Kỳ nhân đất Hương Khê

11:49 25/03/2009
Bị bại liệt hai tay và hai chân từ khi lọt lòng mẹ, cuộc đời của Lê Hồng Sơn tưởng chừng chỉ ngập toàn bóng tối. Không chấp nhận số phận, Lê Hồng Sơn đã kiên trì bền bỉ chống lại bệnh tật và trở thành người hùng đối với nhiều người cùng cảnh ngộ. Sơn làm mộc, mở doanh nghiệp tạo việc làm cho nhiều trẻ em khuyết tật, con thương binh, liệt sĩ, hoặc các cháu bị nhiễm chất độc da cam.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định: "Tinh thần, ý chí của Lê Hồng Sơn là tấm gương đáng để cho các bạn trẻ Việt Nam noi theo".

Trắc ẩn tuổi thơ

Sinh năm 1974 trong một gia đình có năm anh em ở xã Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh, Lê Hồng Sơn là con thứ hai. Nhà nghèo lại đông anh em, nên bệnh tật của Sơn trở thành nỗi ám ảnh đối với Sơn từ khi Sơn nhận biết được thế giới quanh mình.

Vừa lọt lòng mẹ, Lê Hồng Sơn đã bị teo chân tay. Nhiều người trong làng bảo nhau, Sơn bị nhiễm chất độc da cam bởi cha Sơn là thầy giáo hàng chục năm trời gắn bó với sự nghiệp trồng người ở miền núi phía Tây Quảng Trị, nơi giặc đã rải thảm chất độc giết người.

Người đời bảo "giàu đôi con mắt, khó đôi bàn tay", nhưng hai bàn tay Sơn bị co quắp ra trước ngực không thể cử động, còn hai bàn chân lại quay ngược lại phía sau teo tóp. Hơn 35 tuổi nhưng người Sơn chỉ cao khoảng 1,2m. Chân tay là vậy, nhưng khi nói chuyện với Sơn tôi thật sự ấn tượng với đôi mắt nhìn thẳng đầy chiều sâu của Sơn.

Không chấp nhận nằm một chỗ, lên 6 tuổi Sơn nằng nặc đòi đến trường theo bạn bè. Gia đình ái ngại nhưng không thể cưỡng lại việc ham học hỏi của con. Khi cha mẹ, khi bạn bè đưa đón, thậm chí phải tự bò đến trường nhưng Lê Hồng Sơn đã không nản chí.

Gia đình hạnh phúc của Lê Hồng Sơn.

Sơn nhớ lại, nhiều hôm trời mưa to, người bạn thường chở Sơn đến trường bị ốm phải nghỉ học, không có người chở nên Sơn đã tự bò đến lớp. Không còn tay nhưng còn hai chân bị tật vẫn cử động được, nên Sơn đã tự tập viết bằng chân. Nhìn Sơn co quắp chiếc bút vào ngón chân để viết những dòng chữ ngay ngắn, thẳng hàng mới thấy hết sự bền bỉ, cố gắng vượt lên chính mình.

Đang học lớp 10, thì cha của Sơn đổ bệnh phải nằm một chỗ, tất cả tài sản trong nhà đều bán đi chữa bệnh cho cha, ngay cả chiếc gương soi hằng ngày của cả nhà cũng không thể giữ. Sơn chấp nhận nghỉ học và rong ruổi kiếm sống.

Lân la hết Hà Nội, Vinh, Hà Tĩnh để kiếm sống bằng nghề bán tăm, bán báo nhưng rồi chẳng đâu vào đâu. Phải có nghề để làm, Sơn nghĩ vậy và cậu bắt đầu học nghề mộc.

Trong các nghề thủ công, nghề mộc đòi hỏi nhiều nhất ở sự khéo léo của đôi bàn tay, trong khi hai tay Sơn hoàn toàn không cử động được, vậy sao lại chọn làm mộc? Vượt qua tất cả những khó khăn, Lê Hồng Sơn đã khẳng định mình và trở thành "kỳ nhân" về nghề mộc ở Hà Tĩnh. Tiếng lành đồn xa, Sơn được người dân mời về nhà để đóng bàn, ghế, giường, tủ khắp các huyện trong tỉnh.

Phía trước là bầu trời

Lê Hồng Sơn nói với tôi, anh thích nhất câu "phía trước là bầu trời" vì nó như một phương châm sống của anh. Không ủy mị, kêu gào vì bệnh tật mà phải tìm cách chế ngự bệnh để làm việc, để vươn tới hạnh phúc luôn mỉm cười với ai biết lao động nghiêm túc và vươn lên trong đời sống.

Năm 2001, trong một chuyến đi làm mộc, Lê Hồng Sơn gặp chị Nguyễn Thị Vân ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Thấy Sơn tàn tật song chịu thương chịu khó, lại ăn nói có duyên nên Vân thương Sơn từ khi nào không biết. Họ nên vợ nên chồng. Hạnh phúc đã tràn ngập trong ngôi nhà ấm cúng của họ, khi hai đứa con trai khỏe mạnh, bụ bẫm lần lượt chào đời.

Làm cho mình giờ thì dễ rồi, nhưng phải giúp những người cùng cảnh ngộ, nghĩ là làm nên năm 2008, Lê Hồng Sơn mở doanh nghiệp tư nhân Mạnh Dũng (tên ghép 2 đứa con của Sơn) chuyên về nghề mộc, thu hút nhiều người khuyết tật vào làm.

Sơn cho biết, doanh nghiệp của anh có thể đóng tất cả các mặt hàng từ bàn, ghế ăn cơm đơn giản đến giường, tủ, bàn ghế xa lông đòi hỏi nhiều kỹ năng, kỹ xảo. Để có tiền mở doanh nghiệp, Lê Hồng Sơn đã thế chấp ngôi nhà mà mình đang ở để vay nợ ngân hàng gần 100 triệu đồng. Hiện tại doanh nghiệp của Sơn luôn có gần 20 người làm việc.

Anh Dương Đình Ngự, quê Hương Sơn bị liệt hai chân từ nhỏ tâm sự: "Từ khi về làm với anh Sơn, tui mới thấy cuộc đời mình còn có ý nghĩa, từ những chỉ vẽ của anh Sơn, giờ tui có thể đóng tất cả các loại đồ mộc đắt tiền để lo cho bản thân".

Nguyễn Đăng Tuấn, quê Yên Thành, Nghệ An bị liệt hai chân từ nhỏ, được Sơn đón về dạy việc làm. Khi tiếp chuyện tôi, Tuấn nói về Sơn đầy cảm phục: "Anh Sơn giống như người sinh ra em lần thứ hai, bệnh tật đeo đẳng, nhiều khi em định tìm đến cái chết, khi gặp anh Sơn em lại nghĩ khác, mình phải sống có ích, trước hết phải làm việc để tránh gánh nặng cho gia đình và xã hội".

Trong bức thư gửi động viên Lê Hồng Sơn, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương viết: "Bác khen ngợi cháu có ý chí không ngừng vươn lên, vượt qua tật nguyền theo học phổ thông trung học, tự học cho bản thân mình có nghề nghiệp, giỏi nghề và còn có tinh thần thân ái giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Tinh thần, ý chí của cháu là tấm gương đáng để cho các bạn trẻ Việt Nam noi theo"

Dương Sông Lam

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文