Mối họa từ thịt thú rừng

09:53 26/01/2010
Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng đắt, mất vệ sinh lại vừa nguy hại vì bị ngâm, tẩm, bơm bằng nhiều loại "thuốc độc" rất có hại cho sức khỏe con người. Điều đáng kinh hãi là các loại "thuốc độc" ẩn sau những miếng thịt rừng thơm lựng chính là bạn đồng hành của ung thư, căn bệnh đang là nỗi hãi hùng của của nhân loại chỉ xếp sau HIV/AIDS.

Rùng mình với thịt nai nhiễm kháng sinh

Anh Phùng Khắc Minh, tình nguyện viên của một tổ chức phi chính phủ hoạt động chuyên về lĩnh vực động vật hoang dã, cung cấp cho chúng tôi số điện thoại của một lái thú tên Quảng, chuyên gom thú rừng nuôi nhốt bị chết vì dịch bệnh đặng cung ứng thường xuyên cho các quán nhậu ở các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp. Khi đã thân tình, Quảng bật mí: "Là dân trong nghề nên tui biết trên 90% đặc sản rừng trong các quán nhậu ở Sài Gòn như nhím, heo rừng, chồn, tay gấu… và nai là thú nuôi, thú bệnh không đấy".

Sau gần hai giờ theo chân Quảng vòng vèo khắp các hang cùng ngõ hẻm ở quận 12, rồi chúng tôi cũng đến được trang trại hươu nai của ông Bá Sơn, chủ nhân của một con nai "chết cách đây 24 tiếng" đang đợi gã con buôn đến "rước". Ông Sơn đảo mắt sang Quảng, thở dài: "Nó đứt bóng sáng hôm qua nhưng do bận việc quá tôi quẳng vào tủ cấp đông rồi hẹn chú Quảng hôm nay đến tuyển đi đấy".

Qua trò chuyện với ông Sơn, được biết các chủ trang trại nuôi thú rừng ở khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… đều lưu sẵn các số điện thoại của đội quân chuyên săn thú chết như Quảng. Khi trang trại chẳng may có con thú nào đó tử nạn do dịch bệnh, thay vì vứt bỏ thì chủ trang trại vớt vát bằng cách alô cho các tay buôn đến "rước" đi. Hỏi vì sao chủ trang trại không xẻ thịt để dành lai rai thì Quảng quắc giọng: "Trước khi con vật lìa trần lão tiêm vào nó đủ thứ hóa chất, thuốc men, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Trong từng thớ thịt của con nai bây giờ đều tràn làn dư lượng thuốc độc, ăn vào có nước á khẩu".

Ham ăn thịt rừng - nhiều thực khách tự đưa mình đến với bệnh tật.

Công nghệ "mông má" kinh dị

Không chỉ tồn lưu dư lượng độc chất, nai chết theo tâm tình của Quảng thì thịt tím tái, máu bầm đen, lục ngũ tạng mau thối rữa nên bốc mùi kinh khủng. Để hóa giải, Quảng bật mí thường thì sau khi tuyển "cái xác" về nhà sẽ tiến hành “mông má” bằng cách mổ bụng moi vứt nội tạng, tiếp đó dùng muối diêm xát khắp trong ngoài rồi dùng bình hàn gió đá khò lửa thui cho vàng da. Tiếp đó gã bôi phẩm màu, bôi máu bò cho lớp thịt "sáng trở lại" để khi cắt thịt sẽ túa máu như nai vừa bị giết. Chậm rãi xé vỏ bao thuốc lá rồi nhón tay lấy một điếu rít sâu đến hóp cả má, Quảng tặc lưỡi: "Nếu chịu khó mông má bán sẽ được nhiều tiền hơn, còn bán mão vầy lời ít lắm. Như con nai gả cho chủ quán nhậu tao chỉ lời được khoảng một triệu".

Vào đến nhà hàng, con nai chết kia sẽ được các tay bếp thủ thêm một lần mông má bằng đủ thứ hương vị để "át mùi thum thủm, tăng hương vị thơm mùi rừng, đậm mùi rừng". Quảng và nhiều đồng nghiệp của gã khẳng định: "Tay nghề chế biến thú chết trôi, thú chết vì dịch bệnh của nhiều tay bếp thủ điêu luyện đến nỗi khi ra món, dẫu đó là món nướng hay luộc, hấp gì thực khách đều chết mê chết mệt ngay.

Với những con thú rừng nuôi nhốt chết vì dịch bệnh khác như heo rừng, gà rừng, kỳ đà, nhím… một khi lìa cõi hồng trần chúng đều đến với thực khách bằng lộ trình mông má kinh dị kia. Cũng từ các gã con buôn, chúng tôi còn được biết nếu không phải là thú chết vì dịch bệnh thì thực khách nuốt vào những con thú "rừng chính hiệu" nhưng được ướp hóa chất dùng ướp xác người là chất phooc-môn.

Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng đắt, mất vệ sinh lại vừa nguy hại vì bị ngâm, tẩm, bơm bằng nhiều loại "thuốc độc" rất có hại cho sức khỏe con người. Điều đáng kinh hãi là các loại "thuốc độc" ẩn sau những miếng thịt rừng thơm lựng chính là bạn đồng hành của ung thư, căn bệnh đang là nỗi hãi hùng của của nhân loại chỉ xếp sau HIV/AIDS. Khoái lai rai thịt rừng, liệu có bao nhiêu thực khách hiểu được mối nguy hại ẩn mình sau trào lưu ẩm thực vương giả mà họ đã và đang dấn thân trong các tiệc nhậu đặc sản?

Thành Dũng

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Ngày 26/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào cuối buổi chiều nay, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật đò xảy ra trên sông Chanh.

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), sự bột phát của những tháp mây xuất hiện vào giai đoạn giao mùa gây ra giông lốc mạnh hoặc mưa đá thời gian vừa qua. Đầu tháng 5 tới đây, hiện tượng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh được dự báo sẽ tái diễn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文