây Nguyên và miền Nam. Nhưng, trong ký ức của người làng Rô hôm nay vẫn còn mãi những câu chuyện nghĩa tình một thời kháng chiến cam go, gian khổ. Một thời mà người làng Rô cùng cả nước làm nên kỳ tích: "Trường Sơn xẻ dọc, rọc ngang. Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng"…

Công bố nhiều tư liệu mới về đường Trường Sơn huyền thoại

Sáng 23/4, tại Hội trường Dinh Thống nhất TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II đã phối hợp với Ban quản lý Dinh tổ chức giới thiệu trưng bày chuyên đề "Đường Hồ Chí Minh qua tài liệu lưu trữ". Bên cạnh những tài liệu, hình ảnh giới thiệu về sự hình thành, phát triển của các đơn vị cũng như tuyến đường Trường Sơn, tại đây còn có khá nhiều tài liệu của các cơ quan quân sự Mỹ và Việt Nam cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, trong đó có nhiều tài liệu mới về con đường này được trưng bày lần đầu tiên như: tài liệu được chính quyền Sài Gòn cũ xếp vào loại "mật", "tối mật" của Phủ đặc ủy Trung ương tình báo, Trung tâm tình báo hỗn hợp, Bộ Quốc phòng Việt Nam cộng hòa… Cũng trong buổi sáng cùng ngày, Ban liên lạc chiến sĩ Trường Sơn tại TP Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận đã phối hợp với Nhà xuất bản trẻ giới thiệu ra mắt hồi ký "Trường Sơn có một thời như thế" do Ban liên lạc chiến sĩ Trường Sơn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận thực hiện.

Ngọc Nguyễn

Long Vân

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文