Làng nghề làm bánh “tiến vua” đỏ lửa ngày giáp Tết

09:32 15/01/2018
Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nên hiện nhiều làng nghề ở xứ Huế đang hối hả chạy đua với thời gian để sản xuất bánh, kẹo, mứt gừng... phục vụ thị trường Tết. Trong số đó, có những hộ dân ở phường Kim Long, TP Huế đang ngày đêm cần mẫn làm ra loại bánh “tiến vua”, dù nghề này đang bị mai một và dần thất truyền.

Sáng 10-1, thời tiết xứ Huế rét đậm, nhưng cơ sở sản xuất bánh “tiến vua” của gia đình ông Lưu Đình Ngữ (62 tuổi, trú kiệt 176 Lý Nam Đế, phường Kim Long, TP Huế) vẫn “nóng” không khí làm việc tất bật, khẩn trương. Vợ chồng ông Ngữ là một trong số ít hộ dân ở phường Kim Long còn lưu giữ nghề làm bánh in, loại bánh từng được dùng tiến cống vua, chúa vào thời nhà Nguyễn sau hàng trăm năm tồn tại.

Đôi tay thoăn thoắt cho bột đậu vào tấm khuôn nhỏ xíu bằng hộp diêm để làm nên những chiếc bánh “tiến vua” có hình dạng xinh xắn, ông Ngữ kể rằng, ông không biết nghề làm bánh “tiến vua” ở vùng Kim Long này có từ đời nào, mà chỉ biết gia đình mình đã có 3 đời theo nghề làm bánh này.

Một cơ sở sản xuất bánh “tiến vua” ở phường Kim Long, TP Huế.

“Cha tôi kể lại rằng, ngày xưa các bậc vua, chúa triều Nguyễn thường thích dùng loại bánh làm từ bột đậu xanh và đường do dân làng Kim Long làm nên để ăn kèm khi uống trà. Về sau, bánh được dân làng cải tiến với hình dáng nhỏ gọn, trên mặt bánh còn khắc chữ “Thọ” với ý nghĩa cầu chúc cho nhà vua luôn trường thọ, sống lâu trăm tuổi. Chính vì thế mà loại bánh này còn có tên gọi là bánh “tiến vua””, ông Ngữ giải thích.

Và cứ vào tháng 11 âm lịch hằng năm, lò bánh của gia đình ông Ngữ lại đỏ lửa với 7 nhân công làm việc cả ngày lẫn đêm. Để làm nên mỗi chiếc bánh thì người thợ trải qua 10 công đoạn, trong đó việc chọn loại đậu xanh hảo hạng để làm nguyên liệu bánh là quan trọng nhất. Sau khi in bánh, bánh được cho vào lò sấy thủ công bằng than, sau 5 tiếng bánh được đưa ra ngoài để tiến hành gói bằng giấy bóng ngũ sắc. “Bình quân mỗi vụ Tết, lò bánh gia đình tôi sản xuất từ 5 đến 7.000 bánh/ngày.

Hiện thị trường thu mua 100 bánh “tiến vua”, với giá 30 ngàn đồng nên trừ các chi phí, chúng tôi còn có lãi và số tiền này được dùng để mua sắm Tết trong gia đình”, vợ ông Ngữ - bà Trần Thị Tý (60 tuổi) góp chuyện.

Theo các cụ cao niên ở phường Kim Long, nếu khoảng 10 năm trở về trước, cứ đến vụ Tết thì địa phương có hơn 100 lò sản xuất bánh “tiến vua” đỏ lửa nhưng càng về sau, số cơ sở làm bánh giảm dần do việc cạnh tranh thị trường quá “khốc liệt”, sản phẩm làm ra bán với giá bèo, không đủ trả chi phí nhân công và nguyên liệu.

Tuy nhiên, để giữ nghề truyền thống, hiện vẫn còn hơn 20 cơ sở sản xuất bánh “tiến vua” ở Kim Long hoạt động nhằm cung ứng sản phẩm bánh tiến vua các loại cho chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu và khu vực TP Hồ Chí Minh hoặc chuyển ra Bắc tiêu thụ.

Ông Lưu Đình Bá (50 tuổi), một trong những “nghệ nhân” làm bánh “tiến vua” có tiếng ở vùng Kim Long cho hay, vì không muốn làm thất truyền nghề truyền thống của cha ông nên mỗi năm cứ đến vụ Tết, gia đình ông lại bắt tay sản xuất bánh với gần 10 ngàn cái/ngày.

Mới đây vợ chồng ông Bá còn đầu tư thêm 2 loại máy giã đậu xanh và đánh bột để sản phẩm ra lò đạt chất lượng tinh tế hơn. Bên cạnh, cơ sở còn mở rộng sản xuất bánh hạt sen, bánh đậu các loại để đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng trong dịp Tết.

Ông Phan Vĩnh Duy Mãn, Chủ tịch UBND phường Kim Long cho biết, hiện toàn địa phương có 22 tổ dân phố, 7 khu vực dân cư với hơn 15.000 nhân khẩu, nhưng số hộ gia đình có người theo nghề sản xuất bánh “tiến vua” chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Ngoài nghề làm bánh “tiến vua”, hiện trên địa bàn còn lưu giữ  nghề làm mứt gừng và một số nghề sản xuất thủ công truyền thống vào dịp Tết. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, địa phương đã thường xuyên tổ chức các tổ công tác đi kiểm tra, đồng thời khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường hàng hóa vào dịp Tết đến, xuân về”, ông Mãn cho hay.

Anh Khoa

Chiều 18/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội cho biết vừa phối hợp lực lượng chức năng phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng của Công ty Cổ phần Thảo dược Mộc Can có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vụ việc cho thấy những thủ đoạn ngày càng tinh vi trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can trong vụ án “Buôn lậu”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quốc tế Tài Lộc (viết tắt là Công ty Tài Lộc), Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải phòng khu vực II (viết tắt là Chi cục Hải Quan II) và các đơn vị liên quan.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Ngọc Linh và bị can Nguyễn Thành Ngôn (hai cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận) và 24 đồng phạm trong vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Tự quảng cáo mình là kế toán, có kinh nghiệm làm kế toán thuế cho nhiều doanh nghiệp, chuyên giúp các cá nhân, doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế GTGT được hưởng lợi cao, tin vào lời “chém gió” của Nguyễn Thị Thu, nhiều bị hại đã chuyển tiền cho Thu để nhờ làm thủ tục hoàn thuế GTGT và bị chị ta chiếm đoạt.

Ngày 18/5, Công an TP Hà Nội cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục những khó khăn về điều kiện thời tiết mưa gió, địa hình trơn trượt, dốc cao và sự phối hợp, hỗ trợ của người dân địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH đã kịp thời giải cứu nhóm 5 người mắc kẹt tại núi Hàm Lợn, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Chất thải nông nghiệp, bao bì đựng phân, vỏ thuốc bảo vệ thực vật chất đống tràn lan đã bị nước mưa cuốn trôi xuống các mương, suối thoát nước không chỉ gây un tắc dòng chảy, thiệt hại hoa màu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan, môi trường của TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã xuất hiện tình trạng người dân là chủ vườn, rừng tổ chức trồng xen cây keo và huỳnh đàn với mật độ dày đặc. Chính quyền địa phương cho biết sẽ kiểm tra việc trồng cây huỳnh đàn vào các rẫy keo hoặc dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Trên cơ sở đó huyện sẽ có hướng xử lý phù hợp nhất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.