Lặn hải sâm ở Quảng Ngãi: Nghề bán mạng cho “thuỷ thần”

10:12 19/09/2007

Với giá bán từ 500.000 - 700.000 đồng, lúc đỉnh điểm lên đến gần 1 triệu đồng/kg, vì thế việc lặn để săn bắt hải sâm được xem là một nghề làm giàu của ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn. Thế nhưng, cũng vì loại hải sản quý hiếm này, không ít ngư dân đã bỏ mạng hoặc tàn phế suốt đời.

Tiền...

Sau gần 1 giờ theo tàu vượt sóng, chúng tôi có mặt tại huyện Lý Sơn vào một ngày gần giữa tháng 9 - nơi mà việc săn bắt hải sâm đang được xem là nghề "hái ra tiền" của nhiều ngư dân ở vùng đất đảo này.

Anh Nguyễn Văn Tường (52 tuổi), một cựu thợ lặn ở xã An Hải cho biết: Hải sâm còn được gọi là vú biển, một trong những loại hải sản quý hiếm thường sống ở độ sâu từ 50 - 70m. Những năm trước, hải sâm không đắt lắm nên được ngư dân trên đảo bắt về ngâm rượu uống, hoặc phơi khô làm quà tặng cho người thân. Tuy nhiên mấy năm gần đây, nhiều tư thương ở các tỉnh phía Nam ra tận nơi tìm và đặt mua với giá rất cao nên ngư dân, nhất là số thợ lặn trẻ ở Lý Sơn đã dần chuyển sang lặn bắt hải sâm ngày càng nhiều. Ước tính toàn huyện có khoảng 60 tàu thuyền, với trên 800 người tham gia lặn hải sâm. Trong đó nhiều nhất là xã An Hải khoảng 40 tàu, 300 người, còn lại là An Vĩnh và An Bình.

Tính theo giá thị trường hiện nay thì hải sâm được mua từ 500.000 - 700.000 đồng/kg, có lúc đỉnh điểm lên gần 1 triệu đồng/kg. Nhiều ngư dân Lý Sơn đã quả quyết: Lặn hải sâm là kiếm được nhiều tiền nhất so với các nghề khai thác hải sản khác ở đây. Được biết, trung bình một tàu thuyền đi lặn có từ 12 - 13 người. Trong đó thợ lặn khoảng 8 người, số còn lại có nhiệm vụ thả dây hơi cho người lặn và kéo họ lên tàu thuyền. Mỗi chuyến đi về khoảng 2 - 3 tháng, trừ các khoản chi phí thì một ngư dân kiếm "bèo" nhất cũng được gần 20 triệu đồng/chuyến.

Cách đây không lâu, chỉ sau hơn 1 tháng ra khơi, tàu của ông Dương Quang Thắng, ở thôn Tây, xã An Hải đã khai thác được 1.400kg hải sâm và một số loại khác: đồn đột, da trăn, ổ hoa... bán được trên 800 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi ngư dân trên tàu được chia từ 30 - 40 triệu đồng. Đó là chưa nói đến trường hợp "trúng mánh" được chia cả trăm triệu đồng/người không phải là chuyện hiếm.

Chị Phạm Thị Huệ, một đại lý thu mua hải sâm ở đây cho biết: Trung bình mỗi tháng mua được từ 200 - 400kg hải sâm. Mấy năm trước trên đảo chỉ có 1 - 3 điểm thu mua, nhưng hiện nay đã tăng lên 10 điểm thu mua.

... Được đánh đổi bằng mạng sống

Hơn 15 năm theo nghề lặn và từng được coi là người có sức khoẻ tốt nhất nhì trên tàu, thế nhưng cuối cùng vẫn không thoát nạn và trở thành một người bại liệt để rồi mọi sinh hoạt phải nhờ vào vợ và những đứa con, anh Trần Đình Lộc, ở thôn Tây, xã An Vĩnh cay đắng cho biết: Hải sâm thường sống ở những vùng biển gần đảo, dưới độ sâu từ 50 - 70m. Để bắt được hải sâm, sau khi lặn xuống tới nơi, thợ lặn còn phải mò, tìm kiếm. Thời gian ở dưới nước trung bình của mỗi lần lặn phải mất khoảng 1 giờ.

Đối với nghề lặn thì nhiệm vụ của người thả ống hơi, kéo dây vô cùng quan trọng, đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Bởi lẽ chỉ cần kéo nhanh hay chậm thì tính mạng các thợ lặn cũng đều gặp nguy hiểm. Vì thế, không ít trường hợp thợ lặn dù đã được kéo lên tàu rồi vẫn bị nạn như thường.

Anh Huỳnh Ngọc Dũng, cán bộ thủy sản xã An Vĩnh cho biết: Chuyện chết do lặn hải sâm ở đảo Lý Sơn này xảy ra rất nhiều. Và hầu như 100% số thợ lặn hải sâm trên đảo đều phải chịu di chứng. Cách đây khoảng 2 tháng, anh Nguyễn Tấn Thành (28 tuổi), thợ lặn ở xã An Hải đã phải tử nạn do lặn hải sâm mà chưa kịp biết mặt đứa con trai đầu lòng vừa mới sinh. Và cách đây chưa đến 1 tháng, 2 ngư dân nữa là anh Ngô Văn Thế (30 tuổi) và Bùi Trận (33 tuổi) cũng đã mất mạng vì lặn hải sâm.

Theo ước tính của người dân trên đảo, từ năm 2003 đến nay, trên huyện đảo Lý Sơn đã có gần 100 người bị nạn do lặn, trong đó 41 người chết, trên 50 người bị bại liệt. Vì vậy, người dân địa phương còn gọi đây là nghề bán mạng cho "thủy thần"

C.Nguyễn

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文