Ký ức người bảo vệ cảng dịp 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”

14:28 22/12/2013
Những ngày này cách đây 41 năm, cùng với Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng cũng trải qua chiến dịch 12 ngày đêm ác liệt, làm thất bại mưu đồ của Mỹ hòng hủy diệt miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố của quân, dân Hải Phòng ngày ấy, có một nhân viên bảo vệ cảng bình dị, mà dũng cảm ngoan cường.

Tiếp chúng tôi tại Phòng Bảo vệ Công ty CP Cảng Vật Cách, nơi ông Phạm Thế Phố đang làm việc, người bảo vệ già trầm ngâm, rồi những câu chuyện trong ký ức của ông lại lần lượt hiện về. Ông sinh ra, lớn lên ở xã Đại Bản, huyện An Dương, tháng 12/1972 vào làm việc tại Phòng Bảo vệ Cảng Hải Phòng. Đã 41 năm trôi qua, nhưng cuộc kháng chiến hào hùng của quân, dân ta và 12 ngày đêm bom đạn khốc liệt vẫn in đậm trong ký ức.

Ông Phố kể: Không thể nào quên trận chiến đấu bảo vệ một con tầu biển của Ba Lan tại cảng. Đúng 4h15 sáng 20-12, còi báo động thành phố rú vang. Máy bay B52 của Mỹ xâm phạm địa phận Hải Phòng. Tốp F4H hộ tống đi đầu lao xuống ném bom. Những tiếng nổ xé tai, bất chợt tầu Jozef Conrad chứa 7.000 tấn dầu và nhiều hóa chất viện trợ Việt Nam đang đậu tại cảng trúng bom bốc lửa ở ca bin.

Các ông Trần Quang Tháp, Phạm Thế Phố và Trần Hữu Thăng (từ trái qua).

Chàng trai Phạm Thế Phố ngày ấy trong đội hình chữa cháy đã vác vòi chữa cháy lên tầu đầu tiên. Lúc này một tốp F4H khác tiếp tục trút loạt bom thứ hai. Mọi người trong đội bảo vệ đều bị sức ép nhấc lên rồi đập xuống boong tầu, nhưng không ai rời vị trí. Bất giác thấy lạnh ở thái dương phải, máu chảy xuống vai, biết mình bị trúng mảnh bom, ông Phố liền dùng tay phải bịt vết thương, nách vẫn kẹp vòi, tay trái nắm chắc lăng tiếp tục xả nước vào ngọn lửa đang đe dọa con tầu. Máy bay B52 bắt đầu rải thảm, cuộc chiến vô cùng khốc liệt. Nhưng đội hình chiến đấu của các ông Phạm Thế Phố, Trần Quang Tháp, Trần Hữu Thăng, Lê Thế Trụ và lực lượng bảo vệ cảng vẫn đứng vững. Họ động viên nhau không để lửa ca bin lan sang khoang chứa dầu và gan góc bám trụ cho đến khi Đội Cảnh sát PCCC và Công an vũ trang tới. Máy bay địch rút, con tầu được cứu chữa thành công.

Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội và một số trọng điểm vẫn đang diễn ra ác liệt. Hồi 17h30 ngày 22/12, máy bay B52 của Mỹ tiếp tục “rải thảm” dọc sông Cấm Hải Phòng. Một con tầu thuộc Đoàn 125 Quân chủng Hải quân bị bom ép dạt vào cầu 7 của cảng trong tình trạng khoang máy bốc cháy.

Ông Phạm Thế Phố, ông Trần Quang Tháp và ông Trần Hữu Thăng kể lại: Trong khi cứu chữa tầu, một tình huống bất ngờ xảy ra là lửa chưa tắt thì bọt CO2 đã hết. Thế là Phạm Thế Phố lại là người hăng hái chạy bộ gần 3km từ cầu 7 về cầu 4, vác bình bọt dự trữ của Đội đến hiện trường. Các đồng chí chỉ huy của Đoàn 125 hết sức lo lắng và lúc này mọi người mới biết đây là một trong những con tầu “Không số” đang chứa 200 tấn vũ khí và thuốc nổ, chuẩn bị hành trình chi viện chiến trường.

Trước tình thế gay cấn, ông Phố không chút chần chừ, tình nguyện một mình đeo mặt nạ xuống hầm tầu. Sau vài phút, ông phát hiện 2 bình ắc qui lớn trong khoang máy bị đè lên nhau gây cháy và tỏa khói độc. Bằng động tác thuần thục, người bảo vệ bình tĩnh, tự tin khử chập, xả bọt. Cảnh sát PCCC cũng kịp phối hợp dập tắt hoàn toàn lửa. Cứu thành công con tầu, lực lượng chữa cháy không chỉ bảo vệ được chuyến hàng quân sự chi viện miền Nam, mà còn cứu được cả bến cảng khỏi thảm họa cháy dây chuyền từ lượng thuốc nổ lớn gây ra.

Năm 1978 ông Phạm Thế Phố được điều động về bảo vệ cảng Vật Cách. Nay đã xấp xỉ tuổi 60, nhưng ông vẫn nhiệt huyết như ngày nào. Ông Hoàng Thế Tếm-Bí thư Đảng ủy và ông Nguyễn Đức Dũng-Phó Trưởng phòng tổng hợp Công ty CP Cảng Vật Cách đều chung nhận xét: Ông Phạm Thế Phố là con người đức độ, làm việc chắc chắn, hiệu quả. Năm nào ông cũng đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Năm 1973, được Ủy ban hành chính TP Hải Phòng tặng Bằng khen về thành tích trong chiến đấu; năm 1997, được Bộ Công an tặng Huy chương Bảo vệ An ninh Tổ quốc

Quốc Phòng - Văn Thịnh

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文