Một gánh ve chai nuôi 3 con vào ĐH

10:20 26/09/2008

Ngày nào cũng vậy, cứ từ 6h sáng đến 7h tối, với chiếc xe đạp cà tàng, chiếc nón cũ khét lẹt bụi đường và nắng gió thời gian, cùng chiếc khăn bịt kín tới nửa mặt, chị Tích cần mẫn bươn chải khắp các nẻo đường để mua gom ve chai. Số tiền kiếm được, chị dành cả để nuôi 3 con học ĐH.

Vô tình, tôi quen biết một người phụ nữ chuyên đi mua ve chai (phế liệu) nhân một lần bán cho chị một số đồ phế liệu trong nhà. Từ đó, như một duyên cớ để tôi có điều kiện biết hơn về chị, người phụ nữ với gánh ve chai... nuôi 3 con học cao đẳng và đại học, có khuôn mặt đầy đặn và giọng nói nhẹ nhàng, dễ mến. Đó là chị Ngô Thị Tích, 48 tuổi, ở thôn Xuân Thành, xã Châu Minh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Được biết, bắt đầu từ năm 1997 (khi các con chị: 3 trai, 1 gái, đứa lớn 16 tuổi, bé nhất 7 tuổi) đang độ ăn, độ lớn, với mấy sào ruộng khoán không đủ chi tiêu nên chị đành giao công việc đồng áng cho chồng là anh Nguyễn Tá Ngân (nguyên bộ đội tham gia chiến dịch biên giới phía Bắc xuất ngũ) chăm lo, còn chị cùng với chiếc xe đạp cà tàng theo một số chị em trong làng đi mua ve chai, phế liệu để kiếm tiền nuôi con ăn học.

Mới đầu, chị chỉ đi mua phế liệu quanh làng, hoặc sang các xã bạn, sáng đi tối về, nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Cuối cùng, chị đành rời quê lên tận vùng Bố Hạ, Đồng Kỳ, Hương Vỹ (Yên Thế) và huyện Lạng Giang... để kiếm sống.

Ngày nào cũng vậy, cứ từ 6h sáng đến 7h tối, với chiếc xe đạp cà tàng, chiếc nón cũ khét lẹt bụi đường và nắng gió thời gian, cùng chiếc khăn bịt kín tới nửa mặt, chị cần mẫn bươn chải khắp các nẻo đường để mua gom ve chai. Tuy có xe đạp, nhưng chị thường phải dắt bộ là chính (vì hàng phải chằng buộc cồng kềnh), vòng vèo tới tận đầu làng, ngõ xóm để tìm hỏi mua hàng.

Cứ thế, bình quân mỗi ngày chị phải đi bộ tới vài chục cây số. Bữa trưa thường chị ăn tạm bát bánh chan hoặc cái bánh chưng cho đỡ đói, chỉ đến bữa tối, ba bốn chị mới góp gạo cùng nhau nhờ bà chủ vẫn gom hàng của các chị  nấu cơm, với những món ăn đạm bạc chừng 2.000 - 3.000 đồng/người, còn tiền kiếm được chị dành dụm để gửi cho con ăn học. Tối đến ngủ tá túc nhờ bà chủ, 6h sáng hôm sau lại bắt đầu một ngày bươn chải mưu sinh.

Dẫu nhọc nhằn là vậy, nhưng đều đặn tháng nào chị Tích cũng lên Bưu điện Bố Hạ gửi tiền về tận trường đại học cho con, tháng thì tám trăm, tháng thì một triệu đồng. Đã hơn 10 năm qua, bươn chải với cái nghề mua bán ve chai, chị đã góp sức cùng chồng nuôi các con trưởng thành.

Cháu Nguyễn Tá Hải, 27 tuổi, đã tốt nghiệp Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, hiện đang làm việc tại một công ty ở Cẩm Phả (Quảng Ninh). Cháu Nguyễn Tá Hưng, 25 tuổi, cũng đang học tại Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên. Cháu thứ 3 Nguyễn Tá Bắc, 21 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Điện Bắc Ninh năm 2007 và cháu gái út Nguyễn Thị Lệ, 17 tuổi, năm nay bước vào lớp 12 Trường THPT 2 Hiệp Hòa. Các cháu đều nhận thức được sự tần tảo, vất vả của mẹ cha nên cháu nào cũng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.

Khi nghe tôi hỏi: “Năm nay đã 48 tuổi rồi, chị định tiếp tục nghề mua bán ve chai này bao lâu nữa?”, Chị cười hiền và nói: “Bao giờ các cháu học xong và không còn sức khỏe nữa thì em mới nghỉ chị ạ!”

Trần Thị Mây Lai

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文