Một vị tướng tài năng, đức độ, nhà lãnh đạo trung kiên

08:58 01/05/2019
Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 

“Anh Sáu Nam” là cách gọi thân mật, gần gũi của cán bộ Khu 9 (Quân khu 9 hiện nay), từ khi ông còn giữ cương vị Tư lệnh Quân khu 9 (giai đoạn 1969-1973 và 1976-1978). Ông là một nhà chỉ huy quân sự tài năng, đức độ, nhà lãnh đạo kiên trung đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tình hình Khu 9 rất khó khăn. Địch tập trung điên cuồng đánh phá, lực lượng ta chịu nhiều tổn thất, nhiều vùng nông thôn bị mất… Trong bối cảnh đó, anh Sáu Nam được Trung ương Cục miền Nam và Bộ tư lệnh miền điều về làm Tư lệnh quân khu; anh Sáu Dân (tức đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ) làm Bí thư Khu ủy.

Đồng chí Lê Đức Anh - Tư lệnh Quân khu 9 thăm, động viên các chiến sĩ của Tiểu đoàn Tăng - Thiết giáp của Quân khu 9 tháng 5-1976. Ảnh TL.

Nhanh chóng nắm chắc địa bàn, nhận định rõ tình hình địch-ta, anh Sáu Nam đưa ra một quyết định táo bạo, đột phá: Để giành lại thế chủ động chiến trường, nhất định ta phải có cho được nhiều lực lượng tập trung! Anh đề xuất với cấp trên và được chấp thuận, nhờ đó Khu 9 đã củng cố, xây dựng và được tăng cường nhiều đơn vị chủ lực cấp trung đoàn; trong đó nổi bật có các đơn vị: Trung đoàn 1 (U Minh), Trung đoàn 3 (Cửu Long), Trung đoàn 20 (Hương Giang), Trung đoàn 10, Trung đoàn 2 (Lộc Ninh…

Lúc bấy giờ, trong nội bộ Khu ủy và Bộ Tư lệnh Khu 9 cũng có một số ý kiến không tán thành với lập luận Đồng bằng sông Cửu Long không phù hợp cho việc xây dựng lực lượng tập trung cấp trung đoàn. Thực tế diễn ra sau đó cho thấy, quyết định của anh Sáu Nam hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Ta đã từng bước giành được thế chủ động, giữ được đất, mở rộng vùng giải phóng.

Cũng với tầm nhìn chiến lược, anh Sáu Nam đã sớm nhận ra ý đồ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong Hiệp định Paris 1973. Từ đó ta đã chủ động tấn công, làm thất bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch trên chiến trường Tây Nam Bộ, mà đỉnh điểm là chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch ở Chương Thiện (nay thuộc tỉnh Hậu Giang) trong năm 1973.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí có mặt trên nhiều chiến trường khó khăn ác liệt, chỉ huy, trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở phía Tây Nam Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Xari, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, mở ra công cuộc hồi sinh đất nước, xây dựng lại đất nước Campuchia.

Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đồng chí Lê Đức Anh đã cùng tập thể lãnh đạo của Đảng, Nhà nước có nhiều quyết sách quan trọng trong công tác đối nội, đối ngoại, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững và củng cố… 

Ở cương vị Chủ tịch nước, nhưng Đại tướng Lê Đức Anh vẫn không quên thăm hỏi những cán bộ dưới quyền một thời của mình mỗi khi có dịp thuận lợi, trong đó có không ít các đồng chí đã rời quân ngũ, trở về với cuộc sống đời thường. “Mấy đứa này hết mình với Tổ quốc - đó là câu mà Đại tướng Lê Đức Anh thường bảo khi gặp lại anh em cùng đơn vị”.

Đồng chí là một đảng viên mẫu mực, có phẩm chất trong sáng, sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị.

Trên cương vị công tác, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc, giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, làm hết sức mình với tư tưởng tiến công, hoàn thành cao nhất nhiệm vụ và trọng trách được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng chí là người hoạt động thực tiễn sôi nổi, sâu sát, có hiệu quả, nói đi đôi với làm, có tư duy sáng tạo, có tinh thần quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.

Đúng như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã nói: “Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đối với tôi, đồng chí Lê Đức Anh là người đồng chí, người bạn thân thiết, gần gũi trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước”.

Đại tá, PGS, TS Trần Nam Chuân

Ông Lương T.S là người tham gia bộ hành cùng đoàn người bám theo ông Minh Tuệ trong những ngày qua. Khi di chuyển qua địa phận tỉnh Quảng Trị thì ông S. ngất xỉu, được người dân đưa vào Bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó bệnh nhân đã tử vong.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ sự thương xót đối với cháu bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa, đón học sinh của Trường Mầm non Hồng Nhung 2 ở Thái Bình, lên án sự tắc trách của người có trách nhiệm, đồng thời bày tỏ hy vọng khi Luật Trật tự An toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực sẽ ngăn chặn, phòng ngừa các vụ tương tự có thể xảy ra.

Ngày 30/5, chị Trần Thị Diệu Thúy (ngụ ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) cho biết sau nhiều ngày tìm kiếm ở một số nơi, chị cùng N.T.T. (quê Nghệ An, làm công nhân vệ sinh) vẫn chưa có thông tin gì về cháu N.T.H.L. (SN 2013, con chị T.).

Theo nguồn tin của Báo CAND, liên quan vụ trẻ mầm non tử vong vì bị bỏ quên trong ô tô, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phương Quỳnh Anh (SN 1986, trú tại xã Vũ Phúc, TP Thái Bình) - là cô giáo đưa đón học sinh từ nhà đến trường.

UBND TP Đà Nẵng vừa công bố, giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn thành phố có 38 dự án ưu tiên đầu tư trong công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền với tổng mức đầu tư trên 7.260 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó, vốn đầu tư cho công nghiệp là 5.700 tỷ đồng và vốn đầu tư cho dịch vụ là 1.560 tỷ đồng.

Ngày 30/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thắng (SN 1989, trú tại xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tù chung thân về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Th (SN 1990, ở huyện Thường Tín).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文