Lớp học dành cho trẻ em nghèo, mồ côi giữa phố cổ

09:00 04/06/2016
Bằng tình yêu thương, một thầy giáo đã mở ra lớp học tình thương để dạy chữ cho những trẻ em nghèo, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến nay, hơn 20 năm trôi qua, người thầy giáo giàu lòng nhân ái đã qua đời, song lớp học vẫn được nối tiếp duy trì do các sinh viên Đại học Huế đứng lớp giảng dạy…

Men theo khu phố cổ Chi Lăng, chúng tôi tìm đến lớp học tình thương vào một chiều tối khi khắp nơi đang rộn ràng chuẩn bị ngày lễ Quốc tế Thiếu nhi. Bên trong căn nhà số 45/2 Tô Hiến Thành, phường Phú Cát (TP Huế), hàng chục em nhỏ ngồi ngay ngắn trên những chiếc ghế cũ được sắp xếp thẳng hàng, chăm chú nghe giảng bài.

Vừa ân cần chỉ dạy các em nhỏ cách tập viết, nữ sinh viên Nguyễn Thị Dung, quê ở Đô Lương (Nghệ An), học năm 3 Khoa Tin, Đại học Sư phạm Huế, chia sẻ: “Từ khi biết đến lớp học tình thương thì em đã tình nguyện đăng ký để được đến lớp giảng dạy cho các em. Nhìn các em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn từng cây bút, tập vở, cuốn sách, em thương lắm. Được sự giúp đỡ của các bạn sinh viên nên suốt hơn 2 năm qua, lớp học này vẫn được duy trì đều đặn vào tối thứ 2, 4, 6 hàng tuần anh ạ!”.

Lớp học tình thương đã giúp nhiều trẻ em nghèo, mồ côi ở TP Huế học được con chữ.

Tìm hiểu được biết, lớp học xóa mù chữ cho trẻ em vạn đò trên sông Hương cùng nhiều trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi khi các em không có cơ hội đến trường, được mở từ năm 1995, do thầy giáo Nguyễn Phúc Vĩnh Thiều, nguyên giảng viên Khoa Vật lý, Đại học Khoa học Huế, đứng lớp. Sau khi thầy Thiều mất, gia đình thầy vẫn nỗ lực duy trì lớp học.

Đồng cảm với tấm lòng dành cho trẻ em nghèo của người thầy quá cố, có rất nhiều sinh viên Đại học Sư phạm Huế tự nguyện chung sức cùng truyền dạy con chữ, phép toán... cho các em ở lớp học này. Ngồi ngay ngắn, hai tay cầm cuốn sách Tiếng Việt đặt trên bàn, em Nguyễn Thị Hậu (10 tuổi, ở phường Phú Cát, TP Huế) cho biết, bố mẹ em làm nghề đánh bắt tôm cá trên sông Hương nên gia đình rất khó khăn, không có đủ tiền cho em đến trường học chữ.

Khi nghe có lớp học mở dạy miễn phí cho trẻ em vạn đò, bố mẹ em đã gửi em vào lớp học này để mong sau này em không mù chữ như bố mẹ. May mắn hơn gia cảnh em Hậu, 2 anh em Dương Ngọc Tín (14 tuổi) và Dương Gia Huy (11 tuổi, trú đường Bạch Đằng, TP Huế) được đến trường học chữ như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng hằng đêm hai em vẫn chở nhau trên chiếc xe đạp để đến lớp học cùng học chung với các bạn.

Tín cho biết, từ khi học ở lớp học tình thương, kiến thức của em được nâng cao hơn và em có thể giải được nhiều bài toán khó...

Khi được hỏi về khó khăn của lớp học, “cô giáo” Trần Thị Mộng Kiều, sinh viên năm 3 Khoa Tin, Đại học Sư phạm Huế cho biết: “Dù lớp học còn nhiều thiếu thốn, sách vở dành cho các em học sinh còn hạn chế, nhưng bằng tình thương và tấm lòng, em và các bạn vẫn cố gắng hết sức để dạy chữ cho các em với mục đích, các em đến với lớp học đều biết đọc và biết viết. Tới đây, sau khi kết thúc kì nghỉ hè, lớp học sẽ tiếp tục được duy trì...”.

Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Cát, suốt nhiều năm qua, lớp học tình thương tại số nhà 45/2 Tô Hiến Thành đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều phụ huynh. Ngoài trẻ em vạn đò, trẻ có gia cảnh khó khăn được gửi gắm ở lớp học thì nhiều cặp vợ chồng làm nghề bốc vác ở chợ Đông Ba cũng yên tâm gửi con đến đây học để nâng cao kiến thức.

“Đến nay, lớp học đặc biệt này có gần 40 em học sinh theo học, với gần 20 sinh viên Đại học Sư phạm Huế thay phiên nhau đứng lớp. Dù lớp học đã tồn tại trên 20 năm, nhưng hiện vẫn được duy trì là điều rất đáng trân trọng”, bà Thảo bày tỏ.

Anh Khoa

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

Ngày 23/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã đề nghị Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP Hồ Chí Minh để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.